Xác định mối quan hệ nhân quả giữa khủng hoảng tiền tệ và khủng hoảng hệ

Một phần của tài liệu Cảnh báo khủng hoảng tiền tệ và khủng hoảng hệ thống ngân hàng tại Việt Nam (Trang 103)

CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu VÀ DỮ LIỆU

3.1.2 Xác định mối quan hệ nhân quả giữa khủng hoảng tiền tệ và khủng hoảng hệ

thống ngân hàng tại Việt Nam

Để trả lời câu hỏi nghiên cứu (3), luận án dựa trên cơ sở lý thuyết ở chương 2 về mối quan hệ nhân quả giữa KHTT và KHHTNH để đặt ra giả thuyết sau:

Giả thuyết H3: Giữa KHTT và KHHTNH tại Việt Nam có tồn tại mối quan hệ nhân quả.

Để kiểm định giả thuyết này, luận án sử dựng mơ hình VAR được đề xuất bởi Sims (1980) để kiểm định nhân quả Granger (Granger, 1969) với hai biến nội sinh trong mơ hình VAR là EMP đại diện cho KHTT và BSF đại diện cho KHHTNH tại Việt Nam. Mơ hình VAR là sự kết hợp của hai phương pháp: Tự hồi qui đơn chiều và hệ phương trình ngẫu nhiên, là mơ hình bao gồm hệ phương trình, khơng phân biệt biến độc lập và biến phụ thuộc. Sims (1980) cho rằng nếu tồn tại mối quan hệ đồng thời giữa các biến này thì chúng phải được xem xét với vai trị như nhau, hay nói cách khác tất cả các biến này đều là biến nội sinh.

Kiểm định nhân quả Granger thực hiện trên cơ sở mơ hình VAR, được sử dụng trong luận án nhằm xác định mối quan hệ nhân quả giữa hai biến số EMP và BSF có phương trình hồi quy như sau:

EMPt = aữ + ỷ ữị BSFtì + ỳ b, BSF., + ut (1) ĩ u 1 Ị—1 1 ĩ—1 ĩ ' z t=l Í=1 BSF = c0 + ỷ C.EMP + ỳ d.EMP , + vt (2) ĩ u 1 ĩ—1 1 ĩ—1 ĩ ' ' r=l r=l

Qui trình thực hiện kiểm định nhân quả Granger như sau:

- Bước 1: Kiểm định nghiệm đơn vị cho các chuỗi dữ liệu BSF và EMP bằng kiểm định Augmented Dickey-Fuller (ADF) và Phillips-Perron (PP).

- Bước 2: Lựa chọn độ trễ tối ưu của mơ hình VAR

Trong kiểm định Granger, chiều dài độ trễ (k) được lựa chọn theo phương pháp VAR lag Order Selection Criteria.

- Bước 3: Kiểm định tính ổn định của mơ hình VAR

Luận án sử dụng kiểm định nghiệm đa thức đặc tính để kiểm định tính ổn định của mơ hình VAR.

- Bước 4: Kiểm định nhân quả Granger

Luận án thực hiện kiểm định Pairwise Granger Causality Tests và VAR Granger Causality/Block Exogeneity Wald Tests để kiểm định nhân quả Granger với độ trễ tối ưu đã được lựa chọn.

3.1.3 Xác định các chỉ sổ cảnh báo sớm khủng hoảng tiền tệ và khủng hoảng hệ thống ngân hàng tiềm năng tại Việt Nam

3.1.3.1 Xác định các chỉ số cảnh báo sớm khủng hoảng tiền tệ tiềm năng tại Việt Nam

Luận án lựa chọn các chỉ số cảnh báo sớm KHTT tiềm năng cho Việt Nam dựa trên lược khảo các nghiên cứu trước đây, bối cảnh thực tiễn của Việt Nam và nguồn dữ liệu sẵn có theo tần suất tháng của Việt Nam. Qua đó, luận án đề xuất 16 chỉ số cảnh báo KHTT tiềm năng cho Việt Nam với nguồn dữ liệu thứ cấp được lấy từ IFS, CEIC, Datastream của Thomson Reuters, Bloomberg L.P và tính tốn của tác giả trong giai đoạn từ tháng 01/2002 đến tháng 12/2015 (Bảng 3.1).

