Kiếnphản hồi của sinh viên về mục tiêu học tập của sinh viên tạ

Một phần của tài liệu ý kiến phản hồi của sinh viên y3 năm học 2010-2011 về dạy-học tại cộng đồng (Trang 51 - 56)

thực địa.

Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi (bảng 3.2),100% sinh viên trả lời đã nắm được nội dung học tập của chương trình học tập thực địa. Kết quả này phần nào đã thể hiện được công tác tổ chức, chuẩn bị cho đợt thực địa đã được các bộ môn YTCC chuẩn bị tốt. Việc phổ biến nội dung, nôi quy học tập đã được tiến hành chu đáo và cẩn thận, đã đưa các nội dung học tập cộng đồng tới từng sinh viên. Công tác này cần tiếp tục được tiến hành chu đáo bởi có nắm được nội dung, mục tiêu học tập thì SV cũng như các giảng viên nhà trường hay địa phương mới có sự chuẩn bị và kế hoạch học tập giảng dạy thích hợp.

Tuy vậy khi đi vào các mục tiêu cụ thể, SV đã có những sự lựa chọn khác nhau. Theo như kết quả nghiên cứu về mục tiêu học tập cụ thể (bảng 3.3), có 5 mục tiêu được sinh viên lựa chọn với tỉ lệ cao trên 90%: Tôn trọng, lắng nghe ý kiến của người dân trong cộng đồng (96,4%), Làm quen với điều kiện kinh tế và văn hóa xã hội của cộng đồng (95,9%), Thực hành tốt phỏng vấn cá nhân (95,9%), Thực hiện giao tiếp hộ gia đình (93,7%), Thực hiện được một số kỹ năng giáo dục sức khỏe (91%). Qua kết quả nghiên cứu trên,

chúng ta có thể thấy rằng sinh viên đã nắm tốt các mục tiêu liên quan đến việc thu thập thông tin, làm quen với các điều kiện cuộc sống tại địa phương, SV đã quan tâm đến việc sẽ đến sống, học tập, thực hành nghiên cứu khoa học tại cộng đồng và thực sự quan tâm tới việc tiến hành giao tiếp hộ gia đình, phỏng

vấn người dân, lắng nghe ý kiến người dân. Kết quả cũng cho thấy việc phổ biến mục tiêu học tập cụ thể đã cho kết quả tương đối tốt, tỉ lệ cao SV đã nắm được các mục tiêu cơ bản cốt lõi của một đợt học tập thực địa.

Theo nghiên cứu của chúng tôi, có 5 mục tiêu được SV lựa chọn với tỉ lệ khá, dao động từ 76% tới dưới 90%, bao gồm: Nhận định được tình hình

sức khỏe, bệnh tật chủ yếu của cộng đồng ( 86,4%), Nhận thức được vai trò của giáo dục sức khỏe môi trường (84,2%),Thực hiện được một số phương pháp đánh giá nhanh các vấn đề sức khỏe của cộng đồng(81,9%), Mô tả được thực trạng VSMT ở nông thôn hiện nay (76,9%), Mô tả tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, hoạt động của trạm y tế (76%). Các mục tiêu này đi sâu hơn

vào các kĩ năng quan sát, nhận xét, đánh giá và kĩ năng thực hành các kiến thức về thực tế cộng đồng đã được dạy trên lý thuyết. Tỷ lệ lựa chọn của SV ở mức khá, cho thấy công tác giảng dạy của các bộ môn y học cộng đồng đã có kết quả tốt, khi mà đa số SV đã nhận thức được rằng việc tiến hành thực hiện các nghiên cứu đánh giá các vấn đề liên quan đến sức khỏe người dân, y tế cơ sở là mục tiêu học tập và cần thiết phải đạt được. Điều này cũng cho thấy tính chủ động hơn của SV, từ việc đi thực tế phỏng vấn, SV cần phải hoạt động theo nhóm và tự rút ra những vấn đề cơ bản của việc thực hành cộng đồng, đó là không chỉ quan sát mà còn phải bắt tay vào thực hành, nghiên cứu, đánh giá với sự hướng dẫn của giảng viên để có thể đạt được hiệu quả cao nhất. Tuy nhiên vẫn có một số sinh viên chiếm tỉ lệ không nhỏ chưa cho rằng các vấn đề nêu ra trên là mục tiêu học tập. Điều này có thể hiểu rằng, các nhóm sinh viên đó, chưa thực sự lắng nghe sự phổ biến nội dung học tập của giảng viên, các SV đó cũng chưa thực sự quan tâm đến việc đi thực tế cộng đồng mà chỉ đơn giản coi đây như đợt đi ‘dã ngoại”, họ mới chỉ dừng việc quan tâm ở việc đi về địa phương, đi “hỏi han” các hộ gia đình, mà chưa đi sâu hơn vào việc tìm hiểu các hoạt động thực tế của địa phương, của người dân địa phương, cũng như các vấn đề sức khỏe của địa phương.

