CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu VÀ DỮ LIỆU
3.1.1.1 Xác định các giai đoạn khủng hoảng tiền tệ tại Việt Nam
Để trả lời câu hỏi nghiên cứu (1), luận án dựa trên việc phân tích bối cảnh thực tiễn tại Việt Nam trong chương 1 để đặt ra giả thuyết sau:
Giả thuyết Hl: Việt Nam đã xảy ra KHTT trong giai đoạn sau gia nhập WTO.
Đe kiểm định giả thuyết Hl, luận án sử dụng phương pháp chỉ số EMP để xác định các giai đoạn KHTT tại Việt Nam.
Xác định các giai đoạn KHTT tại Việt Nam là cơ sở để xây dựng biến phụ thuộc cho hệ thống cảnh báo sớm KHTT tại Việt Nam. Để làm được điều này, luận án sử dụng phương pháp chỉ số EMP dựa trên nghiên cửu của Eichengreen, Rose & Wysplosz (1995, 1996). Phương pháp này có thể áp dụng cho Việt Nam vì đã được áp dụng rất hiệu quả trong các nghiên cứu của Kaminsky, Lizondo & Reinhart (1998), Kaminsky & Reinhart (1999) (áp dụng cho nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có các quốc gia Đơng Á có điều kiện tương đồng như Việt Nam); được áp dụng ưong nghiên cứu của Comelli (2013) (cho 28 quốc gia mói nổi, trong đó có Việt Nam); hay được áp dụng trong nghiên cứu của Nguyễn Trọng Hoài & Trương Hồng Tuấn (2010) (cho 15 quốc gia mới nổi có điều kiện tương đồng như Việt Nam).
Luận án tính tốn chỉ số EMP của Việt Nam trong giai đoạn từ tháng 01/2002 đến tháng 12/2015 dựa trên nguồn số liệu của Thống kê Tài chính Quốc tế (International Financial Statistics - IFS) của IMF. Trong đó, NER là tỷ giá hối đoái danh nghĩa song phương USD/VND; r là lãi suất thực được tính theo hiệu ứng Fisher, lấy lãi suất danh nghĩa trừ tỷ lệ lạm phát và res là tổng dự trữ ngoại hối trừ vàng. Theo đó, các giai đoạn KHTT tại Việt Nam được ghi nhận như sau: KHTTt = 1 nếu EMP > pEMp +1,5 &EMP và KHTTt =
0 nếu ngược lại, với Pemp là trung bình của chỉ so EMP trong mẫu nghiên cứu và ƠPMP là độ lệch chuẩn của chỉ số EMP trong mẫu nghiên cứu. KHTT tại Việt Nam xảy ra nếu chỉ số EMP tại thời điểm t lớn hon hoặc bằng một ngưỡng cụ thể. Ngưỡng này được tính là tổng giá trị trung bình của chỉ số EMP và 1,5 làn độ lệch chuẩn của chỉ số EMP trong mẫu nghiên cứu.