Bối cảnh thực tiễn

Một phần của tài liệu Cảnh báo khủng hoảng tiền tệ và khủng hoảng hệ thống ngân hàng tại Việt Nam (Trang 26 - 36)

1.1 Vấn đề nghiên cứu

1.1.2 Bối cảnh thực tiễn

Trong hơn hai thập kỷ qua thế giới đã chứng kiến sự gia tăng chưa từng có của các cuộc KHTT và KHHTNH, tiêu biểu như cuộc khủng hoảng các tổ chức cho vay và tiết kiệm Mỹ trong những năm 1980, sự sụp đổ hệ thống tiền tệ Châu Âu 1992-1993, khủng hoảng Mexico 1994—1995, KHTC Châu Á 1997-1998, khủng hoảng Argentina 2002 và gần đây là KHTC toàn cầu 2008 bắt nguồn từ hoạt động cho vay thế chấp dưới chuẩn tại Mỹ. Chỉ tính trong giai đoạn 1970-2011 đã có đến 147 cuộc KHHTNH xảy ra tại các

khóa để giải quyết hậu quả khủng hoảng bình qn lên đến 6,8% GDP, thậm chí có quốc gia phải chi ra đến 50% GDP hàng năm cho việc tái cấu trúc HTNH sau khủng hoảng (Laeven & Valencia, 2012). KHTT cũng gây thiệt hại sản lượng từ 3% đến 15% GDP (Hutchison, Noy & Wang, 2010). Có thể thấy, tổn thất mà các cuộc khủng hoảng gây ra và chi phí để giải quyết, xử lí hậu quả vơ cùng nặng nề, đồng thời tác động của khủng hoảng là lâu dài và sâu rộng không chỉ giới hạn trong phạm vi biên giới quốc gia mà còn lan truyền sang các nước khác một cách nhanh chóng và mạnh mẽ. Đã 9 năm trôi qua kể từ khi cuộc KHTC 2008 xảy ra, nhưng tác động tiêu cực kéo dài của nó lên sự suy thối kinh tế thế giới vẫn còn dư âm chưa chấm dứt. Chính vì vậy, trong hơn 40 năm qua, việc xây dựng và phát triển các hệ thống cảnh báo sớm về KHTT và KHHTNH đã nhận được sự quan tâm rộng rãi của nhiều nhà nghiên cứu, các tổ chức tài chính quốc tế và các ngân hàng trung ương (NHTW) trên thế giới với mục đích phịng ngừa khủng hoảng, nhằm giảm thiểu những thiệt hại đến mức thấp nhất có thể xảy ra đối với nền kinh tế. Thế nhưng, cùng với sự xuất hiện Hên tiếp của những cuộc KHTC trong những năm gần đây đặc biệt là cuộc KHTC Châu Á 1997-1998 và cuộc KHTC toàn cầu 2008 đã khiến cho giới nghiên cứu bị chỉ trích nặng nề và điều này đặt ra một câu hỏi: Phải chăng giới nghiên cứu đã thật sự thất bại trong việc dự báo KHTC và KHTC phải chăng là không thể dự báo trước? Giờ đây, khi tất cả các cuộc KHTC đã qua đi chỉ còn lại nỗi đau và di chứng nặng nề, nhưng chúng ta cần phải bình tĩnh nhìn nhận lại vấn đề này một cách khách quan và công bằng. Chẳng phải nguyên nhân chủ yếu gây nên cuộc KHTC Châu Á 1997-1998 là do q Hình tự do hóa tài chính q nhanh hay sao? Bất chấp trước đó đã có nhiều nghiên cứu như Minsky (1986), Caprio & KHengebiel (1996), Lindgren, Garcia & Saal (1996) cảnh báo rằng tự do hóa tài chính trong bối cảnh chưa chuẩn bị tốt các điều kiện cần thiết sẽ làm cho các nền kinh tế mới nổi rất dễ bị tổn thương và dễ gây nên các cuộc KHTC. Hay Mayer-Foulkes (2009) cho rằng cuộc KHTC tồn cầu 2008 có nguồn gốc từ q trình tăng trưởng kinh tế dưới tác động của tồn cầu hóa. Tuy nhiên, nhìn vào dấu hiệu tiền khủng hoảng thì sự biến động của chỉ số bất động sản và nhà đất trong giai đoạn này rất tương đồng và gần với mức trung bình của 18 cuộc khủng hoảng sau Chiến tranh Thế giới thứ hai ở các nước công nghiệp (Reinhart & Rogoff, 2008). Vào tháng 08/2005, Paul Krugman đã tóm tắt nền kinh tế Mỹ chỉ bằng một câu nói

