2010- 2011 về tổ chức dạy-học tại cộng đồng.
Khi so sánh ý kiến phản hồi của SV y3 năm học 2010-2011 với ý kiến phản hồi của SV y3 năm học 2009-2010 ( nghiên cứu của dự án Hà Lan với 661 SV) chúng tôi thấy một số điểm như sau:
Về mục tiêu học tập:
Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi(bảng 3.7), đại đa số SV y3 của cả 2 năm học đều đã nhận thức và nắm được mục tiêu học tập. Các mục tiêu mà đa số SV y3 nắm được và không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở 2 năm học như: Làm quen với điều kiện kinh tế và văn hóa xã hội của cộng
đồng (94,25% so với 95,9%), Tôn trọng, lắng nghe ý kiến của người dân trong cộng đồng (94,25% so với 96,4%), Thực hành tốt phỏng vấn cá nhân (92,13 so với 95,9%), Thực hiện giao tiếp hộ gia đình (93,95% so với 93,7%).
4 mục tiêu trên là 4 mục tiêu cơ bản mà sinh viên khi tham gia học tập tại thực địa phải nắm được, đó cũng là những mục tiêu mà sinh viên thực sự quan tâm nên sự lựa chọn của sinh viên đều đạt tỷ lệ rất cao ở cả 2 năm.
Trong số các mục tiêu còn lại, có 3 mục tiêu có sự gia tăng về tỉ lệ % sinh viên phản hồi của năm 2010-2011 so với năm 2009-2010 và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (với p< 0,05): Nhận định được tình hình sức khỏe,
giáo dục sức khỏe môi trường (77,61%=> 84,2%), Lập được kế hoạch chăm sóc sức khỏe cho người dân trong cộng đồng (42,97%=>51,1%).Các kết quả
này cũng cho thấy nhận thức của SV về các mục tiêu học tập thực địa đã được nâng lên, các sinh viên đã quan tâm hơn, tìm hiểu sâu sát hơn các vấn đề liên quan đến tình hình bệnh tật, các vấn đề sức khỏe của người dân, các vấn đề liên quan đến GDSK, VSMT thông qua đó cho thấy sự tích cực của sinh viên trong việc học tập, làm quen với các vấn đề CSSK cộng đồng.
Các mục tiêu còn lại đều có sự gia tăng về tỷ lệ % sinh viên phản hồi của năm 2010-2011 so với năm trước đó, tuy nhiên những sự khác biệt đó là không có ý nghĩa thống kê. Mục tiêu duy nhất có sự giảm đi về tỷ lệ % và khác biệt đó có ý nghĩa thống kê (p<0,05): Thực hiện được một số kỹ năng giáo dục sức khỏe (96,82%=> 91,1%), bên cạnh đa số sinh viên đã quan tâm
đến các kỹ năng GDSK, quan tâm đến việc thực hành tại cộng đồng thì vẫn còn một số ít sinh viên có thể do chưa nắm được các kĩ năng, chưa đủ tự tin, hoặc chưa nhiệt tình và thực sự quan tâm đến vấn đề này. Trong những năm tới cần tiếp tục việc phổ biến rõ ràng các mục tiêu, cung cấp trước, tập huấn trước các kỹ năng GDSK để SV nắm được, để các SV có thể tự tin thực hành tại cộng đồng.
Vể những nội dung mà sinh viên đã học và thực hiện được tại cộng đồng:
Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi (bảng 3.8): Đa số các nội dung mà sinh viên đã học và thực hiện được tại cộng đồng đều có sự gia tăng về tỷ lệ % của năm 2010-2011 so với năm 2009-2010.
Các nội dung mà sinh viên thực hiện được nhiều ở cả 2 năm như:
Phỏng vấn hộ gia đình ( 95,5% và 95,4%), Phân tích, giải thích kết quả, viết báo cáo về vấn đề sức khỏe của cộng đồng (85,4%=> 94,5%), Các hoạt động ngoại khóa khác: giao lưu văn nghệ, thể thao (82,8%=> 89,5%), Viết bài phát thanh để phát trên loa xã, thôn (73,7%=> 87,7%), Tham gia vệ sinh môi
trường, hoạt động đền ơn đáp nghĩa (71,1%=>77,3%), Tìm hiểu được tổ chức và điều kiện sống của cộng đồng (68,8%=> 76,5%). Trong đó chỉ có 3
nội dung: Phân tích, giải thích kết quả, viết báo cáo về vấn đề sức khỏe của
cộng đồng, Các hoạt động ngoại khóa khác: giao lưu văn nghệ, thể thao, Tìm hiểu được tổ chức và điều kiện sống của cộng đồng là sự khác biệt này có ý
nghĩa thống kê (p<0,05). Nhìn vào kết quả nghiên cứu chúng ta có thể thấy tỷ lệ SV thực hiện các nội dung học tập tại cộng đồng đã tăng lên rất nhiều so với năm học trước đó. Đây là tín hiệu rất đáng mừng đối với chương trình dạy-học thực địa. Nó cho thấy sự tham gia tích cực, nhiệt tình và có chất lượng của sinh viên trong việc học tập tại thực địa. Sinh viên đã thực hiện tốt các mục tiêu mà chương trình đặt ra. Với việc tích cực tham gia các chương trình GDSK, VSMT, tham gia các hoạt động cộng đồng: giao lưu, văn nghệ, giúp đỡ người dân địa phương. SV thực sự đã để lại những dấu ấn tích cực trong lòng người dân cũng như chính quyền địa phương. Các hoạt động và nỗ lực của sinh viên thông qua chính những nội dung mà sinh viên đã thực hiện được là cầu nối giúp cho người dân, chính quyền địa phương tin tưởng vào chương trình dạy-học thực địa, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sau này.
