2.1 Tổng quan về khủng hoảng tiền tệ và khủng hoảng hệ thống ngân hàng
2.1.2.2 Nguyên nhân của khủng hoảng hệ thống ngân hàng
(1) Các quan điểm khác nhau
Gupta (2002) cho rằng KHHTNH có thể xuất phát từ nội tại của bản thân từng ngân hàng như sự mất cân đối giữa tài sản Nợ và tài sản Có, trình độ quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng yếu kém, các quyết định cho vay thiếu thận trọng dẫn đến bất ổn một hoặc một vài ngân hàng, trong điều kiện thông tin bất cân xứng và lan truyền, kéo theo đổ vỡ hàng loạt ưong HTNH. Ngoài ra, những yếu tố ngoại sinh như các chính sách kinh tế vĩ mơ, mơi trường kinh tế, pháp lý, tình hình chính ưị, KHTT, sự sụt giá của bất động sản và thị trường chứng khoán đặc biệt là KHTC khu vực... cũng tác động, là nguyên ngân chủ yếu gây nên KHHTNH.
Một số nhà kinh tế khác như Huddart, Hughes & Brunnermeier (1999) và Mishkin (1994) cho rằng đa phần các cuộc KHHTNH nổ ra đều bắt nguồn từ tình trạng thơng tin bất cân xứng trên thị trường. Thông tin bất cân xứng là một thất bại của thị trường vì nó gây ra ba vấn đề: Sự lựa chọn đối nghịch, rủi ro đạo đức và tâm lý đám đông.
Sự lựa chọn đối nghịch
Sự lựa chọn đối nghịch là hiện tượng do sự bất cân xứng về mặt thơng tin tạo nên, theo đó chủ thể thay vì lựa chọn khoản vay/danh mục đầu tư có hiệu quả cao và rủi ro thấp thì lại lựa chọn khoản vay/danh mục đầu tư có hiệu quả thấp và rủi ro cao.
Rủi ro đạo đức
Rủi ro đạo đức là hậu quả của thông tin bất cân xứng, xuất hiện sau cuộc giao dịch khi một bên thực hiện những hành động ẩn dấu và có ảnh hưởng đến lợi ích của đối tác.
Krugman (2009) chỉ ra rằng rủi ro đạo đức là trường hợp khi một bên đưa ra các quyết định Hên quan tới mức độ chấp nhận rủi ro, trong khi bên kia phải chịu tổn thất nếu các quyết định đó thất bại. Trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, rủi ro đạo đức nảy sinh từ chính hoạt động kinh doanh của ngân hàng và khách hàng sử dụng vốn của các ngân hàng. Hậu quả của rủi ro đạo đức do hai chủ thể này gây nên, lại do người gửi tiền vào ngân hàng và chính ngân hàng đó gánh chịu. Theo Mishkin (1994), KHHTNH xảy ra khi các vấn đề lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức trở nên nghiêm trọng.
Tâm lý đám đông
“Tâm lý đám đông” chỉ những suy nghĩ hoặc hành vi của con người thường xuyên chịu ảnh hưởng của những người khác. Kindleberger (1978), Diamond & Dybvid (1983) cho rằng nguyên nhân gây ra KHHTNH có thể do kết quả của “sự kích động tâm lý của đám đông hỗn loạn”. Các lý thuyết giải thích hiện tượng rút tiền O ạt xuất phát từ yếu tố tâm lý cho rằng, khi một ngân hàng gặp phải rủi ro tín dụng hay bị phá sản thì người gửi tiền ở các ngân hàng khác hoang mang lo sợ và kéo nhau 0 ạt đến rút tiền ở các ngân hàng khác, thậm chí khi ngân hàng của họ khơng có bất cứ vấn đề nào trong bảng cân đối tài sản, làm cho toàn bộ HTNH gặp phải khó khăn, KHHTNH xảy ra.
Miskin (1996) cho rằng có hai nguyên nhân tiềm ẩn gây nên KHHTNH ở các nước đang phát triển: (i) Các quốc gia này chủ yếu sản xuất hàng hóa thơ nên dễ bị tác động bởi những cú sốc thương mại, gây khó khăn tài chính cho các doanh nghiệp trong nước đang vay vốn trong HTNH nội địa, gây bất ổn tài chính trong HTNH do doanh nghiệp mất khả năng thanh toán; (ii) HTNH ở các quốc gia này huy động vốn với những khoản nợ bằng ngoại tệ nên khi có sự sụt giảm trong giá trị đồng nội tệ làm gia tăng tình trạng khó khăn tài chính trong HTNH.