Hầu hết các biến độc lập theo tần suất tháng trong luận án (ngoại trừ các biến lãi suất) được xác định là phần trăm thay đổi 12 tháng. Dạng dữ liệu này có ưu điểm là làm giảm "độ nhiễu”, các biến được chuyển đổi đảm bảo có tính dừng và khơng phải chịu ảnh hưởng của yếu tố mùa vụ (Kaminsky & Reinhart 1999).

Sau đây là phần giải thích ý nghĩa, lý do sử dụng biến, cách tính tốn và thu thập dữ liệu 16 biến số sử dụng trong hệ thống cảnh báo sớm KHTT tại Việt Nam:

- Tỷ giá thực (REER): Luận án sử dụng tỷ giá thực đa phương đại diện cho tỷ giá thực của Việt Nam do chỉ số này phản ánh năng lực cạnh tranh của hàng hóa ngoại thương trong nước so với các đối tác thương mại chính, đa phần được sử dụng trong các nghiên cứu trước tiêu biểu như Kaminsky & Reinhart (1999), Goldstein, Kaminsky & Reinhart (2000), Edison (2003).

Trong khi đó, các nghiên cứu trước của Việt Nam về cảnh báo sớm KHTT đều sử dụng tỷ giá thực song phương USD/VND để đại diện cho tỷ giá thực là chưa phản ánh đầy đủ năng lực cạnh tranh hàng hóa ngoại thương Việt Nam so với các đối tác thương mại chính. Theo số liệu thực tế từ Direction of Trade Statistics (DOTS) của IMF, thì tính đến tháng 12/2015, tỷ trọng thương mại hai chiều của Việt Nam với Mỹ chỉ chiếm khoảng 15%, trong khi đó với Trung Quốc chiếm đến 39%, Hàn Quốc cũng chiếm đến 13%, Nhật Bản 10% và các đối tác thương mại khác cũng chiếm tỷ trọng đáng kể (Phụ lục 2).

Bảng 3.1: Các chỉ số cảnh báo sớm KHTT tiềm năng tại Việt Nam

STT Chỉ số Ký hiệu

Hướng

tác động Nguồn dữ liệu Các nghiên cứu trước về cảnh báo sớm KHTT tham khảo

1 Tỷ giá thực REER

Tính tốn của tác giả

Kaminsky, Lizondo & Reinhart (1998); Kaminsky & Reinhart (1999); Berg & Pattillo (1999);Goldstein, Kaminsky & Reinhart (2000); Karnin, Schindler & Samuel (2001); Edison (2003); Yiu, Ho & Jin (2009), Ari (2012).

2 Xuất khẩu EX IFS

Kaminsky, Lizondo & Reinhart (1998); Kaminsky & Reinhart (1999); Berg & Pattillo (1999), Goldstein, Kaminsky & Reinhart (2000); Edison (2003), Nguyễn Trọng Hoài & Truong Hồng Tuấn (2010), Nguyễn Việt Hùng & Hà Quỳnh Hoa (2011), Lê Thị Thùy Vân (2015), Võ Thị Thúy Anh & ctg (2016).

3 Nhập khẩu IM + IFS

Kaminsky, Lizondo & Reinhart (1998); Kaminsky & Reinhart (1999), Le Thị Thùy Vân (2015), Võ Thị Thúy Anh & ctg (2016).

