Hƣớng dẫn cụ thể về cách thức xác định tính hợp pháp của thỏa thuận lã

Một phần của tài liệu Tranh chấp về lãi suất trong hợp đồng tín dụng thực trạng và giải pháp (Trang 51 - 52)

2.2 Giải pháp khắc phục

2.2.2Hƣớng dẫn cụ thể về cách thức xác định tính hợp pháp của thỏa thuận lã

quá hạn, và chỉ có những HĐTD phát sinh tranh chấp mới bị điều chỉnh lãi suất quá hạn, cịn những HĐTD khác thì khách hàng vẫn phải thực hiện nghĩa vụ trả lãi quá hạn với lãi suất bằng 150% lãi suất cho vay trong hạn. Nghĩa là quy định của BLDS chỉ điều chỉnh đƣợc một bộ phận trong số lƣợng lớn các quan hệ tín dụng giữa TCTD và khách hàng vay vốn, từ đó cho thấy quy định này không thực sự phát sinh hiệu quả trong lĩnh vực tín dụng ngân hàng.

2.2.2 Hƣớng dẫn cụ thể về cách thức xác định tính hợp pháp của thỏa thuận lãi suất lãi suất

Từ các thực trạng đã phân tích ở phần 2.1.2, tác giả cho rằng trong q trình giải quyết, tịa án phải chú ý xem xét lãi suất theo từng giai đoạn, không áp dụng hồi tố đối với những thỏa thuận lãi suất trƣớc đó. Trong tất cả các văn bản liên quan đến việc điều chỉnh lãi suất cho vay trong HĐTD đều không đề cập đến việc áp dụng hồi tố. Thời điểm hiện nay NHNN mới áp dụng trở lại cơ chế lãi suất thỏa thuận nên có khơng ít HĐTD trung – dài hạn kí kết trƣớc ngày 19/5/2008 kéo dài cho đến hiện nay vẫn chƣa kết thúc (với HĐTD có thời hạn 60 tháng kí kết ngày 18/5/2008 thì đến 18/5/2013 mới kết thúc). Với những HĐTD trải qua cả ba giai đoạn áp dụng cơ chế lãi suất nhƣ vậy, cơ quan giải quyết tranh chấp cần xem xét thỏa thuận lãi suất theo từng giai đoạn cụ thể. Không thể áp dụng mức trần 150% lãi suất cơ bản để ấn định mức lãi suất trong hạn tối đa mà khách hàng phải trả cho TCTD ở giai đoạn áp dụng lãi suất thỏa thuận trƣớc đó.

Bên cạnh đó, để xác định lãi suất các bên thỏa thuận có vƣợt quá mức trần 150% lãi suất cơ bản hay không, cơ quan chức năng khơng thể dùng phép chia bình quân các mức lãi suất trong suốt thời gian thực hiện hợp đồng. Các mức lãi suất mà hai bên thỏa thuận thể hiện ý chí của họ trong từng giai đoạn thực hiện hợp đồng, giai đoạn NHNN khống chế mức trần thì thỏa thuận lãi suất đó vi phạm pháp luật, nhƣng ở giai đoạn NHNN áp dụng cơ chế lãi suất thỏa thuận thì lại đúng luật. Nếu chia bình qn có thể lãi suất trung bình hồn tồn khơng vƣợt q mức trần, nên dễ nhầm lẫn rằng thỏa thuận lãi suất giữa hai bên không vi phạm pháp luật. Về mặt lí luận, cơ quan giải quyết phải tính lại mức lãi suất trong giai đoạn bị khống chế mức trần, và với việc tính lại lãi suất nhƣ vậy thì khách hàng vay vốn sẽ đƣợc hồn trả một giá trị lãi đã bị tính dôi ra.

Nhƣ vậy, việc áp dụng quy định của giai đoạn này hồi tố cho giai đoạn trƣớc đó hoặc chia bình qn lãi suất trong suốt thời gian thực hiện hợp đồng để xác

định tính hợp pháp của thỏa thuận lãi suất trong HĐTD (theo từng giai đoạn tƣơng ứng với cơ chế điều hành lãi suất của NHNN) là không phù hợp và không đảm bảo đƣợc quyền lợi của các bên tham gia quan hệ tín dụng.

Để giải quyết vấn đề này, tác giả cho rằng TANDTC cần có văn bản hƣớng dẫn cụ thể việc áp dụng quy định của pháp luật khi xem xét những tranh chấp HĐTD nhƣ vậy, cụ thể là đối với những HĐTD kí kết từ trƣớc ngày 19/5/2008 về sau. Trên thực tế, vấn đề nảy sinh không phải do quy định của pháp luật không rõ ràng, mà là cách giải quyết của các cơ quan có thẩm quyền chƣa thống nhất do chƣa có sự hƣớng dẫn cụ thể, dẫn đến quyền lợi của các bên mà đặc biệt là phía ngƣời đi vay bị ảnh hƣởng. Văn bản hƣớng dẫn nên quy định rõ không đƣợc áp dụng hồi tố và khơng chia bình qn để xác định tính hợp pháp của thỏa thuận lãi suất cho vay trong HĐTD.

Một phần của tài liệu Tranh chấp về lãi suất trong hợp đồng tín dụng thực trạng và giải pháp (Trang 51 - 52)