Các ý kiếnphản hồi của sinh viên về dạy-học tại cộng đồng

Một phần của tài liệu ý kiến phản hồi của sinh viên y3 năm học 2010-2011 về dạy-học tại cộng đồng (Trang 32 - 78)

3.2.1. Thông tin phản hồi của sinh viên về mục tiêu học tập thực địa

Bảng 3.2. Ý kiến phản hồi của sinh viên về việc có biết mục tiêu của hoạt động học tập tại thực địa.

Câu trả lời Số lượng Tỷ lệ %

Có 221 100

Không 0 0

Tổng 221 100

Nhận xét :

Trong tổng số 221 sinh viên tham gia phản hồi việc học tập tại thực địa, 100% các sinh viên cho rằng mình nắm được mục tiêu của việc học tập tại thực địa.

Bảng 3.3. Ý kiến phản hồi của sinh viên về những mục tiêu học tập cụ thể tại thực địa. Mục tiêu học tập cụ thể Số lượng Tỷ lệ % Làm quen điều kiện kinh tế và văn hóa xã hội của cộng đồng 212 95,9

Mô tả được thực trạng VSMT nông thôn 170 76,9

Nhận định được tình hình sức khỏe, bệnh tật chủ yếu 191 86,4 Mô tả tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, hoạt động của trạm y tế 168 76,0 Nhận thức được vai trò của GDSK môi trường 186 84,2 Thực hiện khám chữa bệnh thông thường cho người dân

cộng đồng 26 11,8

Thực hành tốt phỏng vấn cá nhân 212 95,9

Thực hiện giao tiếp hộ gia đình 207 93,7

Thực hiện thảo luận nhóm để thu thập thông tin 180 81,4 Thực hiện được một số phương pháp đánh giá nhanh các

vấn đề sức khỏe của cộng đồng 181 81,9

Thực hiện được một số phương pháp giáo dục sức khỏe 201 91,0 Tôn trọng lắng nghe ý kiến của người dân trong cộng đồng 213 96,4 Lập được kế hoạch chăm sóc sức khỏe cho người dân trong

cộng đồng 113 51,1

Nhận xét:

Qua ý kiến phản hồi của 221 sinh viên trong nghiên cứu, đa số các mục tiêu đưa ra đều được sinh viên đồng ý lựa chọn là mục tiêu học tập tại cộng đồng. Trong đó có những mục tiêu mà đại đa số sinh viên đều lựa chọn với tỷ lệ cao: Làm quen với điều kiện kinh tế văn hóa xã hội của cộng đồng

(95,9%), Thực hành tốt phỏng vấn cá nhân (95,9%), Tôn trọng lắng nghe ý kiến của người dân trong cộng đồng (96,4%), Thực hiện giao tiếp hộ gia đình (93,7%).

Mục tiêu: Thực hiện khám chữa bệnh thông thường cho người dân cộng

đồng có tỷ lệ sinh viên lựa chọn thấp nhất là 11,8%, thấp thứ 2 là mục tiêu Lập được kế hoạch chăm sóc sức khỏe cho người dân trong cộng đồng (51,1%).

Tỷ lệ sinh viên cho rằng các mục tiêu học tập khác được nêu ra là mục tiêu học tập dao động từ 76% tới 91%.

3.2.3 Thông tin phản hồi của sinh viên vể những nội dung đã học và thựchiện được tại cộng đồng: hiện được tại cộng đồng:

Bảng 3.4. Tỷ lệ % sinh viên học và thực hiện các nội dung học tập tại cộng đồng

Nội dung Không học/làm Có, nhưng ít

Có, khá và nhiều

n % n % n %

Tìm hiểu được tổ chức và điều

kiện sống của cộng đồng 2 0,9 50 22,6 169 76,5

Thu thập được các thông tin về tình hình sức khỏe, bệnh tật của cộng đồng trên các sổ sách của trạm y tế

