2.1 Tổng quan về khủng hoảng tiền tệ và khủng hoảng hệ thống ngân hàng
2.1.1.2 Nguyên nhân của khủng hoảng tiền tệ
Tính đến nay, có bốn thế hệ mơ hình KHTT đều cố gắng để giải thích một cách cụ thể các hiện tượng KHTT đã xảy ra. Mỗi mơ hình được phát triển như là bài học kinh nghiệm được rút ra về nguyên nhân gây ra các cuộc KHTT, được tiếp nối theo sau các cuộc KHTT đã xảy ra trong quá khứ. Mơ hình KHTT thế hệ đầu tiên được xây dựng sau khi các cuộc khủng hoảng cán cân thanh toán đã xảy ra ở Mexico, Argentina, Chile trong những năm 70 và đầu những năm 1980. Cuộc khủng hoảng hệ thống tiền tệ Châu Âu 1992-1993 và cuộc khủng hoảng Mexico 1994—1995 là cơ sở để xây dựng và hình thành mơ hình KHTT thế hệ thứ hai. Tiếp đến, những nỗ lực để xây dựng mơ hình KHTT thế hệ thứ ba bắt đầu từ sau khi xảy ra cuộc KHTC Châu Á 1997-1998. Cuối cùng, mơ hình KHTT thế hệ thứ tư là sự kết hợp của các mơ hình ba thế hệ nêu trên cùng với các yếu tố thể chế và ngày nay mơ hình này vẫn đang được tiếp tục nghiên cứu theo hướng dần hoàn thiện hơn với mục tiêu nắm bắt một cách chính xác các cuộc KHTT ngày càng phức tạp theo xu hướng biến động của kinh tế thế giới.
Krugman (1979) đã xây dựng mơ hình KHTT thế hệ thứ nhất giải thích các cuộc KHTT như là kết quả của sự mâu thuẫn cơ bản trong các chính sách vĩ mơ. Các cuộc KHTT đã được dự báo trước bỏi sự suy giảm trong các yếu tố kinh tế vĩ mô nền tảng, chẳng hạn như phát hành tiền để bù đắp thâm hụt ngân sách thường xuyên, hoặc thâm hụt tài khoản vãng lai dai dẳng làm cạn kiệt dự trữ ngoại hối. Mơ hình này sau đó được Flood & Garber (1984) cải tiến nhờ vào kết quả quan sát từ các cuộc khủng hoảng ở Argentina 1981 và Mexico 1982.
Mơ hình KHTT thế hệ thứ nhất ra đời trong hoàn cảnh các quốc gia có nền tảng kinh tế vĩ mơ yếu kém, nợ nước ngoài quá lớn, ngân sách thâm hụt trầm trọng và kéo dài buộc chính phủ phải phát hành tiền để bù đắp khiến lạm phát gia tăng, đồng nội tệ mất giá, cán cân vãng lai cũng thâm hụt trầm trọng khiến các chủ thể trong nền kinh tế có xu hướng găm giữ ngoại tệ càng gây sức ép lên sự mất giá của đồng nội tệ. Trước tình hình trên, chính phủ Hên tục phải bán ngoại tệ để bảo vệ tỷ giá. Khi nguồn dự trữ ngoại hối giảm xuống dưới mức nợ ngoại tệ ngắn hạn, buộc chính phủ phải chấm dứt chế độ tỷ giá cố định chuyển sang thả nổi tỷ giá và KHTT nổ ra. Flood & Garber (1984) đặc biệt nhấn mạnh rằng ngay trước khi dự trữ ngoại hối cạn kiệt, sự suy yếu của các yếu tố kinh tế vĩ mơ căn bản trở thành tín hiệu cho các cuộc tấn công đầu cơ vào đồng tiền nội tệ và có thể gây áp lực làm cho việc phá giá diễn ra nhanh hơn. Mơ hình này được thể hiện rõ nhất trong các cuộc KHTT ở các nước Châu Mỹ Latinh vào cuối những năm 1970, đầu những năm 1980.
Mơ hình KHTT thế hệ thứ nhất đã chứng minh được sự sụp đổ chế độ TGHĐ cố định tại các quốc gia có nền tảng vĩ mơ yếu kém khi nguồn dự trữ ngoại hối bị cạn kiệt. Tuy nhiên, các cuộc KHTT trong thực tế vẫn xảy ra ở các quốc gia phát triển có nguồn dự trữ ngoại hối dồi dào, chính phủ có đủ khả năng để bảo vệ tỷ giá nhưng đã quyết định chọn giải pháp từ bỏ chế độ TGHĐ cố định, thả nổi tỷ giá khi bị các nhà đầu cơ tấn công do những mối quan ngại về tác động của lãi suất cao và thất nghiệp (Ozkak & Sutherland, 1993). Minh chứng là cuộc khủng hoảng hệ thống tiền tệ Châu Âu 1992-1993 đã xảy ra trong điều kiện như vậy.