“Những ngày này, người Mỹ kiểm sổng bằng cách mua bán nhà với nhau và trả bằng tiền vạy mượn từ Trung Quốc”, theo đó ơng cảnh báo rằng thị trường cho vay dưới

chuẩn tại Mỹ là một vấn đề lớn mà khi bùng nổ sẽ gây ra khủng hoảng nghiêm họng (Setser, 2005). Hay giáo sư Nouriel Roubini tại Đại học New York, trong buổi hội thảo tại Quỹ Tiền tệ Quốc tế (International Monetary Fund - IMF) ngày 07/09/2006, đã cảnh báo khả năng xảy ra khủng hoảng trước mắt khi nhận xét rằng giá nhà sụt giảm đủ để gây ra một cuộc suy thoái ở Mỹ và nguy cơ suy thối sâu rộng có thể vang dội khắp thế giới, nhưng đáp lại ông là những lời nhạo báng và trêu đùa (Mihm, 2008). Ngoài ra, năm nhà kinh tế khác cũng dự đoán trước khả năng xảy ra cuộc KHTC 2008 gồm Ann Pettifor, Steve Keen, Dean Baker, Raghuram Rajan và Peter Schiff (Cooper, 2015). Ngày nay, giới nghiên cứu cũng đã chính thức thừa nhận rằng cuộc KHTC tồn cầu 2008 thực ra có thể được lý giải bởi mơ hình bất ổn tài chính của Minsky (1986), mặc dù trước đây mơ hình này chưa tùng được chú ý và đánh giá cao. Điều này cho thấy rõ ràng giới nghiên cứu đã đưa ra những lời cảnh báo cho các cuộc KHTC này và nguyên nhân gây ra KHTC nói chung từ lâu đã được mơ hình hóa dưới dạng lý thuyết rất rõ nét nhưng trong bối cảnh nền kinh tế tăng trưởng bậc nhất thế giới như Mỹ, hay sự phát triển kinh tế mạnh mẽ của các nước Đông Á khiến cho các tổ chức tài chính quốc tế, các nhà lãnh đạo hàng đầu chính phủ và một số nhà nghiên cứu đã quá sức lạc quan, họ đã lờ đi những lời cảnh báo này và cho rằng nước Mỹ hay Đông Á là một hiện tượng ngoại lệ chưa từng có, sẽ không chịu sự chi phối của bất kỳ qui luật nào. Năm 2005, Ben Bemanke - người từng giữ hai nhiệm kỳ Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ, khẳng định rằng giá nhà ở Mỹ tăng chủ yếu do nền tảng kinh tế vững chắc (Henderso, 2005). Thậm chí, năm 2008 khi KHTC tồn cầu đã bùng phát, Blanchard (2008), chuyên gia kinh tế trưởng của IMF, vẫn cịn khẳng định rằng tình hình kinh tế vĩ mơ thế giới vẫn ổn. Những bằng chứng trên cho thấy, việc dự báo KHTC trong thực tế ngoài những lý do học thuật, còn chịu sự chi phối mạnh mẽ của những yếu tố chủ quan. Một điển hình nữa là, Peter Doyle, chuyên gia kinh tế cao cấp làm việc 20 năm tại IMF, đã đệ đơn xin nghỉ việc vào ngày 18/06/2012 đồng thời tố cáo ban giám đốc IMF đã giảm nhẹ các cảnh báo về KHTC và thiên vị Châu Âu khiến cho tổ chức tài chính quốc tế này thất bại trong việc dự báo KHTC toàn cầu 2008 và làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng nợ công Châu Âu (Wroughton, 2012).