54 24,4 81 36,7 86 38,9

Tìm hiểu được về tổ chức, nhiệm vụ và hoạt động của trạm y tế xã

20 9,0 62 28,1 139 62,9

Phỏng vấn hộ gia đình 5 2,3 5 2,3 211 95,4

Thảo luận nhóm với cộng đồng

để thu thập thông tin 43 19,5 43 19,5 135 61,0

Phân tích, giải thích kết quả, viết báo cáo về vấn đề sức khỏe của cộng đồng

3 1,4 9 4,1 209 94,5

Viết bài phát thanh để phát trên

loa xã, thôn 5 2,3 22 10,0 194 87,7

Thực hành giáo dục sức khỏe

trực tiếp qua thảo luận nhóm 58 26,2 28 12,7 135 61,1

Tham gia vệ sinh môi trường,

hoạt động đền ơn đáp nghĩa 24 10,9 26 11,8 171 77,3

Các hoạt động ngoại khóa khác:

giao lưu văn nghệ, thể thao 1 0,5 22 10,0 198 89,5

Nhận xét:

Kết quả bảng 3.4. cho thấy tỉ lệ sinh viên thực hiện cao nhất ở các nội dung: Phỏng vấn hộ gia đình (95.4%), Phân tích, giải thích kết quả, viết báo

cáo về vấn đề sức khỏe của cộng đồng ( 94,5%), Các hoạt động ngoại khóa khác: giao lưu văn nghệ, thể thao (89,5%), Viết bài phát thanh để phát trên loa xã, thôn ( 87,7%). Các nội dung: Tham gia vệ sinh môi trường, hoạt động đền ơn đáp nghĩa (77,3%), Tìm hiểu được tổ chức và điều kiện sống của cộng đồng (76,5%), Tìm hiểu được tổ chức và nhiệm vụ và hoạt động của trạm y tế xã ( 62,9%), Thực hành giáo dục sức khỏe trực tiếp qua thảo luận nhóm

(61,1%), Thảo luận nhóm với cộng đồng để thu thập thông tin (61%) là các nội dung sinh viên thực hiện ở mức thấp hơn. Thấp nhất là nội dung Thu thập được các thông tin về tình hình sức khỏe, bệnh tật của cộng đồng trên các sổ sách của trạm y tế (38,9%).

3.2.4 Ý kiến phản hồi của sinh viên về hoạt động giảng dạy của giảngviên nhà trường: viên nhà trường:

Bảng 3.5. Ý kiến phản hồi của sinh viên về nội dung giáo viên nhà trường đã thực hiện trong đợt dạy-học thực tế cộng đồng:

Các nội dung giáo viên thực hiện Số lượng Tỷ lệ % Hướng dẫn sinh viên lập kế hoạch học tập thực địa cụ thể 219 99,1 Liên hệ cộng đồng để giúp sinh viên học tập tại cộng đồng 221 100 Phối hợp sắp xếp chỗ ở tại thực địa cho sinh viên 221 100

Hướng dẫn sinh viên các kỹ năng phỏng vấn 221 100

Hướng dẫn sinh viên vẽ bản đồ địa bàn điều tra hộ gia đình 214 96,8

Hướng dẫn sinh viên chuẩn bị GDSK 219 99,1

Thường xuyến giám sát, hỗ trợ sinh viên trong việc thu thập

số liệu 209 94,6

Hướng dẫn sinh viên trong hoạt động giáo dục sức khỏe 216 97,7 Giám sát và hỗ trợ giáo dục sức khỏe ( góp ý bài phát thanh,

kế hoạch GDSK trực tiếp, dự buổi GDSK của nhóm) 217 98,2 Hướng dẫn sinh viên viết báo cáo phản hồi với cộng đồng 218 98,6 Hướng dẫn sinh viên phân tích số liệu thu thập được 220 99,5 Hướng dẫn sinh viên xác định vấn đề sức khỏe cộng đồng 215 97,3 Hướng dẫn sinh viên viết báo cáo học tập thực địa 220 99,5 Tổ chức các hoạt động giao lưu giữa sinh viên với cộng đồng 194 87,8

Theo dõi, quản lý sinh viên 218 98,6

Tổ chức thi đánh giá sinh viên tại thực địa đảm bảo công bằng 215 97,3

Nhận xét:

Từ kết quả bảng 3.5 cho thấy bảng số liệu nhận thấy đại đa số sinh viên tham gia phản hồi ý kiến đều cho rằng giảng viên nhà trường đã thực hiện nhiệm vụ của mình đối với việc giảng dạy sinh viên tại thực địa. Tỷ lệ đều ở mức cao trên 95% cho tới 100%. Tỷ lệ thấp nhất là 87,8% giành cho nội dung: Tổ chức các hoạt động giao lưu giữa sinh viên với cộng đồng.