Theo nghiên cứu của chúng tôi, có 2 mục tiêu được sinh viên lựa chọn với tỷ lệ thấp nhất đó là: Lập được kế hoạch chăm sóc sức khỏe cho người

dân trong cộng đồng ( 51,1%) và Thực hiện khám chữa bệnh thông thường cho người dân cộng đồng (11,8%). Đối với mục tiêu lập được kế hoạch CSSK

cho người dân trong cộng đồng, chỉ có khoảng hơn ½ số SV cho rằng đây là mục tiêu học tập. Điều này cũng cho thấy rất nhiều hạn chế của SV cũng như của việc học tập thực địa. Đó là kiến thức, kỹ năng của SV còn yếu, cũng như các chương trình giảng dạy YTCC về cách lập kế hoạch giải quyết vấn đề vẫn còn chưa được SV quan tâm và hưởng ứng mạnh mẽ. Sinh viên vẫn còn học chiếu lệ, chưa đi sâu vào vấn đề, không quan tâm đến cách thức đặt vấn đề, lập kế hoạch và giải quyết vấn đề mà GV hướng dẫn do đó khi phải lựa chọn mục tiêu này, thì chỉ ½ số sinh viên lựa chọn.Việc không lập được kế hoạch CSSK cho người dân cũng là một thiếu sót của đợt học tập thực địa, bởi vì sinh viên đã tiến hành khảo sát, thu thập số liệu, quan tâm đến việc xử lý các vấn đề đó, tuy nhiên lại không đưa ra được kế hoạch xử lý nó, không thực hiện được khâu quan trọng của việc truyền thông giáo dục sức khỏe cho người dân. Điều này cũng đặt ra nhiều thách thức cho công tác hướng dẫn giảng dạy SV trước khi đi cộng đồng cho những năm học sau, làm sao cho SV có thêm kĩ năng, kiến thức, phương tiện để hoàn thiện và tiến hành được công tác truyền thông giáo dục sức khỏe cho người dân địa phương.

Đối với mục tiêu còn lại: Thực hiện khám chữa bệnh thông thường cho

người dân cộng đồng tỉ lệ 11,8%, theo chúng tôi còn là cao, bởi vì đây không

phải là mục tiêu học tập của sinh viên y3 khi đi thực tế cộng đồng, việc này đã được quy định, hướng dẫn cụ thể trước khóa học. Sở dĩ như vậy là do, kiến thức, hiểu biết về bệnh học của sinh viên y3 là rất hạn chế, thậm chí có nhiều vấn đề còn chưa được hiểu đúng… do đó mục tiêu này là chưa phù hợp với năng lực của sinh viên y3.

4.1.2. Thông tin phản hồi của sinh viên vể những nội dung đã học và thựchiện được tại cộng đồng. hiện được tại cộng đồng.

Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi (bảng 3.3), đối với 10 nội dung đưa ra khảo sát phỏng vấn, đa số SV đều phản hồi rằng đã thực hiện được ở mức độ khá nhiều. Tỉ lệ sinh viên lựa chọn cao nhất ở các nội dung: Phỏng

vấn hộ gia đình (95,4%), Phân tích, giải thích kết quả, viết báo cáo về vấn đề sức khỏe của cộng đồng (94,5%). Phỏng vấn hộ gia đình là nội dung quan

trọng của hoạt động thực địa mà các SV bắt buộc phải thực hiện để có số liệu viết báo cáo nên đại đa số SV tham gia, đây cũng là một hoạt động mới so với việc học tập trên giảng đường trước đây của sinh viên nên đa số các bạn rất nhiệt tình.