Về những hoạt động mà giảng viên nhà trường đã thực hiện tốt:
Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi (biểu đồ 3.5): Sinh viên đã có những phản hồi rất tích cực về vai trò của giảng viên nhà trường, đa số các nội dung đưa ra đều được đa số sinh viên lựa chọn. Tất cả các nội dung phản hồi của sinh viên năm 2010-2011 đều có tỷ lệ % cao hơn so với năm học trước đó. Sự gia tăng tỉ lệ % ít ở những nội dung vốn đã là cao nhất của cả 2 năm như: : Hướng dẫn sinh viên lập kế hoạch học tập thực địa cụ thể (92%=>98,6%,tăng 6,6%), Liên hệ cộng đồng để giúp sinh viên học tập tại
cộng đồng (93%=>99,1%,tăng 6,1%), Phối hợp sắp xếp chỗ ở tại thực địa cho sinh viên(93%=>99,1%, tăng 6,1%). Tất cả các nội dung còn lại đều có sự
gia tăng lớn, tất cả đều trên 10%. Nhìn vào kết quả này, chúng ta thấy rằng, GV nhà trường đã thực sự phát huy được vai trò trách nhiệm của mình đối với công tác dạy-học thực địa. Các GV đã quan tâm sát sao với sinh viên trong tất cả các mặt cần thiết và thiết yếu cho đợt dạy-học thực địa: từ việc ăn ở sinh hoạt, đến việc hướng dẫn thu thập, xử lý số liệu, tiến hành GDSK, tham gia các hoạt động VSMT, văn hóa văn nghệ tại địa phương…. Những nỗ lực này của các GV đã được các SV ghi nhận và nó chính là động lực để các thầy, các cô thực hiện công việc của mình tốt hơn nữa. Trong những năm tới, nhà trường, các bộ môn YTCC cần tiếp tục thúc đẩy, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các GV nhà trường tham gia quá trình dạy-học thực địa để các GV có thể tiếp tục thực hiện tốt nhiệm vụ của mình.
Về những hoạt động mà CBYTX đã thực hiện tốt:
Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi (biểu đồ 3.6): Tất cả các nội dung được sinh viên phản hồi của năm 2010-2011 đều có tỷ lệ % cao hơn năm 2009-2010. Các nội dung có tỉ lệ % tăng ít nhất là các nội dung có tỉ lệ SV lựa chọn của cả 2 năm đều ở mức cao nhất: Tổ chức nơi ăn ở cho sinh
viên tại thực địa tăng 4,5% ( từ 95,5% =>99,5%), Liên hệ với cộng đồng để giúp sinh viên trong thời gian học tại cộng đồng tăng 2,7% ( từ 95%=> 97,7%). Các nội dung có sự gia tăng nhiều về tỷ lệ % như: Giám sát và hỗ trợ hoạt động giáo dục sức khỏe ( góp ý bài phát thanh, bài nói chuyện, quy trình thực hiện,v.v) ( tăng 15,5% ( 75,5%=>90,5%), Điểm danh sinh viên thường xuyên tăng 15,5% ( 65=>80,5%), và đặc biệt nội dung có tỷ lệ tăng nhiều nhất
chính là nội dung thấp nhất của năm 2009-2010: Đến hộ gia đình, đọc phiếu
giám sát sinh viên trong thực hiện phỏng vấn (46%=>65,6%) tăng
19,6%....Nhìn vào những kết quả trên chúng ta thấy được SV đã đánh giá rất tích cực vai trò của CBYTX trong quá trình học tập tại cộng đồng. Chúng ta thấy rằng CBYTX đã thể hiện vai trò rất lơn của mình trong mọi mặt của quá trình dạy-học cộng đồng. Họ không chỉ chăm lo, quản lý sinh viên về mặt ăn
ở sinh hoạt mà còn nghiêm túc giúp đỡ, sát sao hơn với sinh viên trong việc thu thập, nghiên cứu, tiến hành các hoạt động GDSK…CBYTX cũng là những cầu nối sinh viên với chính quyền địa phương, giúp cho chính quyền địa phương hiểu về những hoạt động mà SV thực hiện tại địa phương, hiểu về mục đích vai trò của hoạt động dạy-học thực địa tại cộng đồng. Điều đó sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động của SV, GV nhà trường trong các hoạt động tại địa phương cũng như tạo mối quan hệ tốt đẹp giữa nhà trường và địa phương. Trong những năm tới cần tiếp tục đẩy mạnh mối quan hệ tốt đẹp giữa nhà trường và CBYTX, nếu có thể thì tăng cường tập huấn, hỗ trợ kiến thức, phương tiện, giúp cho các CBYTX có thêm các kiến thức, hiểu biết sâu sắc hơn về hoạt động dạy-học thực địa để họ có thể đóng góp nhiều hơn nữa cho hoạt động.