4

Cung tiền M2/dự

trữ ngoại hối M2RES + IFS

Kaminsky, Lizondo & Reinhart (1998); Kaminsky & Reinhart (1999); Berg & Pattillo (1999); Karnin, Schindler & Samuel (2001); Goldstein, Kaminsky & Reinhart (2000); Edison (2003); Yiu, Ho & Jin (2009) và Nguyễn Phi Lân (2011).

5 Dự trữ ngoại hối RES IFS

Kaminsky, Lizondo & Reinhart (1998); Kaminsky & Reinhart (1999); Goldstein, Kaminsky & Reinhart (2000); Edison (2003); Berg & Pattillo (1999), Cornell! (2013), Nguyễn Trọng Hoài & Trương Hồng Tuấn (2010), Nguyễn Phi Lân (2011), Nguyễn Việt Hùng & Hà Quỳnh Hoa (2011), Pham Thi Hoang Anh (2015), Võ Thị Thúy Anh & ctg (2016).

6

Số nhân cung tiền

M2 M2 + IFS

Kaminsky, Lizondo & Reinhart (1998); Kaminsky & Reinhart (1999), Edison (2003), Lê Thị Thùy Vân (2015).

7

Tín dụng nội

dia/GDP DCGDP +

IFS, Datastream

Kaminsky, Lizondo & Reinhart (1998), Kaminsky & Reinhart (1999), Karnin, Schindler & Samuel (2001), Edison (2003), Ari (2012), Nguyen Trọng Hồi & Trương Hồng Tuấn (2010),

Ngn: Tác giả tông hợp và đê xuât

STT Chỉ số Ký hiệu

Hướng

tác động Nguồn dữ liệu Các nghiên cứu trước về cảnh báo sớm KHTT tham khảo

Nguyễn Việt Hùng & Hà Quỳnh Hoa (2011), Nguyễn Phi Lân (2011), Võ Thị Thúy Anh & ctg (2016).

8

Lãi suất tiền gửi

thực trong nước RIR + IFS

Kaminsky, Lizondo & Reinhart (1998), Kaminsky & Reinhart (1999), Kamin, Schindler & Samuel (2001), Edison (2003), Ari (2012).

9

Lãi suất cho vay/lãi

suất tiền gửi LDRR + IFS

Kaminsky, Lizondo & Reinhart (1998), Kaminsky & Reinhart (1999), Edison (2003), Võ Thị Thúy Anh & ctg (2016).

10 Tiền gửi ngân hàng DEP IFS

Kaminsky, Lizondo & Reinhart (1998), Kaminsky & Reinhart (1999), Edison (2003), Võ Thị Thúy Anh & ctg (2016).

11

Chỉ số dễ tổn thương của khu

vực ngân hàng BSF

Tính tốn của tác giả

Chưa sử dụng

12

Chênh lệch lãi suất trong nước so với

nước ngoài RIRD + IFS

Kaminsky, Lizondo & Reinhart (1998), Kaminsky & Reinhart (1999), Edison (2003), Võ Thị Thúy Anh & ctg (2016).

13

Sản lượng công

nghiệp OUTPUT CEIC

Kaminsky, Lizondo & Reinhart (1998), Kaminsky & Reinhart (1999), Edison (2003), Võ Thị Thúy Anh & ctg (2016).

14

Chỉ số giá chứng

khoán tổng họp SRI Bloomberg LP

Kaminsky, Lizondo & Reinhart (1998); Kaminsky & Reinhart (1999); Edison (2003); Goldstein, Kaminsky & Reinhart (2000).