(2) Mơ hình khủng hoảng tiền tệ thế hệ thứ hai
Cuộc khủng hoảng hệ thống tiền tệ Châu Âu 1992-1993 xảy ra gắn với sự ra đời của mơ hình KHTT thế hệ thứ hai. Mơ hình này được Obstfeld (1994, 1996) xây dựng và phát triển. Đây là mơ hình khủng hoảng tự phát sinh (self - fulfilhng), xuất phát và lây lan từ yếu tố kỳ vọng của nhà đầu cơ và hành vi “đám đơng” trong bối cảnh các quốc gia có
mức độ yếu kém về tài chính và vĩ mơ vừa phải. Việc cam kết duy trì tỷ giá cố định của chính phủ bị suy yếu do các biện pháp bảo vệ tỷ giá quá tốn kém, chẳng hạn như khi chính phủ thực hiện CSTT thắt chặt, lãi suất bị đẩy lên cao, gây ảnh hưởng xấu đến tăng trưởng kinh tế và tạo việc làm. Trước tín hiệu đó, các nhà đầu cơ kỳ vọng sẽ có phá giá đồng nội tệ nên đã bán tháo đồng nội tệ để mua ngoại tệ. Áp lực này buộc chính phủ phải từ bỏ chế độ tỷ giá cố định để thực thi CSTT mở rộng trước những cuộc tấn công quy mô lớn của giới đầu cơ tiền tệ khi kỳ vọng của họ gắn kết với nhau và hậu quả là KHTT nổ ra một cách nhanh chóng.
Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, khi một quốc gia phá giá đồng tiền sẽ làm giảm lợi thế cạnh tranh ngoại thương của các nước khác trong khu vực buộc các nước khác cũng phải phá giá đồng tiền, tạo nên một sự lan truyền mạnh mẽ của khủng hoảng (Eichengreen, Rose & Wyplosz, 1996).
Mơ hình KHTT the hệ thứ hai khẳng định rang KHTT vẫn xảy ra theo cách tự phát sinh do yếu tố kỳ vọng, tính lan truyền và việc theo đuổi các mục tiêu vĩ mơ của chính phủ chứ khơng phải do dự trữ ngoại hối cạn kiệt. Thơng thường khi chính phủ áp dụng CSTT thắt chặt thì phải mất một khoảng thời gian nhất định thì tỷ lệ lãi suất cao trong nước mới ảnh hưởng bất lợi tới thất nghiệp và ngân sách. Do đó, mơ hình này khơng giải thích được tại sao khủng hoảng tự phát sinh lại xảy ra trong thời gian ngắn như vậy và tại sao các nhà đầu cơ lại đồng loạt điều chỉnh dự đốn của họ. Mơ hình này chỉ có thể giải thích tốt tình huống trong đó các nhà đầu cơ lớn tồn tại ưên thị trường, nhưng không thể giải thích được tình huống mà ở đó cần có sự phối hợp giữa các nhà đầu cơ để tạo ra những cuộc tấn công tự phát. Ngồi ra, mơ hình KHTT thế hệ thứ hai khơng thể giải thích tốt cuộc KHTC Châu Á bởi lẽ các nước này khơng có vấn đề thất nghiệp hay nợ chính phủ nào đáng kể trước khi khủng hoảng xảy ra nên khơng cần phải loại bỏ chính sách TGHĐ cố định để thực thi CSTT mở rộng (được coi là nguyên nhân của cuộc khủng hoảng hệ thống tiền tệ Châu Âu).
(3) Mơ hình khủng hoảng tiền tệ thế hệ thứ ba
Cuộc KHTC Châu Á xuất phát từ Thái Lan 1997 gắn với sự ra đời của mơ hình KHTT thế hệ thứ ba. Mơ hình này được giải thích bởi Yoshitomi & Ohno (1999), Kaminsky & Reinhart (1999), đặc trưng cho các cuộc khủng hoảng tài khoản vốn ưong cán cân thanh toán quốc tế. Khủng hoảng tài khoản vốn thường dẫn đến khủng hoảng kép là KHTT và KHHTNH.