Về mức độ đồng ý với những nội dung học tập cộng đồng của sinh viên:
Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi (biểu đồ 3.7), ở tất cả các nội dung sinh viên phản hồi, tỷ lệ % SV phản hồi của năm 2010-2011 đều cao hơn năm trước đó 2009-2010. 91.4% SV đồng ý rằng Mục tiêu học tập tại
cộng đồng phù hợp với sinh viên y3, tăng 6,4% so với năm trước đó, ở một số
nội dung như: Tổ chức học tập tại cộng đồng là cần thiết trong đào tạo bác sĩ
y khoa (84,3=>93,7%), Các nội dung học tập tại cộng đồng phù hợp với sinh viên y3 (80,6%=>91,4%)… Nhìn vào các tỉ lệ này, chúng ta có thể thấy rằng
chương trình dạy-học thực địa quả thực đã thu được những thành công đáng ghi nhận. Chương trình học tập đã ngày càng được cải thiện, hoàn thiện cho phù hợp với SV và điều kiện của nhà trường, địa phương. Có 86,9% SV đồng ý rằng Đợt học tập tại cộng đồng mang lại hiệu quả với sinh viên tăng 10,2% so với năm trước đó. Đây là tín hiệu vô cùng tích cực và đáng mừng vì SV - trọng tâm của chương trình dạy-học thực địa đã thực sự thu được hiệu quả sau khi tham gia học tập thực địa tại địa phương. Ở các nội dung khác, tất cả đều
có sự gia tăng về tỉ lệ phần trăm, đa số sinh viên đều đánh giá cao vai trò của GV nhà trường, GV địa phương, sự giúp đỡ của chính quyền và nhân dân địa phương. Với những kết quả tích cực được SV ghi nhận như vậy, chúng ta hoàn toàn có thể tin tưởng rằng trong những năm tới chương trình sẽ tiếp tục được cải thiện, cải tiến nâng cao chất lượng để việc dạy-học thực địa có thể trở thành một chương trình quan trọng không chỉ trong giáo dục đào tạo của nhà trường mà còn là một hoạt động cộng đồng thường xuyên có chất lượng tại các địa phương.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu một số các ý kiến phản hồi của sinh viên y3 về chương trình dạy-học thực địa năm học 2010-2011, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:
1. Các ý kiến phản hồi của sinh viên y3 về chương trình dạy-học thực địa năm học 2009-2010
1.1. Đa số sinh viên đều nắm được mục tiêu học tập tại cộng đồng (100% sinh viên trả lời có biết mục tiêu học tập). Đối với các mục tiêu cụ thể như: Làm quen với điều kiện kinh tế và văn hóa xã hội của cộng đồng
(95,9%), Thực hành tốt phỏng vấn cá nhân (95,9%), Tôn trọng, lắng nghe ý kiến của người dân trong cộng đồng (96,4%), các mục tiêu còn lại có tỷ lệ lựa
chọn cao từ 76% => 94%.
1.2. Sinh viên đã hoàn thành khá tốt các nội dung cần phải thực hành tại cộng đồng. Những hoạt động sinh viên đã làm được khá, nhiều với tỷ lệ cao như: Phỏng vấn hộ gia đình (95,4%), Phân tích, giải thích kết quả, viết
báo cáo về vấn đề sức khỏe của cộng đồng (94,5%).Các hoạt động ngoại khóa khác: giao lưu văn nghệ, thể thao (89,5%)…Hoạt động sinh viên thực
hiện thấp nhất: Thu thập được các thông tin về tình hình sức khỏe, bệnh tật
của cộng đồng trên các sổ sách của trạm y tế (38,9%).