Thực ra, trước đó, cuộc KHTC Châu Á 1997-1998 xảy ra cũng đã chỉ ra sự sai lầm nghiêm trọng của IMF và Bộ Tài chính Mỹ khi đã góp phần gia tăng khả năng khủng hoảng bằng cách khuyến khích, và đơi khi thúc giục q trinh tự do hóa tài chính (Stiglitz, 2002). Và càng sai lầm hơn, khi IMF và Bộ Tài chính Mỹ đã mang chính sách

xử lý khủng hoảng áp dụng không mấy thành công cho các nước Mỹ Latinh áp một cách máy móc lên các nước Đơng Á đã làm trầm trọng thêm khủng hoảng trong khi điều kiện kinh te vĩ mô của hai khu vực này hoàn toàn khác biệt nhau. Cuộc KHTC toàn cầu 2008 nổ ra, một lần nữa khẳng định sai lầm của Mỹ trong đường lối chính sách đã đẩy chính quốc gia mình và thế giới vào vịng xốy khủng hoảng và suy thoái tồi tệ nhất trong lịch sử kinh tế thế giới kể từ sau cuộc Đại suy thoái 1929-1933. Tuy nhiên, Trung Quốc và Ấn Độ đã đi một con đường khác, và không phải ngẫu nhiên mà hai quốc gia đang phát triển lớn này đã tránh được sự tàn phá của hai cuộc KHTC đáng sợ vừa qua khi áp dụng các biện pháp kiểm soát vốn chặt chẽ và thận trọng trong tiến trinh tồn cầu hóa. Sự thất bại trong đường lối chính sách của Mỹ, IMF và sự thành công của Trung Quốc, Ấn Độ đã chỉ ra rằng bản thân mỗi quốc gia trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng phải tự hoạch định con đường phát triển của riêng mình trong bối cảnh tồn cầu hóa, sao cho vừa tận dụng được những lợi ích, đồng thời hạn chế nhũng mặt trái của nó chứ khơng phải là chống lại tồn cầu hóa. Bởi lẽ, tồn cầu hóa là xu thế tất yếu của mỗi quốc gia và cái giá phải trả cho sai lầm trong q trình này chính là những cuộc KHTC làm tê liệt nền kinh tế của các quốc gia. Tuy nhiên, quốc gia đó có phải trả giá bằng KHTC hay không, vấn đề không nằm ở bản thân tồn cầu hóa mà nằm ở cách người ta tiến hành nó như thế nào, cảnh báo và phịng ngừa KHTC ra sao (Stiglitz, 2002).

Việt Nam trên con đường phát triển của mình, đã hội nhập kinh tế khu vực và thế giới ngày càng sâu rộng, hịa mình vào dịng chảy tồn cầu hóa nên tất yếu phải đối mặt với những bất ổn tài chính. Giai đoạn 2002-2015 với cột mốc đáng nhớ là gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (World Trade Organization-WTO) vào năm 2007 đã mở ra cho Việt Nam một chặng đường mới. Cũng từ đây nền kinh tế Việt Nam thực sự trải qua một giai đoạn khó khăn về mặt tổng thể khi đối mặt với sự tác động của cuộc KHTC tồn cầu 2008, cũng như sự trì trệ chung của nền kinh tế thế giới do tình trạng sức khỏe “ốm yếu” vốn có cộng thêm phải chịu tác động đáng kể của những cú sốc đột ngột từ sự thay đổi trong chính sách tiền tệ (CSTT) và chính sách tài khóa (CSTK). Kinh tế Việt Nam giai đoạn hậu KHTC toàn cầu 2008 giống như một cỗ xe nặng nề đang chậm chạp đi vào tương lai trên một con đường gập ghềnh đầy giông bão (Nguyễn Đức Thành, 2014), luôn tiềm ẩn nguy cơ KHTT và KHHTNH do môi trường vĩ mô chưa bền vững, khu vực ngân hàng còn non yếu, chứa đựng nhiều rủi ro.