Biểu đồ 3.1. Ý kiến phản hồi của sinh viên nhận định giảng viên nhà trường đã thực hiện tốt nhiệm vụ của

mình trong đợt dạy-học tại cộng đồng

Nhận xét:

Từ biểu đồ 3.1. cho thấy đại đa số sinh viên đều nhận xét rằng giảng viên nhà trường đã hoàn thành tốt các hoạt động giảng dạy cho sinh viên tại cộng đồng.

Tỷ lệ cao các nội dung sinh viên nhận xét rằng giảng viên nhà trường đã hoàn thành tốt: Liên hệ cộng đồng để giúp sinh viên học tập tại cộng đồng

(99,1%), Phối hợp sắp xếp chỗ ở tại thực địa cho sinh viên (99,1%), Hướng dẫn sinh viên lập kế hoạch học tập thực địa cụ thể (98,6%), Hướng dẫn sinh viên viết báo cáo học tập thực địa (95%).

Tỷ lệ các nội dung sinh viên đánh giá ở mức thấp hơn đó là: Thường xuyến giám sát, hỗ trợ sinh viên trong việc thu thập số liệu (78,7%), Tổ chức các hoạt động giao lưu giữa sinh viên với cộng đồng (70,1%).

3.2.5 Ý kiến phản hồi của sinh viên về nội dung giảng viên kiêm nhiệmđịa phương đã thực hiện trong đợt dạy-học cho sinh viên tại cộng đồng. địa phương đã thực hiện trong đợt dạy-học cho sinh viên tại cộng đồng.

Bảng 3.6. Ý kiến phản hồi của sinh viên về nội dung giảng viên kiêm nhiệm địa phương đã thực hiện trong đợt dạy-học cho sinh viên tại cộng

đồng:

Nội dung N %

Tổ chức nơi ăn ở cho sinh viên tại thực địa 221 100 Liên hệ với cộng đồng để giúp sinh viên trong thời gian học

tại cộng đồng 219 99,1

Hướng dẫn sinh viên về tổ chức, chức năng, nhiệm vụ và

hoạt động của trạm y tế 208 94,1

Hướng dẫn sinh viên lập kế hoạch thu thập thông tin 214 96,8 Hướng dẫn sinh viên các kỹ năng giao tiếp với hộ gia đình 214 96,8 Hướng dẫn sinh viên vẽ bàn đồ địa bàn điều tra 218 98,6 Hỗ trợ sinh viên trong phỏng vấn hộ gia đình 217 98,2 Đến hộ gia đình, đọc phiếu giám sát sinh viên trong thực hiện

phỏng vấn 164 74,2

Hướng dẫn sinh viên lập kế hoạch giáo dục sức khỏe: Phân

công các nhóm, quy trình thực hiện,v.v 200 90,5

Giám sát và hỗ trợ hoạt động giáo dục sức khỏe ( góp ý bài

phát thanh, bài nói chuyện, quy trình thực hiện,v.v) 214 96,8

Điểm danh sinh viên thường xuyên 212 95,9

Họp giao ban thường xuyên để sinh viên báo cáo tiến độ và

kế hoạch 204 92,3

Tổ chức, hỗ trợ các hoạt động, giao lưu giữa sinh viên với

cộng đồng 219 99,1

Tham gia báo cáo phản hồi với địa phương 219 99,1

Theo dõi, quản lý sinh viên 219 99,1

Đánh giá sinh viên đảm bảo công bằng 218 98,6

Nhận xét:

