Hậu quả của tranh chấp phát sinh từ HĐTD

Một phần của tài liệu Tranh chấp về lãi suất trong hợp đồng tín dụng thực trạng và giải pháp (Trang 31 - 33)

1.4 Tranh chấp về lãi suất trong hợp đồng tín dụng

1.4.5 Hậu quả của tranh chấp phát sinh từ HĐTD

Tranh chấp là điều không thể tránh khỏi trong nền kinh tế thị trƣờng. Cơ chế giải quyết tranh chấp diễn ra nhanh chóng, ổn thỏa thì các bên mới an tâm tham gia vào hoạt động sản xuất, kinh doanh. Tranh chấp không phải chỉ đem đến những tác động xấu mà cịn có ý nghĩa tích cực. Đối với các bên tham gia quan hệ tín dụng, tranh chấp là hệ quả của sự bất đồng ý chí hoặc sự vi phạm nghĩa vụ trong quá trình thực hiện hợp đồng. Thơng qua tranh chấp, các bên có thể bày tỏ quan điểm và bảo vệ quyền lợi của mình. Ở khía cạnh xã hội, tranh chấp là động lực thúc đẩy sự trong sạch, rõ ràng trong việc thực thi pháp luật. Chỉ khi tranh chấp xảy ra và các bên chọn lựa phƣơng thức giải quyết phù hợp thì quy định của pháp luật mới đƣợc áp dụng tƣơng đối triệt để nhằm bảo vệ lợi ích của tất cả các bên tranh chấp.

Bên cạnh đó, quan hệ tín dụng đóng vai trị quan trọng trong nền kinh tế nên ảnh hƣởng tiêu cực của tranh chấp trong hoạt động tín dụng là rất lớn.

Trƣớc hết, về phía TCTD cho vay và khách hàng đi vay, việc theo đuổi một vụ tranh chấp không đơn giản và ảnh hƣởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh cũng nhƣ hao tốn thời gian, tiền bạc và công sức của cả đôi bên. Với TCTD, không thu hồi đƣợc nợ là một trong những vấn đề khó khăn, khi nguồn vốn đó là nguồn vốn huy động của bên thứ ba và hàng tháng vẫn phải trả lãi tiền gửi đều đặn. Ngoài việc theo đuổi vụ việc với thời gian kéo dài, chậm thu hồi nợ, uy tín của TCTD với khách hàng cũng có thể bị ảnh hƣởng, gây tác động xấu đến hoạt động cho vay của TCTD và thu nhập cũng giảm sút. Với chủ thể vay vốn đặc biệt

là những tổ chức, cá nhân kinh doanh, phải gác lại công việc để tham gia tố tụng; các thƣơng nhân có thể mất hợp đồng hoặc bị cắt giảm, ngừng những hợp đồng đang thực hiện do bị TCTD khởi kiện yêu cầu thanh toán nợ. Trong thời buổi kinh tế thị trƣờng cạnh tranh gay gắt hiện nay, uy tín gần nhƣ là yếu tố quan trọng hàng đầu trong hoạt động kinh doanh. Chính vì thế khi tranh chấp xảy ra, uy tín của cả hai bên đều bị ảnh hƣởng trực tiếp và thu nhập giảm sút là điều tất yếu.

Tranh chấp HĐTD cũng có ảnh hƣởng tiêu cực tới xã hội và nền kinh tế. Khi có nhiều hoặc những tranh chấp lớn trong hoạt động cho vay xảy ra, các cá nhân, tổ chức dễ lo ngại và hoang mang khi tham gia vào quan hệ tín dụng. Điều này ảnh hƣởng đến nhu cầu về vốn trong nền kinh tế tín dụng và có thể có những tác động dây chuyền to lớn hơn. Mặt khác, tranh chấp xảy ra ảnh hƣởng đến sự phát triển trong sản xuất, kinh doanh, tạo ra của cải vật chất trong xã hội, gián tiếp ảnh hƣởng đến sự phát triển của nền kinh tế. Mơi trƣờng kinh doanh khơng cịn lành mạnh và an toàn, các chủ thể trong xã hội không thể an tâm sản xuất lẫn vay vốn phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng cá nhân. Tín dụng khơng thể hiện đƣợc vai trị tạo điều kiện thúc đẩy nền sản xuất hàng hóa phát triển, là địn bẩy trong việc phát triển nền kinh tế thị trƣờng mà cịn ảnh hƣởng đến mục tiêu kích cầu.

Tóm lại, lãi suất từ trƣớc đến nay đƣợc nhìn nhận dƣới góc độ kinh tế với những vai trò quan trọng đối với từng cá nhân, tổ chức nói riêng và cả nền kinh tế nói chung. Dƣới góc độ pháp lí, lãi suất, đặc biệt là lãi suất cho vay trong HĐTD, lại có ý nghĩa nhƣ một cơ sở để giải quyết mọi tranh chấp HĐTD, ngay cả khi nội dung tranh chấp khơng phải về lãi suất (vì lãi suất là căn cứ để tính khoản nợ lãi mà bên vay phải trả cho TCTD). Trên thực tế còn tồn tại nhiều vụ tranh chấp kéo dài và rắc rối do các bên không thỏa thuận đƣợc nợ lãi và cơ quan tài phán cũng đƣa ra những phán quyết có nhiều ý kiến tranh luận.

Tổng kết chƣơng 1

Chƣơng 1 trình bày những lí luận chung nhất về HĐTD giữa TCTD và khách hàng vay vốn. Ngoài ra, chƣơng này cũng khảo sát lãi suất, cơ chế điều hành lãi suất của NHNN và tranh chấp về lãi suất trong HĐTD. Những lí luận ở chƣơng này sẽ là nền tảng cho việc đánh giá thực trạng tranh chấp về lãi suất trong HĐTD giữa các bên trong quan hệ tín dụng và những bất cập cịn vƣớng mắc trong q trình giải quyết các tranh chấp về lãi suất. Đồng thời đó cũng là cơ sở để đề ra các giải pháp khắc phục tình trạng trên.

CHƢƠNG 2 NHỮNG VẤN ĐỀ THỰC TIỄN VỀ TRANH

Một phần của tài liệu Tranh chấp về lãi suất trong hợp đồng tín dụng thực trạng và giải pháp (Trang 31 - 33)