Các nghiên cứu trước sử dụng mơ hình Logit/Probit trong cảnh báo khủng

Một phần của tài liệu Cảnh báo khủng hoảng tiền tệ và khủng hoảng hệ thống ngân hàng tại Việt Nam (Trang 89 - 92)

2.2.3 .Ĩ Mơ hình mạng thần kinh nhân tạo ANNs

2.3 Các nghiên cứu trước về cảnh báo khủng hoảng tiền tệ và khủng hoảng hệ thống

2.3.2.1 Các nghiên cứu trước sử dụng mơ hình Logit/Probit trong cảnh báo khủng

hoảng tiền tệ

Berg & Patillo (1999) sử dụng Probit cảnh báo KHTT tại 23 quốc gia trong giai đoạn 1970-1996. Kết quả cho thấy KHTT Hên quan đến sự thay đổi tỷ giá thực, xuất khẩu, tài khoản vãng lai/GDP, M2/dự trữ ngoại hối, tăng trưởng dự trữ ngoại hối.

Karnin, Schindler & Samuel (2001) sử dụng Probit cảnh báo KHTT tại 26 quốc gia trong giai đoạn 1981-1999. Kết quả cho thấy KHTT liên quan nhiều đến sự thay đổi của tỷ giá thực, tỷ giá thương mại, tài khoản vãng lai/GDP, M2/dự trữ ngoại hối, tăng trưởng MI và M2, nợ công/GDP, lãi suất Fed Fund và tăng trưởng GDP của các nước OECD. Nguyễn Trọng Hoài & Trương Hồng Tuấn (2010) sử dụng Logit cảnh báo KHTT cho 15 thị trường mới nổi trong giai đoạn 1996-2005. Ket quả cho thấy các chỉ tiêu cảnh báo KHTT gồm số dư tài khoản vãng lai/GDP, dự trữ ngoại hối, xuất khẩu, tín dụng nội địa, dân chủ và những quy định của chính phủ.

Nguyễn Phi Lân (2011) sử dụng Logit cảnh báo sớm KHTT tại Việt Nam trong giai đoạn tháng 01/1996 - tháng 12/2009. Kết quả nghiên cứu cho thấy các chỉ số có khả năng cảnh báo sớm KHTT tại Việt Nam gồm tỷ giá thực, dự trữ ngoại hối, nợ nước ngoài ngắn hạn/dự trữ ngoại hối, M2/dự trữ ngoại hối, tài khoản vãng lai/GDP, tăng trưởng kinh tế trong nước, tốc độ tăng giá dầu thế giới và tăng trưởng kinh tế Mỹ.

Ari (2012) sử dụng Logit cảnh báo KHTT cho Thổ Nhĩ Kỳ trong giai đoạn tháng 1/1990 - tháng 12/2008. Ket quả nghiên cứu cho thấy các chỉ số chủ yếu có khả năng cảnh báo sớm KHTT gồm thâm hụt ngân sách, tăng trưởng cung tiền, tăng trưởng nợ nước ngoài ngắn hạn, rủi ro của HTNH (sai lệch cơ cấu tiền tệ) và cú sốc bất lợi từ bên ngoài.

Rahman & Hasan (2014) sử dụng Logit cảnh báo KHTT tại Bangladesh trong giai đoạn tháng 01/1999 - tháng 12/2010. Kết quả nghiên cứu cho thấy các chỉ số cảnh báo sớm KHTT gồm tài khoản vãng lai và M2/dự trữ ngoại hối.

Frost & Saiki (2014) sử dụng Probit cảnh báo KHTT tại 46 quốc gia phát triển và mới nổi trong giai đoạn quý 01/1975 - quý 04/2011. Ket quả nghiên cứu cho thấy: Mở cửa tài khoản vốn có liên quan đen giảm khả năng KHTT (ngoại trừ các quốc gia mới nổi) và tăng trong dòng vốn gộp làm tăng nguy cơ KHTT.

Pham (2015) sử dụng Logit cảnh báo KHTT tại Việt Nam trong giai đoạn tháng 01/1996 - tháng 07/2012 với cửa sổ cảnh báo 1-2 tháng. Kết quả cho thấy các chỉ số có khả năng cảnh báo KHTT gồm tỷ giá thực, dự trữ ngoại hối và tăng trưởng tín dụng trong nước. Comelli (2016) so sánh hiệu quả trong và ngoài mẫu của hệ thống cảnh báo sớm KHTT Logit và Probit tại 29 quốc gia mới nổi trong giai đoạn tháng 01/1995 - tháng 12/2012. Kết quả nghiên cứu cho thấy tốc độ tăng trưởng GDP thực mạnh mẽ hơn và tài sản nước ngồi rịng cao hơn làm giảm xác suất xảy ra KHTT, trong khi mức độ cao của tín dụng đối vói khu vực tư nhân làm tăng xác suất KHTT. Ngoài ra, hiệu quả cảnh báo sớm KHTT theo mơ hình Logit và Probit là tương tự nhau.

23.2.2 Các nghiên cứu trước sử dụng mơ hình Logit/Probit trong cảnh báo khủng hoảng hệ thống ngân hàng

Demiguc-Kunt & Detragiache (1998) sử dụng Logit nghiên cứu các yếu tố quyết định KHHTNH tại 65 quốc gia phát triển và đang phát triển trong giai đoạn 1980-1994. Kết quả nghiên cứu cho thấy KHHTNH hên quan nhiều đến tăng trưởng kinh tế thấp, lạm phát cao, lãi suất thực cao, dự trữ ngoại hoi, GDP thực bình quân đầu người và sự tồn tại của một cơ chế bảo hiểm tiền gửi rõ ràng.