15

Hiện tượng đơ la

hóa FCDM2 IFS Chưa sử dụng

16

Sự tác động của KHTC toàn cầu

2008 RFC

REER của Việt Nam do tác giả tự tính tốn với rổ tiền tệ gồm 10 đối tác thương mại chính với Việt Nam, chiếm 70-75% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng năm. Phương pháp tính REER được sử dụng là phương pháp trung bình số học có trọng số với rổ tiền tệ bao gồm 10 đối tác thương mại với Việt Nam gồm Trung Quốc, Mỹ, Nhật, Châu Âu, Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan, Malaysia, úc và Ấn Độ. Dữ liệu để tính REER lấy từ các nguồn sau: (i) Tỷ giá song phương giữa VND với các ngoại tệ khác và chỉ số giá tiêu dùng của các đối tác thương mại được lấy từ IFS của IMF; (ii) Trọng số của các đồng tiền là tỷ trọng thương mại hai chiều của các đối tác thương mại với Việt Nam so với rổ tiền tệ theo thời gian được lấy từ DOTS. REER được hiệu chỉnh mùa vụ bằng công cụ Census X12 và chuyển sang dạng logarit cơ số tự nhiên nhằm giảm bớt độ phân tán cao của dữ liệu gốc.

- Chỉ số dễ tổn thương của khu vực ngân hàng (BSF): Để phản ánh những bất ổn tài chính trong HTNH Việt Nam, luận án sử dụng chỉ số dễ tổn thương của khu vực ngân hàng BSF được tác giả tự tính tốn dựa trên nghiên cứu của Kibritcioglu (2003). Biến số này chưa được các nghiên cứu trước sử dụng để đưa vào mơ hình cảnh báo sớm KHTT, tuy nhiên các nghiên cứu trước như Kaminsky & Reinhart (1999), Goldstein, Kaminsky & Reinhart (2000), Glick & Hutchinson (1999) cho thấy tại các quốc gia mới nổi KHHTNH xảy ra sẽ là nguyên nhân gây ra KHTT, điều này cho thấy những bất ổn tài chính phát sinh trong HTNH sẽ tác động mạnh mẽ đến khả năng KHTT. Trong bối cảnh Việt Nam hiện nay, HTNH còn yếu kém, nợ xấu vẫn chưa giải quyết triệt để, đã thực hiện quá trinh tái cơ cấu giai đoạn 1 (2011-2015) và đang trong quá trình tái cơ cấu giai đoạn 2 (2016-2020), do đó những vấn đề khó khăn trong HTNH dự kiến sẽ có tác động đáng kể đến áp lực thị trường ngoại hối và khả năng KHTT tại Việt Nam. Chỉ số BSF được giới thiệu bởi Kibritcioglu (2003) có thể giám sát những thăng trầm trong HTNH tại 22 quốc gia trong đó có các quốc gia Đơng Á có điều kiện tương đồng với Việt Nam nên có thể được ứng dụng phù hợp với bối cảnh hiện nay của HTNH Việt Nam. Luận án cũng dựa trên chỉ số BSF để xác định các giai đoạn KHHTNH Việt Nam, do đó có thể xem như biến BSF là biến đại diện cho biến KHHTNH đã được sử dụng trong các nghiên cứu trước của Kaminsky & Reinhart (1999); Goldstein, Kaminsky & Reinhart (2000), Glick & Hutchinson (1999) do trong bối cảnh đặc thù của Việt Nam, các sự kiện KHHTNH chưa được cơ quan chức năng nào xác nhận bằng văn bản.

- Chỉ số giá chứng khoán tổng hợp (SRI): Là phần trăm thay đổi 12 tháng của chỉ số giá chứng khoán tổng hợp (Composite Stock Price Index), được lấy từ Bloomberg L.P. Chỉ