Qua bảng kết quả trên ta có thể thấy hầu hết sinh viên đều phản hồi rằng các giảng viên kiêm nhiệm địa phương đều đã thực hiện các hoạt động thể hiện vai trò của mình trong việc dạy, hướng dẫn, quản lý sinh viên tại thực địa. Hầu hết tất cả các nội dung đều có tỉ lệ cao từ 92,3% cho tới 100%. Tỉ lệ thấp nhất là nội dung: Đến hộ gia đình, đọc phiếu giám sát sinh viên trong

Biểu đồ 3.2. Ý kiến phản hồi của sinh viên nhận địnhnội dung giảng viên kiêm nhiệm địa phương đã thực hiện tốt trong đợt dạy-học tại cộng đồng

Nhận xét:

Qua ý kiến phản hồi của sinh viên học tập tại thực địa về vai trò hoạt động của giảng viên kiêm nhiệm địa phương, chúng ta thấy, tỷ lệ cao nhất được sinh viên lựa chọn là 99,5% cho mục tiêu: Tổ chức nơi ăn ở cho sinh

viên tại thực địa. Các mục tiêu khác cũng được sinh viên lựa chọn với tỷ lệ

cao như: Liên hệ với cộng đồng để giúp sinh viên trong thời gian học tại cộng

đồng (97,7%), Đánh giá sinh viên đảm bảo công bằng(97,3%), Tham gia báo cáo phản hồi với địa phương( 95,5%), Theo dõi, quản lý sinh viên (94,6%.).Tỷ lệ thấp nhất là: Đến hộ gia đình, đọc phiếu giám sát sinh viên trong thực hiện phỏng vấn với 65,6%. Các mục tiêu có tỷ lệ lựa chọn thấp trong các mục tiêu được sinh viên lựa chọn như: Hướng dẫn sinh viên lập kế

hoạch giáo dục sức khỏe: Phân công các nhóm, quy trình thực hiện,v.v (73,8%), Họp giao ban thường xuyên để sinh viên báo cáo tiến độ và kế hoạch(75,1%), Hướng dẫn sinh viên các kỹ năng giao tiếp với hộ gia đình(78,3%).

Các mục tiêu còn lại được sinh viên lựa chọn với tỷ lệ cao dao động từ 82,4% đến 91%.

3.2.6 Thông tin phản hồi của sinh viên về mức độ thực hiện vai trò củagiảng viên kiêm nhiệm địa phương giảng viên kiêm nhiệm địa phương

Biểu đồ 3.3. Ý kiển phản hồi của sinh viên về vai trò của giảng viên kiêm nhiệm

Nhận xét :

Từ biểu đồ có thể thấy, 52,9% sinh viên đánh giá vai trò của giảng viên kiêm nhiệm là tốt, 41,6% đánh giá là rất tốt, chỉ 5% đánh giá là bình thường, cá biệt chỉ 0,5% đánh giá chưa tốt và không sinh viên nào đánh giá là kém.

3.2.7 Thông tin phản hồi của sinh viên về một số nhận định trong quátrình học tập tại cộng đồng. trình học tập tại cộng đồng.

Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ (%) sinh viên phản hồi đồng ý với những nhận định về đợt dạy-học tại cộng đồng:

Nhận xét:

Đa số sinh viên cho rằng: Tổ chức học tập tại cộng đồng là cần thiết

trong đào tạo bác sĩ y khoa (93,7%), Các phương pháp học tập tại cộng đồng phù hợp với sinh viên Y3 (93,7%), Thầy/cô hỗ trợ sinh viên tốt trong quá trình học tập tại cộng đồng (93,7%).Các nội dung có tỉ lệ nhận xét thấp: Cách tổ chức học tập tại cộng đồng ( ăn, ở) tốt (78,7%), Lãnh đạo địa phương hỗ trợ sinh viên tốt trong quá trình học tập tai cộng đồng (74,7%). Thấp nhất là nội dung: Tài liệu và phương tiện dạy/ học tại thực địa tốt với 73,8% sinh viên đồng ý.

3.2.8 Nhận xét đánh giá của sinh viên về tổ chức, chương trình, vai tròcủa giảng viên nhà trường và giảng viên địa phương. của giảng viên nhà trường và giảng viên địa phương.

