Định nghĩa khủng hoảng hệ thống ngân hàng

Một phần của tài liệu Cảnh báo khủng hoảng tiền tệ và khủng hoảng hệ thống ngân hàng tại Việt Nam (Trang 50 - 53)

2.1 Tổng quan về khủng hoảng tiền tệ và khủng hoảng hệ thống ngân hàng

2.1.2.1 Định nghĩa khủng hoảng hệ thống ngân hàng

Friedman & Schwartz (1963) đã đồng nhất KHHTNH với KHTC và cho rằng khi KHTC xảy ra, nếu khơng có sự can thiệp của NHTW thì sự ổn định của HTNH sẽ bị đe dọa và sụp đổ. Sự đổ vỡ của một vài ngân hàng chủ chốt thường là nguyên nhân kích hoạt hiện tượng đột biến rút tiền gửi tại các ngân hàng. Người gửi tiền thường hoảng loạn nên họ đổ xô rút hết tiền gửi của mình tại các ngân hàng. Khoản dự trữ tiền mặt của các ngân hàng vốn đã chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng tài sản càng trở nên hạn hẹp khi xuất hiện đột biến rút tiền gửi ngân hàng. Nếu khơng có sự can thiệp của NHTW thơng qua hoạt động hỗ trợ thanh khoản cho các ngân hàng đang mất khả năng thanh khoản, thì ngay cả nhũng ngân hàng đang hoạt động tốt nhất cũng có thể đổ vỡ.

Trong điều kiện hiện nay, hội nhập tài chính quốc tế đã làm xuất hiện nhiều yếu tố mới nên những cuộc khủng hoảng trong nhũng năm gần đây đã khác so với các cuộc khủng hoảng trước đây. Đặc biệt, hậu quả và tính lây nhiễm của các cuộc khủng hoảng dường như đã trở nên phổ biến. Chính vì vậy, ngày nay, KHHTNH chỉ cịn được đề cập đến

như một dạng của KHTC, có thể xảy ra đơn lẻ hoặc xảy ra đồng thời cùng với KHTT và khủng hoảng nợ. Có nhiều định nghĩa khác nhau về KHHTNH:

Theo Calomiris & Gorton (1991), KHHTNH xảy ra khi các chủ nợ ở nhiều hoặc tất cả các ngân hàng chuyển đổi quyền địi nợ của mình ra tiền hoặc tương đương tiền ở mức quá cao khiến các ngân hàng phải tạm ngưng quá trình chuyển đổi này.

Theo Kaminsky & Reinhart (1999), KHHTNH có thể được xác định dựa trên phản ứng của NHTW và được cụ thể hóa bằng hai sự kiện như sau: (i) Việc rút tiền hàng loạt ra khỏi HTNH dẫn đến NHTW phải đóng cửa, hợp nhất, kiểm sốt một hay nhiều ngân hàng và (ii) nếu khơng có hiện tượng rút tiền gửi đột biến khỏi HTNH thì việc đóng cửa, hợp nhất, kiểm soát hoặc một khoản trợ cấp lớn của chính phủ được xem là khởi đầu cho một cuộc KHHTNH.

Theo Ergrungor & Thomson (2005), khi NHTW nhận định những bất ổn trong HTNH đủ lớn, có thể phát triển thành vấn đề hệ thống và bắt đầu can thiệp thì HTNH có thể xem như khủng hoảng.

Theo Demiguc-Kunt & Detragiache (1998), một giai đoạn được coi là KHHTNH nếu ít nhất một trong bốn điều kiện sau xảy ra: (i) Tỷ lệ nợ xấu so với tổng vốn cho vay trong HTNH vượt quá 10%; (ii) chi phí cho hoạt động cứu trợ ngân hàng tối thiểu 2% GDP; (iii) nhiều vấn đề khó khăn của ngân hàng dẫn đến việc quốc hữu hóa các ngân hàng trên diện rộng và (iv) các biện pháp khẩn cấp như đóng băng tiền gửi, kéo dài ngày lễ ngân hàng, bảo đảm tiền gửi toàn bộ được áp dụng.

Theo Laeven & Valencia (2012), một cuộc KHNH được xem là hệ thống nếu xảy ra hai điều kiện: (i) Xuất hiện dấu hiệu khó khăn tài chính trong HTNH (như rút tiền gửi đột biến trong HTNH, tổn thất trong HTNH, và/hoặc giải thể các ngân hàng); (ii) xuất hiện các biện pháp can thiệp chính sách của chính phủ nhằm giải quyết các thiệt hại trong HTNH như: Hỗ trợ thanh khoản mở rộng (5% của các khoản tiền gửi và nợ phải trả cho người không cư trú), tổng chi phí tái cơ cấu HTNH ít nhất là 3% GDP, quốc hữu hóa các ngân hàng lớn, bảo lãnh, mua tài sản (ít nhất 5% GDP) và đóng băng tiền gửi và/hoặc ngày lễ ngân hàng. Theo Laeven & Valencia (2012), (i) được xem là điều kiện cần và đủ bởi vì một cuộc khủng hoảng ngân hàng có thể dẫn đến sự sụp đổ của HTNH mà không cần bất kỳ sự can thiệp nào của chính phủ (một ví dụ cụ thể là cuộc khủng hoảng năm 1995 tại Latvia, khi có tổng cộng 40% ngân hàng trong hệ thống tài chính đã bị đóng cửa, người gửi tiền bị thua lỗ, nhưng sự can thiệp của chính sách là rất hạn chế), tuy nhiên, rất khó để định lượng mức độ khó khăn tài chính trong HTNH một cách kịp thời

