Các nghiên cứu trước sử dụng mơ hình Signal trong cảnh báo khủng

Một phần của tài liệu Cảnh báo khủng hoảng tiền tệ và khủng hoảng hệ thống ngân hàng tại Việt Nam (Trang 86 - 89)

2.2.3 .Ĩ Mơ hình mạng thần kinh nhân tạo ANNs

2.3 Các nghiên cứu trước về cảnh báo khủng hoảng tiền tệ và khủng hoảng hệ thống

2.3.1.1 Các nghiên cứu trước sử dụng mơ hình Signal trong cảnh báo khủng

thống ngân hàng

2.3.1 Các nghiên cứu trước sử dụng mơ hình Signal

2.3.1.1 Các nghiên cứu trước sử dụng mơ hình Signal trong cảnh báo khủng hoảng tiền tệ tiền tệ

Kaminsky, Lizondo & Reinhart (1998) sử dụng Signal cảnh báo sớm KHTT tại 20 nền kinh tế (5 nước công nghiệp và 15 nước đang phát triển) trong giai đoạn 1970-1995. Kết quả nghiên cứu cho thấy các biến tốt nhất có khả năng cảnh báo sớm KHTT gồm xuất khẩu, tỷ giá thực, M2/dự trữ ngoại hối, sản lượng và giá chứng khốn.

Edison (2003) sử dụng mơ hình Signal cảnh báo sớm KHTT tại 28 quốc gia trong giai đoạn 1970-1999. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng KHTT liên quan nhiều đến sự thay đổi của tỷ giá thực, xuất khẩu, M2/dự hữ ngoại hối.

Nguyễn Khắc Quốc Bảo (2010) sử dụng mơ hình Signal cảnh báo sớm KHTT Việt Nam trong giai đoạn 1998-2009 với chuỗi dữ liệu hàng năm gồm 10 biến: tỷ giá thực, xuất khẩu, chỉ số sản xuất công nghiệp, dự trữ ngoại hối, cung tiền M2, thừa số thưong mại, nhập khẩu, chênh lệch lãi suất thực trong nước so với nước ngoài, lãi suất cho vay/lãi suất tiền gửi, tổng tiền gửi ngân hàng. Từ đó, tác giả đưa ra hệ thống các giải pháp phòng ngừa KHTC cho Việt Nam trong quá trình hội nhập.

Lang (2013) sử dụng mơ hình Signal của Kaminsky & Reinhart (1999) cảnh báo KHTT cho 70 quốc gia trên thế giới trong giai đoạn 1957-2010 bàng cách bổ sung thêm các biến thuộc khu vực tài khóa. Kết quả nghiên cứu cho thấy KHHTNH và sự suy giảm tài chính của chính phủ là những chỉ số cảnh báo sớm KHTT hàng đầu.

Megersa & Cassimon (2013) sử dụng Signal cảnh báo KHTT ở Ethiopia trong giai đoạn tháng 01/1970 - tháng 12/2008. Ket quả cho thấy các chỉ số kinh tế phát tín hiệu khủng hoảng đáng kể gồm các chỉ số thuộc tài khoản vãng lai và khu vực tài chính trong nước. Lê Thị Thùy Vân (2015) sử dụng Signal cảnh báo KHTT Việt Nam trong giai đoạn tháng 03/2012 đến tháng 02/2014. Kết quả nghiên cứu cho thấy các chỉ số thường phát tín hiệu cảnh báo KHTT gồm xuất khẩu, nhập khẩu, cán cân vãng lai/GDP, số nhân cung tiền M2, nợ nước ngoài ngắn hạn/dự trữ ngoại hối và tỷ giá thực.

Võ Thị Thúy Anh & ctg (2016) sử dụng mơ hình Signal để cảnh báo KHTT Việt Nam trong giai đoạn 2005-2014. Ket quả nghiên cứu cho thấy các dấu hiệu cảnh báo KHTT của Việt Nam chủ yếu là nhập khẩu tăng, xuất khẩu giảm, dư thừa cung tiền thực Ml, suy giảm dự trữ ngoại hối, tăng trưởng tiền gửi huy động thấp, lãi suất thực cao và cao hom so với lãi suất thực nước ngoài, lãi suất cho vay quá cao so với lãi suất huy động, tín dụng tăng trưởng nóng và suy giảm sản lượng đầu ra.

