Định nghĩa khủng hoảng tiền tệ

Một phần của tài liệu Cảnh báo khủng hoảng tiền tệ và khủng hoảng hệ thống ngân hàng tại Việt Nam (Trang 44 - 45)

2.1 Tổng quan về khủng hoảng tiền tệ và khủng hoảng hệ thống ngân hàng

2.1.1.1 Định nghĩa khủng hoảng tiền tệ

KHTT đã ln ln là một tính năng của hệ thống tiền tệ quốc tế, cả trong hệ thống Bretton Woods với chế độ TGHĐ cố định và các nước công nghiệp phát triển trong thời kỳ hậu chiến tranh thế giới thứ hai cũng như sau những đợt suy thoái của các nước này vào những năm 1970. Những cuộc KHTT bao gồm các sự cố của hệ thống Bretton Woods 1971-1973, cuộc khủng hoảng của đồng bảng Anh 1976, khủng hoảng hệ thống tiền tệ Châu Âu 1992-1993, khủng hoảng Tequila của Mexico 1994—1995, KHTC Châu Á 1997-1998 với sự suy thoái nặng nề tại nhiều nền kinh tế tiên tiến trên thế giới. Có nhiều quan điểm về KHTT như:

Theo Frankel & Rose (1996), KHTT xảy ra khi TGHĐ danh nghĩa tăng ít nhất 25% và đồng thời vượt quá mức tăng năm trước 10%. Kaminsky, Lizondo & Reinhart (1998) cho rằng KHTT là trạng thái mà ở đó một cuộc tấn cơng đầu cơ vào đồng nội tệ dẫn đến sự thâm hụt phần lớn dự trữ ngoại tệ và làm mất giá nhanh chóng đồng nội tệ. Goldstein, Kaminsky & Reinhart (2000) nhấn mạnh KHTT xảy ra khi hoạt động đầu cơ tiền tệ dẫn đến sự giảm giá đột ngột của đồng nội tệ hoặc trường hợp chính phủ phải bảo vệ đồng nội tệ bằng cách tăng lãi suất hay chi ra một khối lượng lớn dự trữ ngoại hối. Trong khi đó, Krznar (2004) chỉ ra rằng KHTT là tình trạng mất giá danh nghĩa đồng nội tệ hoặc giảm sút đáng kể dự trữ ngoại hối quốc gia. Bumside, Eichenbaum & Rebelo (2007) cũng cho rằng KHTT được hiểu là thời kỳ đồng nội tệ bị mất giá một cách mạnh mẽ chỉ trong một khoảng thời gian ngắn.

Tổng hợp các đặc trưng của các định nghĩa khủng hoảng tiền tệ

Các định nghĩa KHTT như đã lược khảo ttên tuy dựa trên nhiều quan điểm khác nhau song lại bổ sung cho nhau. Tổng kết các quan điểm này cho thấy, định nghĩa một cuộc KHTT thể hiện các đặc trưng sau: (i) Đồng nội tệ mất giá nhanh chóng; (ii) Sự thâm hụt

phàn lớn dự trữ ngoại hối; (iii) Lãi suất tăng và (iv) Tấn công đầu cơ tiền tệ (Bảng 2.1). Từ đó, luận án đưa ra định nghĩa về KHTT như sau:

KHTT là một dạng KHTC, phản ánh sự mất giá nhanh chóng đồng nội tệ (TGHĐ danh nghĩa tăng) chỉ ttong một thời gian ngắn hoặc trường hợp hoạt động đầu cơ tiền tệ dẫn đến sự giảm giá đột ngột của đồng nội tệ buộc chính phủ phải bảo vệ đồng nội tệ bằng cách tăng lãi suất hay chi ra một khối lượng lớn dự trữ ngoại hối làm giảm sút đáng kể nguồn dự trữ ngoại hối quốc gia.

Băng 2.1: Tổng hợp các đặc trưng của các định nghĩa KHTT

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ lược khảo các định nghĩa KHTT

Tác giả và năm Đồng nội tệ mất giá nhanh chóng Sự thâm hụt phần lón dự trữ ngoại hối Lãi suất tăng Tấn cơng tiền tệ

Frankel & Rose (1996) X

Kaminsky, Lizondo & Reinhart (1998) X X X

Goldstein, Kaminsky & Reinhart (2000) X X X X

Krznar (2004) X X

Bumside, Eichenbaum & Rebelo (2007) X

Một phần của tài liệu Cảnh báo khủng hoảng tiền tệ và khủng hoảng hệ thống ngân hàng tại Việt Nam (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)