và chính xác, đặc biệt là đối với các quốc gia có thị trường tài chính chưa phát triển, cho nên phải xét thêm tiêu chí (ii) về chính sách can thiệp như một cách đo lường gián tiếp những khó khăn tài chính trong HTNH.

Trong khi đó, Frankel & Saravelos (2012) chỉ ra rằng dự trữ thanh khoản ngân hàng là một chỉ số quan trọng có liên quan đến các cuộc KHHTNH. Thật vậy, thanh khoản thấp phản ánh một nguy cơ cao hơn. Sự thiếu minh bạch tự bản thân nó liên quan chặt chẽ với việc tăng nguy cơ cho sự hoảng loạn ngân hàng. Ngồi ra, các tác giả này cịn cho rằng với sự sụp đổ của tín dụng thương mại, các nước đang phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu hàng hóa là dễ bị tổn thương nhất đối với cuộc KHHTNH.

Tổng hợp các đặc trưng của các định nghĩa KHHTNH

Các định nghĩa KHHTNH đã lược khảo trên tuy dựa trên nhiều quan điểm khác nhau nhưng nhìn chung thể hiện nhũng đặc trưng giống nhau và hỗ trợ, bổ sung cho nhau. Tổng hợp các đặc trưng của tất cả các quan điểm này (Bảng 2.3), luận án đưa ra định nghĩa KHHTNH như sau: KHHTNH là tình huống HTNH gặp phải những vấn đề khó khăn tài chính (rút tiền gửi đột biến, nợ xấu, thanh khoản thấp, mất khả năng thanh toán các khoản nợ cho khách hàng..) hoặc trường họp chính phủ, NHTW phải can thiệp thơng qua các biện pháp như quốc hữu hóa, đóng cửa, hợp nhất, kiểm sốt, trợ cấp, đóng băng tiền gửi, kéo dài ngày lễ ngân hàng, bảo đảm tiền gửi tồn bộ... nhằm ngăn chặn tình trạng khó khăn tài chính lan ra trên diện rộng làm tê liệt HTNH, gây thiệt hại cho nền kinh tế.

Bảng 2.3: Tổng hợp các đặc trưng của các định nghĩa KHHTNH

Tác giả và năm

HTNH gặp khó khăn tài

chính

Sự can thiệp của chính

phủ, NHTW vào HTNH Tỷ lệ nợ xấu>10% Rút tiền gửi đột biến Thanh khoản thấp, mất khả năng thanh toán các khoản nợ

Quốc hữu hóa, đóng cửa,

họp nhất, kiểm sốt, trợ cấp, đóng băng tiền gửi, kéo dài ngày lễ ngân hàng, bảo đảm tiền gửi

toàn bộ...

Calomiris & Gorton (1991) X

Kaminsky & Reinhart (1999) X X

Ergrungor & Thomson (2005) X

Nguôn: Tác giả tông hợp từ lược khảo các định nghĩa KHHTNH

Tác giả và năm

HTNH gặp khó khăn tài

chính

Sự can thiệp của chính

phủ, NHTW vào HTNH

(1998)

Laeven & Valencia (2012) X X X

Frankel & Saravelos (2012) X

Theo Kaufman (1996), tính dễ đổ vỡ trong hoạt động ngân hàng cao hơn các ngành khác vì: (i) Tỷ lệ vốn trên tổng tài sản thấp (tỷ lệ nợ cao); (ii) Tỷ lệ tiền mặt trên tổng tài sản thấp; (iii) Tỷ lệ tiền gửi ngắn hạn trên tổng tiền gửi lớn (khả năng rút vốn đồng loạt sẽ cao). HTNH có tính chất dễ vỡ nhưng khơng tự động chuyển sang đổ vỡ. Điều này có nghĩa là một hệ thống giám sát hữu hiệu, cảnh báo trước các nguy cơ ngân hàng, một cơ chế quản lý an toàn và hiệu quả sẽ có thể ngăn chặn sự đổ vỡ của các ngân hàng.

Một phần của tài liệu Cảnh báo khủng hoảng tiền tệ và khủng hoảng hệ thống ngân hàng tại Việt Nam (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)