Nguyen & Nguyen (2017) sử dụng Signal cảnh báo KHTT cho Việt Nam trong giai đoạn 1998-2014 với 14 chỉ số gồm tỷ giá thực, xuất khẩu, GDP thực, cung tiền Ml, dự trữ ngoại hối, số nhân cung tiền M2, thừa số thương mại, nhập khẩu, chênh lệch lãi suất trong nước so với nước ngoài, tỷ lệ lãi suất cho vay/lãi suất tiền gửi, tiền gửi ngân hàng, lãi suất tiền gửi thực, M2/dự trữ ngoại hối và tín dụng nội địa/GDP.

2.3.1.2 Các nghiên cứu trước sử dụng mơ hình Signal trong cảnh báo khủng hoảng hệ thống ngân hàng hệ thống ngân hàng

Borio & Lowe (2002) sử dụng Signal cảnh báo KHHTNH tại 34 quốc gia công nghiệp và mới nổi trong giai đoạn 1960-1999. Các tác giả lựa chọn các biến chứa thông tin cảnh báo KHHTNH, sau đó tổng hợp các biến này để tạo ra một tín hiệu tổng họp. Kết quả cho thấy: Đối với các quốc gia công nghiệp, chỉ số tổng hợp tốt nhất là kết họp tín dụng và giá cổ phần; đối với các nước thị trường mới nổi, chỉ số tổng hợp tốt nhất là kết hợp tín dụng, giá cổ phần và TGHĐ.

Borio & Drehman (2009) phát ưiển nghiên cứu của Borio & Lower (2002) bằng cách sử dụng mơ hình Signal trên cơ sở phát triển chỉ số tổng hợp kết họp tín dụng với giá bất động sản cho 18 quốc gia cơng nghiệp trong giai đoạn 1980-2003 và áp dụng ngồi mẫu cho giai đoạn 2004—2008 vì họ cho rằng ưong lịch sử, sự tăng mạnh bất thường ưong tín dụng nội địa và giá tài sản có xu hướng báo trước KHHTNH.

Alessi & Detken (2011) sử dụng Signal kiểm tra hiệu suất của các chỉ số cảnh báo sớm bong bóng giá tài sản tại 18 nước OECD trong giai đoạn 1970-2007. Kết quả cho thấy thước đo thanh khoản toàn cầu là chỉ số hiệu quả nhất, cung cấp thông tin dự báo hữu ích cho các nhà hoạch định chính sách.

Drehman & Juselius (2013) sử dụng Signal đánh giá sự vững mạnh của các chỉ số cảnh báo sớm KHHTNH tại 26 quốc gia trong giai đoạn quý 1/1980 - quý 2/2012. Kết quả nghiên cứu cho thấy tín dụng nội địa/GDP là chỉ số tốt nhất tại cửa sổ tín hiệu dài hơn, trong khi đó tỷ lệ nợ quá hạn chiếm ưu thế ở cửa sổ tín hiệu ngắn.

Drehman & Tsatsaronis (2014) sử dụng Signal cảnh báo KHHTNH tại 53 quốc gia mới nổi trong giai đoạn 1972-2011. Ket quả cho thấy tại các nước đã xảy ra KHHTNH, tín dụng/GDP là chỉ so duy nhất đủ mạnh cho việc hình thành các lỗ hổng tài chính.