Đối với nội dung Các hoạt động ngoại khóa khác: giao lưu văn nghệ,

thể thao(89,5%), Viết bài phát thanh để phát trên loa xã, thôn (87,7%), Tham gia vệ sinh môi trường, hoạt động đền ơn đáp nghĩa (77,3%), Tìm hiểu được tổ chức và điều kiện sống của cộng đồng (76,5%), Thực hành giáo dục sức khỏe trực tiếp qua thảo luận nhóm(61,1%), Những hoạt động này không chỉ

nằm trong mục tiêu học tập của sinh viên, mà còn thể hiện trách nhiệm của sinh viên với cộng đồng, thể hiện lòng nhiệt tình, nhiệt huyết và tấm lòng của sinh viên với thanh niên, người dân địa phương. Thông qua các hoạt động trên đã làm tăng thêm sự gắn bó của sinh viên với người dân nơi thực địa, tạo nên những hình ảnh tốt đẹp về sinh viên trường Y. Qua đó tạo niềm tin cho người dân địa phương nơi có SV về học tập thực địa.

Từ kết quả nghiên cứu chúng ta thấy SV đã thực hiện được tương đối tốt các mục tiêu học tập. Kết quả này không chỉ được phản ánh thông qua phản hồi của SV mà thông qua một số nghiên cứu đánh giá về sự phản hồi của địa phương, người dân nơi sinh viên đến học tập cộng đồng cũng đã cho những kết quả tích cực.Theo kết quả nghiên cứu về thái độ của người dân đối với việc dạy học thực địa của sinh viên Y khoa tại 2 huyện Đồng Hỷ-Thái

Nguyên và Kim Bảng-Hà Nam[10], hơn 90% người dân nhận xét rằng SV thực hiện truyền thông về VSMT, 84% thực hiện truyền thông phòng bệnh. Cũng theo nghiên cứu này hơn 97% người dân lắng nghe quan tâm tới những thông tin về chăm sóc sức khỏe và VSMT mà sinh viên cung cấp.Theo một nghiên cứu khác các cán bộ y tế huyện xã là những người trực tiếp hướng dẫn giúp đỡ SV tại cộng đồng, qua phỏng vấn 20 cán bộ thì 95% người trả lời rằng SV tham gia tư vấn sức khỏe cá nhân, hộ gia đình và nói chuyện sức khỏe; 85% cho rằng sinh viên tham gia văn hóa văn nghệ thể thao tại quần chúng, 70% phản hồi SV tham gia vệ sinh ngõ xóm[9].

Từ những kết quả trên cho chúng ta thấy sinh viên đã thực hiện nghiêm túc và tốt các nội dung mục tiêu học tập của mình, điều này cũng đã được người dân và cán bộ y tế huyện xã ghi nhận.Các giảng viên nhà trường, giảng viên địa phương và các cán bộ lớp cần động viên, khuyến khích và tạo các điều kiện để tất cả SV đều có thể tham gia và nhiệt tình tham gia, qua đó tăng thêm chất lượng cho các hoạt động thực địa.

Tỷ lệ thấp nhất sinh viên phản hồi đó là nội dung: Thu thập được các

thông tin về tình hình sức khỏe, bệnh tật của cộng đồng trên các sổ sách của trạm y tế( 38,9%). Việc thu thấp các thông tin về sức khỏe cộng đồng thông

qua sổ sách tài liệu của trạm y tế cũng là một công việc thiết thực, vì thông qua những ghi chép, những thống kê, sinh viên cũng như giảng viên nhà trường có thể tìm hiểu và nắm được các hoạt động của y tế địa phương và có cái nhìn toàn diện hơn về các công tác CSSK ban đầu của y tế địa phương. Tuy nhiên tỷ lệ sinh viên nắm được nội dung này là thấp nhất so với các nội dung khác, có thể giải thích rằng, sinh viên chưa được tiếp cận đầy đủ với các sổ sách, tài liệu của trạm y tế, các sinh viên cũng chưa thực sự quan tâm tới nội dung này.Các sinh viên chỉ thu thập một vài số liệu được cho là có liên quan tới vấn đề mà mình cần báo cáo còn đa số các nội dung khác sinh viên không quan tâm và bỏ qua. Việc thu thập số liệu thường chỉ do một nhóm

sinh viên thực hiện, đại bộ phận sinh viên không hào hứng và không tham gia thực hiện.

Một phần của tài liệu ý kiến phản hồi của sinh viên y3 năm học 2010-2011 về dạy-học tại cộng đồng (Trang 51 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w