số giá chứng khốn đã được tìm thấy là chỉ số đạt hiệu quả cao trong cảnh báo sớm KHTT trong các nghiên cứu trước bao gồm các quốc gia mới nổi có điều kiện tương đồng với Việt Nam như Kaminsky, Lizondo & Reinhart (1998); Kaminsky & Reinhart (1999); Edison (2003); Goldstein, Kaminsky & Reinhart (2000). Sự sụt giảm của chỉ số giá chứng khoán trong giai đoạn tiền khủng hoảng luôn là dấu hiệu báo trước khả năng xảy ra KHTT trong tương lai. Tuy nhiên, thị trường chứng khoán Việt Nam mới bắt đầu hoạt động vào năm 2000, nên các nghiên cứu trước của Việt Nam được thực hiện cho giai đoạn trước năm 2000 trở đi như Nguyễn Việt Hùng & Hà Quỳnh Hoa (2011), Lê Thị Thùy Vân (2015), Nguyễn Khắc Quốc Bảo (2010), Nguyễn Phi Lân (2011) đều chưa thu thập được nguồn dữ liệu này. Trong điều kiện hiện nay tại Việt Nam, nghiên cứu cho giai đoạn 2002-2015, luận án đã thu thập đầy đủ dữ liệu cho biến số này dưới dạng tăng trưởng theo tần suất tháng nên đã đưa biến số này vào mơ hình nghiên cứu. - Hiện tượng đơ la hóa (FCDM2): Luận án sử dụng chỉ tiêu tỷ lệ tiền gửi ngoại tệ/tổng phương tiện thanh toán M2 để phản ánh vấn đề đơ la hóa tại Việt Nam, FCDM2 là phần trăm thay đổi 12 tháng của tỷ lệ tổng tiền gửi ngoại tệ/cung tiền M2, nguồn số liệu này được thu thập từ IFS.

Hiện tượng đơ la hóa dù chưa được sử dụng là một biến số trong các nghiên cứu trước về chủ đề cảnh báo KHTT. Tuy nhiên, Havrylyshyn & Beddies (2003) đã tìm thấy bằng chứng cho thấy trong nền kinh tế có hiện tượng đơ la hóa thì TGHĐ có nhiều bất ổn và cầu tiền thiếu ổn định. Quispe-Agnoli (2001) chỉ ra rằng đơ la hóa một phần làm suy yếu vị trí của NHTW là người cho vay cuối cùng, cản trở việc điều hành CSTT nhằm đạt được mục tiêu ổn định tiền tệ, làm gia tăng sự tổn thương đối với hệ thống tài chính. Honohan & Shi (2002) khẳng định rằng đơ la hóa làm gia tăng rủi ro cho HTNH và kích hoạt làn sóng đầu cơ tiền tệ mạnh mẽ gây bất ổn kinh tế vĩ mơ. Do đó, quốc gia có hiện tượng đơ la hóa ln tiềm ẩn nguy cơ KHTT. Tại Việt Nam, ngày 04/7/2007, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 98/2007/QĐ-TTg phê duyệt Đề án nâng cao tính chuyển đổi của VND, khắc phục tình trạng đơ la hóa trong nền kinh tế với hàng loạt giải pháp được giao cho các bộ, ngành liên quan. Sự can thiệp này của Chính phủ, cho thấy hiện tượng đơ la hóa đang là vấn đề nhức nhối tại Việt Nam. Ở Việt Nam, đơ la hóa được biểu hiện qua ba hình thức: đơ la hóa tiền gửi, đơ la hóa phương tiện thanh tốn và đơ la hóa định giá, niêm yết giá. Tuy nhiên, đơ la hóa phương tiện thanh tốn và đơ la hóa định giá, niêm yết giá rất khó xác định do tính bất hợp pháp, chỉ có thể xác định hiện tượng đơ la hóa tiền gửi thơng qua chỉ tiêu tiền gửi ngoại tệ/tổng phương tiện thanh

toán (FCD/M2). Hình 3.1 cho thấy tỷ lệ đơ la hóa tiền gửi của Việt Nam đang có xu hướng giảm do chính sách hạn chế tín dụng ngoại tệ tại Việt Nam trong thời gian qua, tính đến tháng 12/2015, tỷ lệ FCD/M2 chỉ cịn 11,08%, trong khi đó con số này vào thời điểm tháng 01/2002 ở mức 30,09% - được xem là ở mức đơ la hóa cao.