Ngoài ra, nhiều quan điểm cho rằng, tự do hóa tài chính là ngun nhân gây nên KHHTNH, tiêu biểu như Weller (1999) cho rằng các quốc gia mới nổi đang trở nên dễ tổn thương đối với KHHTNH sau tự do hóa tài chính. Mishkin (1999) cũng cho rằng tự do hóa tài chính thường gây đổ vỡ trong hoạt động cho vay do dòng vốn vào khổng lồ đã gia tăng cơ hội cho vay của ngân hàng nhưng việc giám sát lại lỏng lẻo, yếu kém, khủng hoảng cho vay là đặc trưng của tự do hóa tài chính ở nhiều quốc gia và thường tiếp theo sau đó là KHHTNH. Trong khi đó, Arphasil (2001) khẳng định rằng tự do hóa tài chính đe dọa đối với sự ổn định tài chính do tự do hóa lãi suất và các dịng vốn ngắn hạn quốc tế tự do di chuyển đã làm cho tín dụng bùng nổ và đổ vỡ, KHHTNH xảy ra cùng với KHTT. Wade (2001) chỉ ra rằng tự do hóa tài chính và mở cửa tài khoản vốn là
nguy hiểm khi các ngân hàng có rất ít kinh nghiệm đối với thị trường tài chính quốc tế, và khi tổ chức phi ngân hàng cũng vay mượn ở nước ngoài. Điều này gây nguy hiểm gấp hai lần trong hệ thống tài chính khi khu vực ngân hàng và khu vực doanh nghiệp có tỷ số nợ/vốn chủ sở hữu cao. Và nguy hiểm gấp ba lần trong cơ che TGHĐ cố định. Bên cạnh đó, khi khu vực ngân hàng và doanh nghiệp thiếu sự giám sát, KHHTNH và KHTT chỉ chờ đợi thời cơ để xảy ra. Khu vực ngân hàng của các quốc gia phát triển và đang phát triển trong những năm 80 và 90 bị chấn động bởi các trục trặc nghiêm trọng sau quá trinh tự do hóa tài chính, một số đã chuyển thành những cuộc KHHTNH (Caprio & Kliengebiel, 1996; Lindgren, Garcia & Saal, 1996) mà nguyên nhân là do quá trình tự do hóa tài chính đã được thực hiện một cách nơn nóng, sai trình tự hoặc thiếu đồng bộ trong các biện pháp quản lý vĩ mô ở cả cấp độ quốc gia và quốc tế.
Tóm lại, tổng hợp những quan điểm từ quá trình lược khảo trên, luận án kết luận rằng KHHTNH xuất phát từ các ngun nhân sau: Chính sách kinh te vĩ mơ, chính sách kinh tế vi mô, chiến lược và hoạt động của từng ngân hàng, tình trạng thơng tin bất cân xứng trên thị trường và q trình tự do hóa tài chính.
(2) Mơ hình khủng hoảng hệ thống ngân hàng
KHTC toàn cầu 2008 thực chất là một cuộc KHHTNH bắt nguồn từ Mỹ, xét trên góc nhìn hạn hẹp thì đây là một cuộc khủng hoảng chưa từng có trong tiền lệ do nhiều yếu tố kết hợp lại với nhau như các ngân hàng khơng được kiểm sốt chặt chẽ, các sản phẩm túi dụng phức tạp chưa từng có, những mối quan hệ chằng chịt và sự phình to đến mất kiểm soát của thị trường nhà đất. Tuy nhiên, Mayer-Foulkes (2009) cho rằng cuộc KHTC này có nguồn gốc từ quá trình tăng trưởng kinh tế dưới tác động của tồn cầu hóa. Theo đó, q trình tồn cầu hóa đã làm q trình tích lũy vốn diễn ra nhanh hơn quá trình thay đổi cơng nghệ và điều này tác động làm giảm lãi suất suốt một thời gian dài. Lãi suất thấp đã tạo ra bong bóng tài sản ở nhiều quốc gia trên thế giới, cộng với sự bùng nổ của những phát kiến tài chính và thu hẹp địn bẩy tài chính đã làm cho hệ thống tài chính sụp đổ dẫn đến cuộc KHTC toàn cầu 2008 (Nguyễn Khắc Quốc Bảo, 2010). Ngày nay, sau khi bình tĩnh nhận định lại tình hình, giới nghiên cứu cho ràng nguyên nhân gây ra cuộc KHTC tồn cầu 2008 thực ra có thể được lý giải bởi mơ hình của Minsky (1986), mặc dù trước đây mơ hình này chưa từng được chú ý và đánh giá cao. Điều này cho thấy nguyên nhân gây ra KHHTNH từ lâu đã được mơ hình hóa dưới dạng lý thuyết rất rõ nét nhưng trong bối cảnh nền kinh tế tăng trưởng bậc nhất thế giới như Mỹ, các tổ chức tài chính quốc tế, các nhà lãnh đạo hàng đầu và một số nhà nghiên cứu
đã quá sức lạc quan, họ đã lờ đi những lời cảnh báo và cho rằng đây là một trường hợp ngoại lệ.