Bảng 1.1 cho thấy tăng trưởng kinh tế Việt Nam sau giai đoạn KHTC toàn cầu 2008 bắt đầu phục hồi và ở mức 6,68% trong 2015, đây là con số cao nhất trong vòng 7 năm qua. Tuy nhiên đến 2015, chất lượng tăng trưởng vẫn còn thấp thể hiện qua hệ số đầu tư tăng trưởng (Incremental Capital - Output Ratio - ICOR) vẫn còn cao. Theo tổng hợp của tác giả từ số liệu của Tổng cục Thống kê, trong giai đoạn 2002-2005, ICOR của Việt Nam là 4,88, sau đó tăng lên 6,96 vào giai đoạn 2006-2010 và giảm nhẹ xuống 6,92 vào giai đoạn 2011- 2015. Trong khi đó, các nước trong khu vực có hệ số ICOR thấp horn rất nhiều, điển hình là trong giai đoạn 2011-2015, ICOR của Indonesia là 3,86; Philippines là 4; Malaysia là 5,1; Lào là 4,2. Bên cạnh đó, ICOR của khu vực kinh tế nhà nước cao gần 1,5 lần so với chỉ số trung bình của tồn nền kinh tế. Điều này cho thấy, đầu tư công tại Việt Nam kém hiệu quả, làm giảm hiệu quả đầu tư của toàn bộ nền kinh tế.

Bảng 1.1: Tăng trưởng kỉnh tế Việt Nam giai đoạn 2002-2015

Nguôn: WDI (2016)

Chỉ tiêu 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008

Tăng trưởng GDP (%) 6,32 6,90 7,54 7,55 6,98 7,13 5,66

Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015

Tăng trường GDP (%) 5,40 6,42 6,24 5,25 5,42 5,98 6,68

Lạm phát ln có nguy cơ quay trở lại

Bảng 1.2 cho thấy lạm phát tại Việt Nam giai đoạn 2002-2007 vẫn ở mức một con số. Tuy nhiên, trong năm 2007, do dòng vốn đầu tư nước ngồi vào Việt Nam với qui mơ lớn lên tới 17,7 tỷ USD đã tạo sức ép lên giá đồng nội tệ nên Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã mua ròng ngoại tệ ở mức 10,2 tỷ USD nhằm ổn định tỷ giá (Nguyễn Xuân Thành, 2016).

Bảng 1.2: Lạm phát, cung tiền và tăng trưởng tín dụng tại Việt Nam giai đoạn 2002-2015 Chỉ tiêu 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Lạm phát (%) 3,83 3,22 7,76 8,28 7,39 8,30 23,12 Cung tiền M2/GDP (%) 49,01 57,06 63,66 70,96 79,22 100,58 93,66 Tăng trưởng M2 (%) 13,27 33,05 31,05 30,91 29,67 49,11 20,70 Tăng trưởng tín dụng (%) 25,48 32,07 37,14 34,74 24,72 50,18 27,71 Lạm phát (%) 7,05 8,86 18,68 9,09 6,59 4,09 0,63 Cung tiền M2/GDP (%) 105,61 114,85 99,80 106,46 117,03 127,55 137,65 Tăng trưởng M2 (%) 26,23 29,71 11,94 24,54 21,40 19,74 14,91 Tăng trưởng tín dụng (%) 45,62 31,86 13,85 21,53 4,16 15,57 17,00 Nguôn: WDI (2016)

Điều này đã làm cho cung tiền và tín dụng năm 2007 tăng trưởng ở mức cao kỷ lục tương ứng là 49,11% và 50,18%, bong bóng chứng khốn và bất động sản phình to theo đó đẩy lạm phát tăng cao lên đến 23,12% vào năm 2008. Trong những tháng đầu năm 2008, để kiềm chế lạm phát NHNN đã thực hiện CSTT thắt chặt, nhưng từ giữa 2008, NHNN đã chuyển sang điều hành CSTT nới lỏng nhằm hạn chế sự tác động của KHTC toàn cầu 2008 và ngăn chặn suy giảm kinh tế. CSTT tiếp tục được nới lỏng trong giai đoạn 2009-2010, một lần nữa thổi bùng lên hiện tượng lạm phát đến 18,68% vào năm 2011. Giai đoạn 2012-2015, lạm phát đã được kiểm soát. Tuy nhiên, với xu hướng mở rộng CSTT trong thời gian tới, thì bất kỳ lúc nào lạm phát cũng có nguy cơ quay trở lại.