2.3.1.3 Các nghiên cứu trước sử dụng mơ hình Signal trong cảnh báo khủng hoảng tiền tệ và khủng hoảng hệ thống ngân hàng tiền tệ và khủng hoảng hệ thống ngân hàng

Kaminsky & Reinhart (1999) sử dụng Signal cảnh báo KHTT và KHHTNH tại 20 nền kinh tế trong giai đoạn 1970-1995. Những phát hiện chính của nghiên cứu này là: KHHTNH đi trước và giúp giải thích KHTT, tuy nhiên KHTT làm sâu sắc hon KHHTNH và tự do hóa tài chính thường đi trước KHHTNH, các cuộc khủng hoảng xảy ra khi nền kinh tế đi vào suy thoái, sau một đợt bùng nổ kéo dài trong hoạt động kinh tế được thúc đẩy bởi tín dụng, dịng vốn và đồng tiền định giá quá cao.

Goldstein, Kaminsky & Reinhart (2000) sử dụng Signal cảnh báo KHTT và KHHTNH tại 25 quốc gia mới nổi và công nghiệp nhỏ trong giai đoạn 1970-1995. Ket quả cho thấy: (ì) Các chỉ số cảnh báo sớm đạt hiệu suất cao trong cảnh báo KHTT gồm tỷ giá thực, KHHTNH, giá cổ phiếu, xuất khẩu, M2/dự trữ ngoại hối, dự trữ ngoại hối, tài khoản vãng lai/GDP, tài khoản vãng lai/đầu tư; (ii) Các chỉ số cảnh báo sớm đạt hiệu suất cao trong cảnh báo KHHTNH gồm tỷ giá thực, giá cổ phiếu, số nhân cung tiền M2, chỉ số sản xuất cơng nghiệp, xuất khẩu, lãi suất thực, dịng vốn vào ngắn hạn/GDP và tài khoản vãng lai/đầu tư. Ket quả trên tìm thấy bằng chứng KHHTNH là nguyên nhân gây ra KHTT nhưng không phải là ngược lại.

Nguyễn Thị Kim Thanh (2008) sử dụng Signal cảnh báo KHTT và KHHTNH tại Việt Nam trong giai đoạn 1991-2005 với cửa sổ cảnh báo 24 tháng. Kết quả nghiên cứu cho thấy các chỉ số cảnh báo quan trọng là: Tỷ lệ tài sản nợ ngoại tệ/tài sản có ngoại tệ của HTNH, dự trữ ngoại hối, nợ nước ngoài ngắn hạn/dự trữ ngoại hối, thay đổi trong 12 tháng của tỷ lệ tài khoản vốn ngắn hạn/GDP, thay đổi trong 12 tháng của lãi suất thực. Ngô Thị Thu Trà & ctg (2016) sử dụng Signal cảnh báo căng thẳng tiền tệ và thanh khoản trong HTNH tại Việt Nam trong giai đoạn 2001-2015 vói cửa sổ cảnh báo 6 tháng. Ket quả nghiên cứu cho thấy: (i) Đối với cảnh báo căng thẳng tiền tệ USD/VND, các chỉ số cảnh báo đạt hiệu quả cao gồm: Tín dụng nội địa, cán cân thương mại/GDP, tỷ lệ tài sản nợ nước ngồi/huy động vốn, cán cân vãng lai/GDP, tài sản có nước ngồi/M2, tín dụng nội địa/GDP, dự trữ ngoại hối; (ii) Đối với cảnh báo căng thẳng thanh khoản VND, các chỉ số cảnh báo đạt hiệu quả cao gồm: huy động Vốn/M2, tổng

tín dụng/GDP, cán cân vãng lai/GDP, tín dụng VND/GDP, dự trữ ngoại hối, tổng tín dụng/huy động vốn, cán cân ngân sách/GDP, tài sản nợ nước ngoài/huy động vốn.

Sun & Huang (2016) sử dụng Signal cảnh báo KHTC Trung Quốc trong giai đoạn tháng 01/1994 - tháng 12/2012. Ket quả nghiên cứu cho thấy 4 chỉ số đạt hiệu quả cao trong cảnh báo sớm gồm: Tỷ lệ tăng trưởng của tổng dư nợ/tiền gửi, lạm phát, chỉ số giá bất động sản và tốc độ tăng trường của cung tiền M2.

Một phần của tài liệu Cảnh báo khủng hoảng tiền tệ và khủng hoảng hệ thống ngân hàng tại Việt Nam (Trang 86 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)