Minsky (1986) đã phát triển một mơ hình lý giải các cuộc KHHTNH ở Mỹ, Anh và các nền kinh tế thị trường khác đó là mơ hình về sự ổn định bất ổn (stability is unstable) (Phụ lục 1). Theo Minsky (1986), mức độ dễ tổn thương tài chính biến động cùng chiều với các chu kỳ kinh tế. Sau kỳ suy thối, các cơng ty bị thua lỗ nhiều sẽ chọn cách phòng vệ. Khi nền kinh tế bùng nổ thì tiết kiệm và đầu tư càng nhiều, theo đó nguồn cung tín dụng cũng tăng theo. Trong suốt thời kỳ mở rộng, các nhà đầu tư lạc quan về tương lai nên cho rằng các danh mục đầu tư sẽ sinh lợi cao, nên họ đã đi vay tiền để thực hiện các hoạt động đầu tư vào bất động sản, chứng khoán hay các khoản đầu tư nhằm thu được lợi nhuận trong ngắn hạn, do họ dự đoán rằng giá tài sản sẽ tăng cao hơn rất nhiều so với lãi suất mà họ phải trả cho các khoản vốn họ đã đi vay ngân hàng để đầu tư. Tương tự, các ngân hàng sẽ tăng các khoản vay cho các nhóm vay khác nhau bởi họ khó có thể chấp nhận thực tế rằng họ sẽ bị mất thị phần bởi các tổ chức cho vay khác đang gia tăng các khoản cho vay với tốc độ mạnh mẽ. Đồng thời, các đánh giá của các ngân hàng về sự rủi ro của các danh mục đầu tư cá nhân cũng giảm xuống, theo đó, quyết định từ chối cho vay cũng giảm. Kết quả là, các ngân hàng sẵn sàng cho vay tiền bất chấp một số khoản vay trước đó được đánh giá là có độ rủi ro cao.Tâm lý đám đơng xuất hiện. Ngày càng có nhiều cá nhân và tổ chức từng hờ hững với hoạt động đầu cơ thì nay bắt đầu tham gia tranh giành nhằm tìm kiếm các khoản lợi nhuận cao. Sự đầu cơ kiếm lời đã đi chệch khỏi hành vi thông thường, hợp lý và tiến tới hiện tượng được gọi là “cơn điên loạn” hay “bong bóng”. Theo Kindleberger & Aliber (2005), “cơn điên loạn” nhấn mạnh đến tính bất hợp lý và “bong bóng” ám chỉ một sự chệch hướng về giá tài sản mà khơng thể giải thích bằng “các nguyên tắc cơ bản”, “bong bóng” là một sự biến động tăng giá trong khoảng thời gian kéo dài khoảng 15-40 năm hay có thể ngắn hơn, sau đó nó sẽ vỡ tung. Tuy nhiên, khi nền kinh tế đi xuống cùng với sự vỡ tung của “bong bóng” giá tài sản, hy vọng nhanh chóng biến thành thất vọng bởi mức tăng giá tài sản thấp hơn so với lãi suất phải trả cho các khoản nợ vay để đầu tư, do vậy, các nhà đầu tư đã cố gắng bán tháo các danh mục đầu tư của mình tạo ra một sự bất an cho các nhà đầu tư khác và làn sóng bán tháo ngày càng diễn ra mạnh mẽ trở thành phong trào tự phát, tình trạng khó khăn về tài chính xuất hiện, các vụ phá sản cũng gia tăng không ngừng tạo nên một sự “hoảng loạn” chưa từng có, khủng hoảng xuất hiện. Các ngân hàng bắt đầu hiểu được những rủi ro thực sự trong nền kinh tế và hạn chế hoặc ngưng cho vay với các điều