1.3. Giảng viên nhà trường đã hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, những nội dung giảng viên nhà trường đã hoàn thành được sinh viên đánh giá cao: Liên hệ cộng đồng để giúp sinh viên học tập tại cộng đồng (99,1%),
Phối hợp sắp xếp chỗ ở tại thực địa cho sinh viên (99,1%), Hướng dẫn sinh viên lập kế hoạch học tập thực địa cụ thể (98,6%), Hướng dẫn sinh viên viết báo cáo học tập thực địa (95%)….
1.4. Giảng viên kiêm nhiệm đã thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, đã có vai trò tích cực trong hoạt động dạy-học thực địa: Tổ chức nơi ăn ở cho
sinh viên tại thực địa (99,5%), Liên hệ với cộng đồng để giúp sinh viên trong thời gian học tại cộng đồng (97,7%), Đánh giá sinh viên đảm bảo công bằng
(97,3%)…hoạt động sinh viên đánh giá tốt với tỷ lệ thấp nhất: Đến hộ gia đình, đọc phiếu giám sát sinh viên trong thực hiện phỏng vấn (65,6%).
1.5. Đối với quá trình học tập tại cộng đồng, đại đa số sinh viên đồng ý với những nội dung và hoạt động được đưa ra: Mục tiêu học tập tại cộng
đồng phù hợp với sinh viên y3 (91,4%), Các nội dung học tập tại cộng đồng phù hợp với sinh viên y3 (91,4%), Tổ chức học tập tại cộng đồng là cần thiết trong đào tạo bác sĩ y khoa (93,7%)……
1.6. Đối với những nhận xét phản hồi của sinh viên về tổ chức chương trình học tập thực địa, đa số các sinh viên mong muốn được đi nhiều nơi hơn, dài ngày hơn, được hỗ trợ nhiều hơn từ nhà trường, giảng viên nhà trường và giảng viên kiêm nhiệm trong sinh hoạt, tập huấn, thực hành nghiên cứu khoa học, chăm sóc sức khỏe cho người dân.
2. So sánh một số ý kiến phản hồi của sinh viên y3 về dạy-học tại cộng đồng năm học 2009-2010 và 2010-2011
2.1. Đối với mục tiêu học tập, đa số sinh viên đều nắm được mục tiêu học tập của đợt thực tập cộng đồng. Có sự khác biệt có ý nghĩa về 4 mục tiêu:
Nhận định được tình hình sức khỏe, bệnh tật chủ yếu của cộng đồng (77% so với 86,4% với p <0.05), Nhận thức được vai trò của giáo dục sức khỏe môi trường (77,61% so với 84,2% với p < 0.05), Thực hiện được một số kỹ năng giáo dục sức khỏe (96,82% so với 91% với p<0.05), Lập được kế hoạch chăm sóc sức khỏe cho người dân trong cộng đồng ( 42,97% so với 51,1% với p<0.05).
2.2. Đối với các nội dung mà sinh viên đã học được tại cộng đồng, phần đông sinh viên đã thực hiện tốt các nội dung học tập, tỷ lệ sinh viên thực hiện các nội dung năm 2010-2011 cao hơn năm 2009-2010, tuy nhiên sự khác biệt này chỉ có ý nghĩa thống kê ở 3 nội dung: Tìm hiểu được tổ chức và điều
kiện sống của cộng đồng (68,8% 78,5% với p<0.05), Phân tích, giải thích kết quả, viết báo cáo về vấn đề sức khỏe của cộng đồng (85,4% so với 94,5% với
p<0.05).Các hoạt động ngoại khóa khác: giao lưu văn nghệ, thể thao (82,8% so với 89,9% với p<0.05).
2.3. Với vai trò của giảng viên nhà trường trong đợt học tập cộng đồng, đa số sinh viên đều cho rằng các giảng viên đã hoàn thành tốt vai trò của mình, tỷ lệ sinh viên phản hồi tốt năm học 2010-2011 cao hơn năm học 2009-2010 từ 6,1% tới 22% ở 16 nội dung được phỏng vấn.
2.4. Đa số sinh viên phản hồi giảng viên kiêm nhiệm đã hoàn thành tốt vai trò của mình trong việc tổ chức, hướng dẫn, giúp đỡ sinh viên học tập thực địa. Tỷ lệ sinh viên phản hồi đánh giá tốt năm 2010-2011 cao hơn năm 2009-2010.
2.5. Tỷ lệ sinh viên đồng ý với nội dung học tập tại cộng đồng của năm 2010-2011 cao hơn năm 2009-2010, có những nội dung tỷ lệ này cao trên 20% như: Tài liệu và phương tiện dạy/ học tại thực địa tốt ( tăng 28%),