Thông tin phản hồi của sinh viên về quá trình học tập tại cộng đồng

Một phần của tài liệu ý kiến phản hồi của sinh viên y3 năm học 2010-2011 về dạy-học tại cộng đồng (Trang 58 - 61)

tập tại cộng đồng.

Theo nghiên cứu của chúng tôi(biểu đồ 3.4), 93,7% sinh viên đồng ý rằng Tổ chức học tập tại cộng đồng là cần thiết trong đào tạo bác sĩ y khoa. Điều này thể hiện sự thành công của chương trình dạy-học thực địa của nhà trường. Việc các SV thấy được vai trò của học tập tại cộng đồng sẽ giúp cho SV có sự hăng hái nỗ lực trong việc học tập, tìm hiểu, nghiên cứu trong đợt học. Đa số các SV sau này sẽ về công tác tại các địa phương nên, việc các em hiểu về cuộc sống, điều kiện văn hóa xã hội, các vấn đề sức khỏe cộng đồng, và thực hành GDSK cho cộng đồng từ lúc còn là sinh viên là một điều kiện rất thuận lợi cho công việc sau này cũng chính vì lẽ đó mà 89,9% sinh viên cũng đã đánh giá Đợt học tập tại cộng đồng mang lại hiệu quả với sinh viên.

Đại đa số sinh viên đánh giá các nội dung học tập, phương pháp học tập, thời gian học tập, sự hỗ trợ của thầy cô, việc lượng giá sinh viên học tập tại cộng đồng là tốt.Điều này cho thấy chất lượng của chương trình dạy-học thực địa đã thực sự được nâng cao và bảo đảm. Các GV đã đưa ra chương trình học tập phù hợp hơn, tổ chức chương trình dạy-học thực địa thiết thực và sát với nhu cầu thực tế và nhu cầu tìm hiểu của SV hơn.

Ba nội dung được SV lựa chọn với tỷ lệ thấp nhất so với các nội dung còn lại là: Tài liệu và phương tiện dạy/ học tại thực địa tốt (73,8%), Lãnh

đạo địa phương hỗ trợ sinh viên tốt trong quá trình học tập tai cộng đồng (74,7%), Cách tổ chức học tập tại cộng đồng ( ăn, ở) tốt( 78,7%). Qua các kết

quả này, ta thấy có một số không nhỏ các SV chưa đánh giá hoặc đánh giá không tốt về 3 mục tiêu này. Đối với tài liệu và phương tiện học, việc đi thực tế phải chuẩn bị rất nhiều thứ, tại cộng đồng không thể đầy đủ trang thiết bị, nên chuyện thiếu sót là điều dễ hiểu. Đối với 2 nội dung sự hỗ trợ của lãnh đạo địa phương và cách tổ chức ăn ở tại cộng đồng, chúng ta có thể thấy được rằng: lãnh đạo địa phương cũng đã rất tạo điều kiện cho thầy trò trường đại học y thực tập nghiên cứu tại địa phương. Điều này không chỉ có lợi cho sinh viên mà cũng là một việc tốt cho địa phương. Sự góp mặt của sinh viên đã đem lại nhiều điểm tích cực, các em đã tham gia GDSK, tham gia công tác VSMT, giúp đỡ người dân địa phương…và điều quan trọng là các em thấy được các vấn đề thực tại tại địa phương tạo động lực cho các SV sau này về công tác tại địa phương. Đối với sự ăn ở tại địa phương, điều kiện của địa phương còn nghèo, còn thiếu thốn nên cơ sở vật chất, trang thiết bị điện nước không thể đủ để phục vụ nhu cầu SV như trên thành phố, tuy nhiên tỷ lệ 78,7% cũng là một tỷ lệ cao, đang khích lệ đối với sự nỗ lực của nhà trường, bộ môn, các thầy cô giáo cũng như tình cảm mà người dân địa phương giành cho SV trong đợt học tập thực địa.

4.1. 6. Nhận xét đánh giá của sinh viên về tổ chức, chương trình, vai trò của giảng viên nhà trường và giảng viên địa phương.