khoản dễ dãi, bởi các khoản thiệt hại và nợ xấu phát sinh từ hoạt động cho vay tăng lên, khiến người đi vay phải lao đao. Tái tài trợ trở nên không thể đối với nhiều doanh nghiệp vỡ nợ. Nếu khơng cịn đủ tiền chảy vào nền kinh tế để giúp cho quá trình tái tài trợ này tiếp diễn thì một cuộc khủng hoảng kinh tế thực sẽ bắt đầu. Trong suốt thời kỳ khủng hoảng, các công ty bắt đầu trở về phưong án phòng vệ và chu kỳ kinh tế khép lại. Minsky (1986) khẳng định rằng nguồn cung tín dụng tăng trong thời kỳ nền kinh tế phát triển và giảm trong thời kỳ kém phát triển sẽ gia tăng nguy cơ đổ vỡ của hệ thống tài chính cũng như nguy cơ xảy ra KHHTNH. Minsky đã đi đến kết luận rằng chính quãng thời gian n bình ổn định sẽ ni dưỡng những rạn nứt đầu tiên của hệ thống tài chính.
2.1.3 Mối quan hệ nhân quả giữa khủng hoảng tiền tệ và khủng hoảng hệ thống ngân hàng
Sự xuất hiện chung của KHTT và KHHTNH trong cuộc KHTC Châu Á 1997-1998 cho thấy mối tương quan giữa hai hiện tượng này. Các cuộc KHTT và KHHTNH phát sinh cùng một thời điểm ở Thái Lan, Indonesia, Malaysia và Hàn Quốc trong giai đoạn 1997- 1998. Trong thực tế, hiện tượng khủng hoảng kép này đã xảy ra tương đối phổ biến tại các quốc gia trên thế giới, điển hình như ở Châu Mỹ Latinh trong đầu và giữa những năm 1980 và ở Scandinavia vào đầu năm 1990 (Glick & Hutchison, 1999).
Có nhiều lý thuyết cho thấy có sự liên kết mạnh mẽ giữa KHTT và KHHTNH bởi vì tài sản và nợ nước ngoài là một thành phần trong bảng cân đối tài sản của các NHTM. KHHTNH có thể dẫn đến KHTT trong một số hồn cảnh, trong khi đó KHTT có thể gây ra KHHTNH. Chang & Velasco (1999) không phân biệt giữa hai hiện tượng KHTT và KHHTNH và coi chúng như biểu hiện đồng thời của các yếu tố phổ biến cơ bản.
Obstfeld (1994) cho rằng ngành ngân hàng yếu kém có thể là nguyên nhân dẫn đến một cuộc KHTT nếu các nhà đầu cơ tiền tệ dự đốn rằng các nhà hoạch định chính sách sẽ chọn giải pháp nhằm kiềm chế lạm phát và ổn định TGHĐ để tránh phá sản các ngân hàng và ổn định hệ thống tài chính hơn là phải tốn kém những chi phí cho việc bảo vệ đồng nội tệ. Velasco (1987) và Calvo (1997) lập luận rằng vấn đề rút tiền gửi đột biến trong HTNH có thể gây ra một cuộc tấn cơng tiền tệ nếu thanh khoản tăng kết hợp với một gói cứu ttợ của chính phủ đối vói HTNH là khơng phù hợp vói mục tiêu ổn định tỷ giá. Miller (1999) xem xét một cách rõ ràng sự mất giá tiền tệ là một trong những lựa chọn chính sách hợp lý cho việc một chính phủ phải đối mặt với vấn đề rút tiền gửi đột biến trong HTNH trong một chế độ TGHĐ cố định. Gonzalez-Hermosillo (1996) cho thấy rằng một cuộc KHHTNH có thể dẫn đến một cuộc KHTT trong một hệ thống tài
chính tài chính kém phát triển có thể thay thế tài sản trong nước bằng tài sản nước ngoài. Ngược lại, Rojas-Suarez & Weisbrod (1995) và Obstfeld (1994) lập luận ràng một cuộc