Yoshitomi & Ohno (1999) cho rằng, trong điều kiện tự do hóa tài khoản vốn theo lộ trình khơng thích hợp làm cho luồng vốn tư nhân chảy vào trong nước quá mức thâm hụt tài khoản vãng lai cơ bản làm thặng dư trong cán cân thanh toán quốc tế xuất hiện. Điều này làm tăng dự trữ ngoại hối, mở rộng tiền tệ và bùng nổ tín dụng trong nước, kéo theo một sự bùng nổ kinh tế trong nước. Do việc đầu tư quá mức và kém hiệu quả vào các lĩnh vực như bất động sản, chứng khoán đã làm cho giá trị các tài sản tài chính tăng cao hơn giá trị thực làm xuất hiện tình trạng bong bóng giá tài sản. Khi nền kinh tế xấu đi cùng với sự vỡ tung của bong bóng giá tài sản, các nhà đầu tư nước ngoài bắt đầu đồng loạt rút vốn và người dân bắt đầu chuyển tiết kiệm của họ ra nước ngoài. Các tài khoản vốn thặng dư bắt đầu giảm và sau đó biến thành thâm hụt trầm trọng, dẫn đến cán cân thanh toán quốc tế cũng thâm hụt trầm trọng. Chính phủ buộc phải can thiệp để bảo vệ TGHĐ, dẫn đến sự cạn kiệt nguồn dự trữ ngoại hối báo hiệu một cuộc KHTT sắp xảy ra. Một vấn đề nữa phát sinh trong điều kiện tự do hóa tài khoản vốn với lượng vốn nước ngồi ngắn hạn khổng lồ chảy vào trong nền kinh tế, đã được các ngân hàng sử dụng để cho vay trung và dài hạn, đầu tư vào những dự án rủi ro cao trong khi việc giám sát các khoản vay này hết sức lỏng lẻo và dễ dãi tạo nên sự bất cân xứng về kì hạn giữa tài sản nợ và tài sản có, làm nợ ngoại tệ kì hạn ngắn gia tăng, rủi ro tín dụng tăng cao cùng với sự tăng nhanh của tỷ lệ nợ xấu. Khi đồng nội tệ mất giá làm cho bảng cân đối tài sản của các công ty và các ngân hàng cũng sụt giảm giá trị nhanh chóng, trong điều kiện đó dịng vốn ngắn hạn nước ngồi cũng giảm mạnh và đảo chiều, tiếp tục tác động thêm khiến cho tài sản ròng của ngân hàng tiếp tục mất giá, ngân hàng rơi vào tình thế khó khăn, theo đó tín dụng nội địa bị thu hẹp, bảng cân đối tài sản của ngân hàng ngày càng tồi tệ hơn nữa. Q trình tác động vịng xốy và cộng hưởng này làm cho khủng hoảng bùng phát trong một thời gian rất ngan và đẩy các nền kinh tế ngập sâu vào vịng suy thối (Lê Vân Anh, 2008).
Kaminsky & Reinhart (1999) khẳng định rằng khi tự do hóa tài khoản vốn theo lộ trinh khơng thích hợp, KHHTNH và KHTT trở nên gắn kết chặt chẽ. KHHTNH thường đi trước các cuộc KHTT và khi KHTT xảy ra thì sẽ nhanh chóng tác động làm trầm trọng thêm KHHTNH, kích hoạt một vịng xốy luẩn quẩn. Ket quả là nền kinh tế rơi vào khủng hoảng kép.
Như vậy, cuộc khủng hoảng Châu Á 1997-1998 đặc trưng cho mơ hình KHTT thế hệ thứ ba, đã mang lại một xu hướng mới trong nghiên cứu về KHTT nói riêng và KHTC nói chung. Các ngân hàng và các tổ chức tài chính mở rộng và dễ dàng trong chính sách
cho vay của họ trong thời gian trước cuộc khủng hoảng, bởi vì họ tin tưởng vào một gói cứu trợ của chính phủ trong trường hợp có các vấn đề về khả năng thanh toán. Hành vi rủi ro đạo đức này dẫn đến một sự gia tăng quá mức của nợ tư nhân bên ngoài được tiếp theo bởi một sự sụp đổ (McKinnon & Pill, 1997). Một sự mất giá tiền tệ có thể kích hoạt một cuộc KHHTNH và khủng hoảng nợ khi các ngân hàng và chính phủ có một sự mất cân đối trên bảng cân đối tài sản: Tài sản trong nước được tài trợ bởi nợ nước ngoài (Chang & Velasco, 1998). Krugman (2003) cho biết thêm, một sự kết hợp của các yếu tố như hoảng loạn trong cộng đồng đầu tư quốc tế, những sai lầm trong chính sách xử lý khủng hoảng, và việc xây dựng các chương trình cứu hộ quốc tế yếu kém gây ra một sự hoảng loạn tài chính mà hậu quả là KHTT, đột biến rút tiền gửi ngân hàng dẫn đến phá sản hàng loạt trong khu vực ngân hàng và bất ổn chính trị.
