Xác định các giai đoạn khủng hoảng hệ thống ngân hàng Việt Nam

Một phần của tài liệu Cảnh báo khủng hoảng tiền tệ và khủng hoảng hệ thống ngân hàng tại Việt Nam (Trang 101 - 103)

CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu VÀ DỮ LIỆU

3.1.1.2 Xác định các giai đoạn khủng hoảng hệ thống ngân hàng Việt Nam

Đe trả lời câu hỏi nghiên cứu (2), luận án dựa hên việc phân tích bối cảnh thực tiễn tại Việt Nam trong chương 1 để đặt ra giả thuyết sau:

Giả thuyết H2: Việt Nam đã xảy ra KHHTNH trong giai đoạn sau gia nhập WTO.

Đe kiểm định giả thuyết H2, luận án sử dụng phương pháp chỉ so BSF kết hợp với tham khảo thêm phương pháp sự kiện để xác định các giai đoạn KHHTNH Việt Nam. Để làm được điều này, trước hết phải lựa chọn phương pháp phù họp với điều kiện và nguồn dữ liệu của Việt Nam.

Lựa chọn phương pháp xác định các giai đoạn KHHTNH Việt Nam

Một trong những dấu hiệu quan trọng nhất của KHHTNH là sự tan công bất ngờ của người gửi tiền vào HTNH để rút tiền gửi của họ, nhưng HTNH Việt Nam chưa bao giờ gặp phải hiện tượng như tháo chạy, phá sản và khơng có khả năng trả nợ do luôn nhận được sự hỗ trợ từ Chính phủ và NHNN. Từ năm 1975 đến 2015, ở Việt Nam chưa có ngân hàng nào tuyên bố phá sản bởi vì vấn đề chính thức luật hóa các quy định về phá sản ngân hàng chỉ mới được đề cập trong Luật Phá sản 2014 được Quốc hội thơng qua ngày 19/06/2014 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2015. Ngoài ra, nếu để ngân hàng phá sản sẽ tác động xấu đến HTNH, thị trường và tâm lý của người dân (Đỗ Thị Thu Quỳnh, 2014). Điều này cũng giải thích vì sao giải pháp mà NHNN ưu tiên khi xử lý là tiến hành sáp nhập, hợp nhất những ngân hàng đó thay vì cho phá sản. Một mặt, biện pháp này hạn chế hiệu ứng rút tiền hàng loạt dễ dẫn đến KHHTNH, mặt khác là do ngân sách để xử lý khủng hoảng của Việt Nam rất eo hẹp. Theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng 2010, thì một ngân hàng sẽ bị kiểm soát đặc biệt nếu như rơi vào một trong năm trường hợp: Có nguy cơ mất khả năng thanh toán, nợ xấu chiếm từ 10% trở lên, số lỗ lũy kế lớn hơn 50% tổng số vốn tự có, bị xếp loại yếu kém và khơng duy trì được tỷ lệ an tồn vốn tối thiểu.

Do vậy, mặc dù tại Việt Nam chưa có tình trạng phá sản ngân hàng nhưng theo các định nghĩa KHHTNH, nếu xuất hiện các sự kiện như sáp nhập, hợp nhất ngân hàng hoặc trợ cấp của NHTW cũng là một dấu hiệu cho thấy có sự xuất hiện bất ổn tài chính trong

HTNH hoặc KHHTNH. Tuy nhiên, các sự kiện KHHTNH Việt Nam chưa được NHNN cơng nhận một cách chính thức. Do đó, khơng thể sử dụng duy nhất phương pháp sự kiện để xác định các giai đoạn KHHTNH Việt Nam. Ngoài ra, nếu áp dụng số liệu theo phương pháp sự kiện theo tần suất năm thì chuỗi thời gian của Việt Nam quá ngắn không phù hợp để áp dụng các mơ hình cảnh báo KHHTNH dưới dạng hồi quy Logit/Probit. Hơn nữa, nguồn số liệu của Việt Nam còn hạn chế, đặc biệt là số liệu về nợ xấu thực tế của HTNH Việt Nam hiện nay vẫn còn là một ẩn số và không được công bố một cách đầy đủ dưới dạng chuỗi thời gian theo tần suất tháng trong giai đoạn từ tháng 01/2002 đến tháng 12/2015.

Tóm lại, vì những hạn chế nêu trên của phương pháp sự kiện nếu áp dụng cho Việt Nam, luận án chọn phương pháp chỉ số kết hợp với tham khảo thêm phương pháp sự kiện để xác định các giai đoạn KHHTNH Việt Nam. Phương pháp chỉ số được áp dụng trong luận án là phương pháp chỉ so BSF dựa trên nghiên cứu của Kibritcioglu (2003) đã được chứng minh rất hiệu quả trong việc đo lường tính dễ bị tổn thương trong HTNH tại 22 quốc gia đã từng trải qua KHHTNH trong vịng ba thập kỷ, trong đó có các quốc gia Đơng Á có điều kiện tương đồng như Việt Nam gồm Malaysia, Indonesia, Philippines, Hàn Quốc, Thái Lan.

Xác định các giai đoạn khủng hoảng hệ thống ngân hàng Việt Nam

Dựa trên phương pháp chỉ so BSF theo nghiên cứu của Kibritcioglu (2003), luận án tiến hành tính tốn chỉ số BSF3 và BSF2 cho HTNH Việt Nam trong giai đoạn từ tháng 01/2002 đến tháng 12/2015 dựa trên nguồn số liệu từ IFS, trong đó:

- LCPS là tổng tín dụng thực của khu vực tư nhân trong nền kinh tế được tính bằng cách lấy tổng tín dụng danh nghĩa của khu vực tư nhân trong IFS, sau đó loại trừ mức tăng giá cả (đo bằng tỷ lệ lạm phát được lấy từ IFS).

- LFL là nợ nước ngoài thực của HTNH được tính bằng cách lấy nợ nước ngồi danh nghĩa của HTNH trong IFS, sau đó loại trừ mức tăng giá cả (được lấy từ IFS).

- LDEP là tổng tiền gửi ngân hàng thực được tính bằng cách lấy tổng tiền gửi ngân hàng danh nghĩa trong IFS, sau đó loại trừ mức tăng giá cả (được lấy từ IFS).

Một cuộc KHHTNH được xác định khi xuất hiện Hên tiếp nhiều pha xen kẽ nhau phản ánh tính dễ tổn thương của HTNH ở mức trung bình và cao (khi chỉ so BSF2 và/hoặc BSF3 vượt quá mức ngưỡng) cộng với sự xuất hiện kèm theo các sự kiện khủng hoảng ngân hàng. Những pha phản ánh tính dễ tổn thương của HTNH ở mức trung bình tách biệt nhau sẽ không được xem là KHHTNH. Những pha phản ánh tính dễ tổn thương của

HTNH ở mức cao nếu khơng có sự xuất hiện kèm theo các sự kiện khủng hoảng ngân hàng cũng không được xem là KHHTNH. Theo đó, các giai đoạn KHHTNH tại Việt Nam được ghi nhận như sau: KHHTNHt=l nếu có KHHTNH xảy ra và KHHTNHt=0 nếu ngược lại.

Một phần của tài liệu Cảnh báo khủng hoảng tiền tệ và khủng hoảng hệ thống ngân hàng tại Việt Nam (Trang 101 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)