3.2.8.1. Một số y kiếnphản hồi khác của sinh viên về tổ chức và chương trình học tập tại thực địa:

•Đảm bảo an ninh, chỗ ăn, ở, nước điện và nhà vệ sinh cho sinh viên (nhiều ý kiến)

•Cần kéo dài thời gian đi thực tế cộng đồng. (Đa số sinh viên có ý kiến)

•Nên thay đổi địa điểm đi thực địa hàng năm, đi xa hơn, đi nhiều đợt trong quá trình học.

•Bộ câu hỏi còn trùng lặp, chưa hợp lý, quá dài, quá nhiều lựa chọn. Cần có nhiều bộ câu hỏi để lựa chọn chủ đề, chủ đề phải phù hợp với địa phương.

•Cần có kế hoạch học tập cụ thể, hướng dẫn chi tiết, thông báo với sinh viên trước khi đi.

•Cần chuẩn bị trước nội dung, nội dung phải phong phú, nhiều chủ đề, sát với chương trình học, và nên thống nhất nội dung học tập từ đầu.

•Cần chuẩn bị và cung cấp thêm tài liệu và phương tiện dạy và học cho giảng viên và sinh viên, tài liệu cần phát sớm, ngắn gọn.

•Hướng dẫn chi tiết hơn về nghiên cứu khoa học, báo cáo khoa học và bổ sung kiến thức cho sinh viên.

•Hỗ trợ thêm kinh phí cho sinh viên thực hiện truyền thông giáo dục sức khỏe và giao lưu với địa phương.

•Thời gian chuẩn bị của sinh viên trước khi đi thực địa phải nhiều hơn

•Cần chú ý, quan tâm sát sao hơn đến nơi ở và điều kiện sinh hoạt của sinh viên, đặc biệt là sinh viên nữ

•Cần có nhiều hoạt động giao lưu văn hóa văn nghệ với địa phương hơn.

•Cần thông báo cho nhân dân địa phương về việc sinh viên đến thực tập tại cộng đồng.

•Giảng viên nên giám sát chặt chẽ, hướng dẫn sinh viên sát sao hơn

•Mục tiêu học tập nên phù hợp, rõ ràng, thiết thực hơn, và thông báo trước khi sinh viên đi cộng đồng

•Bố trí sắp xếp chỗ ở cho sinh viên ký túc xá trước và sau khi đi thực địa về

- Những ý kiến đóng góp cho giáo viên nhà trường:

•Cần hướng dẫn chi tiết hơn , tỉ mỉ cho sinh viên về truyền thông giáo dục sức khỏe, mục tiêu học tập, cách hoàn thành mục tiêu học tập, viết và trình bày báo cáo... (đa số sinh viên có ý kiến).

•Liên hệ chặt chẽ với địa phương

•Nên ở lại với sinh viên nhiều hơn, sinh hoạt với sinh viên nhiều hơn. (đa số sinh viên có ý kiến).

•Giáo viên nên có chuyên môn y tế công cộng, quản lý, có kinh nghệm đi cộng đồng, làm truyền thông giáo dục sức khỏe.

•Giáo viên nên có trách nhiệm, nhiệt tình giúp đỡ sinh viên, quan tâm đến sinh hoạt của sinh viên, tham gia giao lưu đoàn thể với sinh viên, hòa đồng với sinh viên hơn.

- Những ý kiến đóng góp cho giáo viên kiêm nhiệm địa phương:

• Cần giúp đỡ sinh viên nhiều hơn, đặc biệt là trong việc liên hệ chỗ ăn ở và thu thập thông tin tại hộ gia đình, cung cấp nhiều thông tin về tình hình y tế xã cho sinh viên

• Phải nắm rõ mục tiêu học tập của sinh viên và có kế hoạch làm việc cụ thể

• Phải làm cầu nối giữa sinh viên với người dân, với chính quyền địa phương

• Hòa đồng với sinh viên hơn và hướng dẫn nhiệt tình hơn.

• Giám sát và theo dõi sinh viên sát sao hơn.

Một phần của tài liệu ý kiến phản hồi của sinh viên y3 năm học 2010-2011 về dạy-học tại cộng đồng (Trang 32 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w