Tóm lại, mơ hình KHTT thế hệ thứ ba cho thấy có bốn đặc điểm: (i) KHHTNH có tương quan mạnh với KHTT; (ii) Dòng vốn vào tăng mạnh trước khủng hoảng và sụp đổ nhanh chóng trong thời kỳ khủng hoảng; (iii) HTNH xuất hiện tình trạng khó khăn tài chính; (iv) Nền tảng vĩ mơ suy yếu ngay trước khi khủng hoảng nổ ra (thâm hụt thương mại, tỷ giá thực bị định giá cao). Tất cả những điều này xuất hiện kết hợp với những cuộc tấn cơng đầu cơ tiền tệ đã nhanh chóng làm sụp đổ chế độ TGHĐ cố định và KHTT nổ ra.
(4) Mơ hình khủng hoảng tiền tệ thế hệ thứ tư
Breuer (2004) cho rằng ngoài các yếu tố kinh tế vĩ mô căn bản như thâm hụt ngân sách, thâm hụt tài khoản vãng lai, lạm phát, tăng trưởng tín dụng quá mức... hay yếu tố phi kinh tế như yếu tố tâm lý, kỳ vọng gắn kết, hành vi đám đơng, tính lan truyền đã được đề cập trong các mơ hình KHTT ba thế hệ nêu trên, các yếu tố thể chế như khung pháp luật, chất lượng dịch vụ công, tham nhũng, những quy định tài chính... cũng là những yếu tố góp phần hay ngăn ngừa KHTT. Theo đó, mơ hình KHTT thế hệ thứ tư phản ánh sự kết hợp này. Sự phát triển của mơ hình KHTT thế hệ thứ tư đang diễn ra. Mặc dù các yếu tố kinh tế cũng đóng một vai trị quan trọng trong mơ hình KHTT thế hệ thứ tư, nhưng các yếu tố thể chế thiết lập các điều kiện cho các kết quả kinh tế.
Tổng hợp các đặc trưng từ lược khảo các mơ hình KHTT
Tổng hợp các đặc trưng từ lược khảo các mơ hình KHTT bốn thế hệ (Bảng 2.2), luận án rút ra kết luận về những nguyên nhân gây ra KHTT gồm: Nen tảng kinh tế vĩ mô yếu kém, tấn công đầu cơ tiền tệ, dự trữ ngoại hối thấp, kỳ vọng thị trường, tính lan truyền, hành vi “đám đơng”, chính phủ theo đuổi các mục tiêu kinh tế vĩ mô từ bỏ mục tiêu bảo vệ tỷ giá, chảy máu ngoại tệ, khủng hoảng ngân hàng và các yếu tố thể chế yếu kém.
Trong đó, bốn thế hệ các mơ hình KHTT đều chỉ ra hành vi tấn cơng đầu cơ tiền tệ là nguyên nhân trực tiếp đẩy nhanh q trình KHTT. Và mơ hình KHTT thế hệ thứ tư đã ke thừa tất cả các đặc trưng của ba the hệ mơ hình KHTT trước đó trên cơ sở bổ sung thêm các yếu tố thể chế cho thấy đây là mơ hình hồn hảo nhất tính đến thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, trong thực tế việc lượng hóa mơ hình KHTT thế hệ thứ tư rất khó thực hiện do chưa có đầy đủ nguồn dữ liệu về các yếu tố thể chế và yếu tố phi kinh tế. Đây cũng là vấn đề còn hạn chế dẫn đến việc xây dựng các mơ hình định lượng trong cảnh báo KHTT trên thế giới gặp nhiều khó khăn và chưa đạt được hiệu quả tối đa trong phòng ngừa KHTT.
Bảng 2.2: T mg hợp các đặc trưng của bốn thế hệ các mơ hình KHTT Các thế hệ mơ hình KHTT Nền tảng kinh tế vĩ mô yếu kém Tấn công đầu cơ tiền tệ Dự trữ ngoại hối thấp Kỳ vọng thị trường Tính lan truyền, hành vi “đám đơng” Chính phủ theo đuổi các mục tiêu vĩ mơ Chảy máu ngoại tệ Khủng hoảng ngân hàng Yếu tố thể chế yếu kém Thứ nhất X X X Thứ hai X X X X Thứ ba X X X X X X Thứ tư X X X X X X X X X
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ lược khảo bốn thế hệ mơ hình KHTT