Về tổ chức, chương trình học tập tại thực địa, phần đông ý kiến SV mong muốn được tổ chức thêm các đợt đi cộng đồng, các SV cũng mong muốn thời gian học tập tại cộng đồng kéo dài hơn, và được đi thêm nhiều địa phương nữa. Trong số các ý kiến SV ,các em cũng mong muốn nhà trường, các thầy cô giáo có kế hoạch tập huấn trước cụ thể hơn nữa, cố chương trình, tài liệu học tập tốt, các bộ câu hỏi và đặc biết có hướng dẫn cụ thể cho sinh viên cách thức tiến hành nghiên cứu khoa học. Đây là tín hiệu đáng mừng, bởi

các SV đã thấy được tầm quan trọng của việc dạy-học thực địa , vai trò của chương trình học tập cộng đồng. Các SV thực sự quan tâm đến việc tìm hiểu đời sống, sức khỏe của người dân chứ không chỉ còn coi chuyến đi thực tập cộng đồng là một “kì nghỉ”, hay một chương trình dã ngoại đơn thuần. Sinh viên cũng mong muốn được nhà trường hỗ trợ thêm kinh phí, được tổ chức nơi ăn chỗ ở tốt hơn nữa. Điều này cũng là khó khăn hạn chế của nhà trường cũng như các thầy cô giáo vì điều kiện ngân sách hạn hẹp, điều kiện sống của địa phương còn khó khăn. Trong những năm tới cần có thêm nhiều chính sách hỗ trợ hơn cho các SV, cũng như các chương trình làm việc với địa phương để tìm ra cách thức hỗ trợ cho điều kiện sinh hoạt của các em tại cộng đồng tốt hơn nữa.

Đối với các ý kiến nhận xét đánh giá vai trò của GV nhà trường, đa số các ý kiến đều đánh giá cao vai trò của GV nhà trường, các SV đều mong muốn GV là những người có kinh nghiệm cộng đồng, có lòng nhiệt tình nhiệt huyết với sinh viên. Các em cũng mong muốn các giảng viên ở lại địa phương cùng với SV nhiều hơn. Điều này cũng là hợp lý và điều đó giúp ích rất nhiều trong công tác tổ chức, quản lý sinh viên tại cộng đồng cũng như hướng dẫn các sinh viên trong đợt dạy-học thực địa. Tuy nhiên đây cũng là một điều hạn chế vì GV nhà trường cũng còn kiêm nhiệm rất nhiều công việc, ngoài ra còn vấn đề gia đình, việc ở dài ngày cũng sinh viên cũng gây rất nhiều khó khăn cho các thầy cô giáo trong việc nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ. Trong những năm tới nên có những chính sách động viên, khuyến khích để các thầy cô có thể nỗ lực nhiệt tình và an tâm hơn trong khi công tác.

Những kiến nghị của SV với vai trò của GV địa phương đều mong muốn GV nhiệt tình hơn với SV, giúp đỡ SV nhiều hơn nữa trong các điều kiện sinh hoạt ăn ở vật chất tại cộng đồng cũng như tăng cường hướng dẫn SV về các phong tục, sinh hoạt văn hóa của cộng đồng cũng như các vấn đề sức khỏe và các chương trình chăm sóc sức khỏe của địa phương. Những kiến

nghị này cũng đặt ra nhiều vấn đề, bởi GV địa phương còn là các CBYTX, họ cũng kiêm nhiệm công việc, nên khó có thể toàn tâm toàn ý giúp đỡ SV, ngoài ra không phải CBYTX nào cũng hiểu và nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của việc dạy –học thực địa với SV nên chưa nhiệt tình hướng dẫn SV mà chỉ làm tròn bổn phận của mình đó là lo nơi ăn chốn ở, tìm số liệu nào mà SV cần, chưa đi sâu hướng dẫn và giải thích cho sinh viên. Đây cũng là một thách thức cho nhà trường để có thể động viên, khuyến khích các giảng viên kiêm nhiệm có trách nhiệm hơn trong công việc.

Một phần của tài liệu ý kiến phản hồi của sinh viên y3 năm học 2010-2011 về dạy-học tại cộng đồng (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w