Dự trữ ngoại hối thấp

Bảng 1.3 cho thấy dự trữ ngoại hối Việt Nam vào năm 2002 chỉ ở mức 4,1 tỷ USD, đen 2007 tăng mạnh lên mức 23,5 tỷ USD, đến 2011, lại sụt giảm chỉ còn 13,5 tỷ USD. Bước sang gid đoạn 2012-2014, dự trữ ngoại hối bắt đầu gia tăng trở lại và đạt đỉnh lần thứ hai vào 2014 với con số 34,2 tỷ USD nhưng đến 2015 lại giảm xuống chỉ còn 28,3 tỷ USD. Theo thông lệ quốc tế, mức dự trữ ngoại hối vừa đủ là mức đủ để trang trải tổng số nợ nước ngồi đến hạn thanh tốn trong vịng một năm và về dài hạn thì ở mức 3 tháng nhập khẩu. Tuy nhiên, dự trữ ngoại hối của Việt Nam năm 2015 chỉ tương đương 1,9 tháng nhập khẩu, nghĩa là thấp hơn mức chuẩn cố định thấp nhất được khuyến cáo đến 1,1 tháng. Sự thiếu hụt dự trữ ngoại hối là dấu hiệu đáng lo ngại về nguy cơ tấn công tiền tệ trong bối cảnh nền kinh te Việt Nam ngày càng phụ thuộc vào nhập khẩu và dự trữ ngoại hối hiện tại chỉ chiếm ít hơn 50% so với tổng số nợ nước ngoài.

Bảng 1.3: Dự trữ ngoại hối, dự trữ ngoại hối/nợ nước ngoài và số tháng nhập khẩu tưưng đương của Việt Nam giai đoạn 2002-2015

Chỉ tiêu 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008

Dự trữ ngoại hối (Tỷ USD) 4,1 6,2 7,0 9,0 13,3 23,5 23,9 Dự trữ ngoại hối/nợ nước ngoài (%) 30,9 39,0 39,1 47,5 71,7 100,8 90,1 Số tháng nhập khẩu (Tháng) 2,2 2,7 2,4 2,6 3,2 4,1 3,2

Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015

Dự trữ ngoại hối (Tỷ USD) 16,4 12,5 13,5 25,6 25,9 34,2 28,3 Dự trữ ngoại hối/nợ nước ngoài (%) 49,7 27,7 25,5 43,3 39,5 47,5

Số tháng nhập khẩu (Tháng) 2,6 1,6 1,4 2,5 2,2 2,5 1,9

Nguôn: WDI (2016)

Trong những năm gần đây, Việt Nam đã và đang theo đuổi những chính sách thâm hụt ngân sách có định hướng. Bảng 1.4 cho thấy trong giai đoạn 2002-2005, mức thâm hụt ngân sách vẫn nằm trong giới hạn cho phép của Luật Ngân sách là 5% GDP, từ 2006 đen 2015, tình trạng thâm hụt ngân sách triền miên và có mức độ ngày càng gia tăng vượt quá 5% GDP. Đặc biệt, năm 2009 thâm hụt ngân sách ở mức rất cao đến 6,9% GDP do CSTK mở rộng nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế. Sự gia tăng thâm hụt ngân sách sẽ gây khó khăn cho việc điều hành chính sách của Nhà nước, nhất là khi mục tiêu kiềm chế lạm phát được ưu tiên hon mục tiêu tăng trưởng.

Bảng 1.4: Thâm hụt ngân sách của Việt Nam giai đoạn 2002-2015

Chỉ tiêu 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008

Thâm hụt ngân sách/GDP (%) 4,96 4,90 4,85 4,86 5,00 6,00 4,58

Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015

Thâm hụt ngân sách /GDP (%) 6,90 6,20 4,90 5,20 6,60 5,70 6,00

Nguồn: Bộ Tài Chính

Thâm hụt cán cân thương mại

Bảng 1.5 cho thấy cán cân vãng lai Việt Nam giai đoạn 2002-2011 liên tục thâm hụt nguyên nhân là do cán cân thưong mại thâm hụt. Giai đoạn 2012-2014, cán cân thưong mại thặng dư lần đầu tiên ưong suốt 10 năm qua. Tuy nhiên, mức độ thặng dư đang có

Một phần của tài liệu Cảnh báo khủng hoảng tiền tệ và khủng hoảng hệ thống ngân hàng tại Việt Nam (Trang 26 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)