Hình 3.1: Tỷ lệ đơ la hóa tiền gửi tại Việt Nam giai đoạn 2002-2015

Tuy nhiên, tỷ lệ đơ la hóa ở Hình 3.1 chỉ căn cứ vào số liệu thơng qua việc thống kê tỷ lệ tiền gửi bằng đồng đô la trên tổng lượng tiền gửi thông qua HTNH nên chưa thực sự phản ánh đầy đủ và chính xác về tình trạng đơ la hóa tại Việt Nam. Việc xác định tỷ lệ đơ la hóa theo cơng thức FCD/M2 chỉ chính xác đối với những nước phần lớn giao dịch thanh toán thực hiện qua ngân hàng cịn ở Việt Nam, nơi có tỷ lệ sử dụng tiền mặt lớn, tỷ lệ FCD/M2 sẽ khó phản đầy đủ về thực trạng đơ la hóa. Hơn nữa, với tỷ lệ FCD/M2 hiện nay của Việt Nam mặc dù đã giảm xuống và kết quả này cho thấy Việt Nam đang ở trong tình trạng đơ la hóa thấp, nhưng so với một số nước trong khu vực (điển hình như Trung Quốc, theo tính tốn của tác giả, trong giai đoạn 2002-2015, tỷ lệ FCD/M2 của quốc gia này chỉ khoảng 3%) thì vẫn cịn cao, cộng với tình trạng đơ la hóa phương tiện thanh tốn và đơ la hóa định giá, niêm yết khó kiểm sốt nên hiện tượng này có nguy cơ gây rủi ro KHTT tại Việt Nam. Trần Văn Hùng & Lê Thị Mai Hương (2014) chỉ ra rằng vấn đề đơ la hóa là ngun nhân gây ra tình trạng hai tỷ giá ở Việt Nam, gây khó khăn cho việc kiểm sốt ngoại tệ của NHNN, gây thiệt hại cho doanh nghiệp và một bộ phận dân cư do phải đối mặt với rủi ro tỷ giá và những thiệt hại lớn khi có những biến động bất thường, đây chính là những mầm họa dẫn tới nguy cơ KHTT. Vì những lý do trên, luận án sử dụng biến số hiện tượng đơ la hóa như là một chỉ tiêu cảnh báo KHTT tại Việt Nam.

Các nghiên cứu của Gerlach & Smets (1995), Sachs, Tomell & Velasco (1996), Eichengreen, Rose & Wyplosz (1996), Fratzscher (1999), Baig & Goldfajn (1999), Goldfajn & Valdes (1997), Fratzscher (1998), Glick & Rose (1999) và Clipa & Caraganciu (2009) đều chỉ ra rằng tại các quốc gia mới nổi, tiền tệ có thể bị tấn cơng đầu cơ mặc dù một cuộc KHTC đang diễn ra ở một nơi nào khác. Clipa & Caraganciu (2009) cho thấy tại các nền kinh tế mở nhỏ, đang phát triển, những ảnh hưởng của một cuộc KHTC khu vực và thế giới thường được lan truyền qua các kênh như: kênh tài chính, kênh ngoại thương, kênh đầu tư trực tiếp, kênh kiều hối và kênh viện trợ phát triển chính thức, đặc biệt kênh ngoại thương là kênh truyền dẫn tác động đến hầu hết các nền kinh tế thế giới do phần lớn các quốc gia đã tự do hóa kênh giao dịch này. Ozkan & Unsal (2012) đặc biệt nhấn mạnh rằng quy mô của tác động lan tỏa KHTC toàn cầu đến nền kinh tế trong nước của các quốc gia mới nổi là do mức độ mở cửa thương mại. Trong bối cảnh Việt Nam, dưới tác động của KHTC toàn cầu 2008, kinh tế vĩ mô của

Một phần của tài liệu Cảnh báo khủng hoảng tiền tệ và khủng hoảng hệ thống ngân hàng tại Việt Nam (Trang 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)