Eichengreen & Rose (1998) sử dụng Probit nghiên cứu KHHTNH tại 100 quốc gia mới nổi trong giai đoạn 1975-1992. Kết quả cho thấy lãi suất ở miền Bắc có Hên quan chặt chẽ với sự xuất hiện của KHHTNH tại các quốc gia mới nổi. Sự gia tăng 1% lãi suất ở miền Bắc làm tăng khả năng KHHTNH tại miền Nam khoảng 3%. Sự đóng góp của các biến trong nước là không đáng kể, tuy nhiên, sự định giá quá cao của tỷ giá thực, chu kỳ kinh doanh trong nước và các khoản nợ nước ngoài là tiền đề cho sự dễ vỡ tài chính. Eichengreen & Arteta (2000) sử dụng Probit nghiên cứu KHHTNH tại 78 quốc gia trong giai đoạn 1975-1997. Ket quả nghiên cứu cho thấy KHHTNH liên quan nhiều đến tăng trưởng tín dụng nội địa/GDP và tỷ lệ cân bằng tài khóa/GDP.

Davis & Karim (2008a) sử dụng Logit cảnh báo KHHTNH tại 105 quốc gia phát triển và đang phát triển giai đoạn 1979-2003. Kết quả cho thấy KHHTNH liên quan đến GDP thực, tỷ giá thương mại, GDP thực bình quân đầu người và M2/dự trữ ngoại hối.

Singh (2011) sử dụng Probit cảnh báo KHHTNH Ấn Độ trong giai đoạn 1995-2010. Ket quả nghiên cứu cho thấy KHHTNH liên quan đen tài sản ngoại tệ/nợ ngoại tệ, nhập khẩu, số nhân cung tiền M3, lãi suất thị trường tiền tệ, lãi suất thực, chỉ số giá chứng khoán, lạm phát, dự trữ ngoại hối, sản lượng, xuất khẩu, tổng cho vay/tiền gửi.

Hmili & Bouraoui (2015) sử dụng Logit cảnh báo KHHTNH tại 6 quốc gia đang phát triển Châu Á trong giai đoạn 1973-2012. Kết quả nghiên cứu cho thấy trong số 6 yếu tố kinh tế vĩ mô quyết định khả năng KHHTNH thì lạm phát thể hiện sức mạnh tiên đốn đáng kể nhất, trong khi tăng trưởng kinh tế, tỷ giá thực, M2/dự trữ ngoại hối, tín dụng cho khu vực tư nhân/GDP và nợ nước ngồi ngắn hạn có ảnh hưởng nhỏ.

Tamadonejad & ctg (2016) sử dụng Logit cảnh báo KHHTNH tại 10 quốc gia Đông Á trong giai đoạn 1995-2010. Kết quả nghiên cứu cho thấy các khoản nợ ngắn hạn và TGHĐ có thể gây ra nhũng cuộc tấn cơng mang tính đầu cơ trong thời kỳ bất ổn chính trị, suy thối kinh tế và môi trường pháp luật không hiệu quả.

Papadopoulos, Stavroulias & Sager (2016) sử dụng Logit cảnh báo KHHTNH tại các nước EU15 trong giai đoạn quý 1/2001 - quý 1/2014. Kết quả nghiên cứu cho thấy KHHTNH được đặc trưng bởi GDP, tỷ lệ thất nghiệp, chi tiêu, thu nhập và nợ của chính phủ, tín dụng đối với khu vực tư nhân, chỉ số giá tiêu dùng và giá lao động thực tế.

2.3.2. 3 Các nghiên cứu trước sử dụng mơ hình Logit/Probit trong cảnh báo khủng hoảng tiền tệ và khủng hoảng hệ thống ngân hàng hoảng tiền tệ và khủng hoảng hệ thống ngân hàng

Glick & Hutchinson (1999) sử dụng Probit cảnh báo KHTT và KHHTNH tại 90 quốc gia phát triển và mới nổi trong giai đoạn 1975-1997. Kết quả nghiên cứu cho thấy mối tương quan mạnh mẽ giữa KHTT và KHHTNH trong các mẫu phụ nền kinh tế mới nổi, tuy nhiên mối tương quan này không tồn tại ttong mẫu tổng thể bao gồm các quốc gia phát triển. Các tác giả cho rằng độ mở của thị trường mới nổi với dòng vốn quốc tế và cơ cấu tài chính tự do hóa, làm cho các quốc gia này đặc biệt dễ bị khủng hoảng kép. Falcetti & Tudela (2008) sử dụng Probit nghiên cứu các yếu tố quyết định KHTT, KHHTNH tại 92 thị trường mới nổi trong giai đoạn 1970-1990. Kết quả nghiên cứu cho thấy KHTT và KHHTNH được điều khiển bởi các nguyên tắc cơ bản chung, song giữa chúng không tồn tại mối quan hệ nhân quả. Tuy nhiên, các quốc gia đã trải qua KHHTNH trong quá khứ, dễ bị KHHTNH trong tương lai.

Yiu, Ho & Jin (2009) sử dụng Probit cảnh báo KHTT và KHHTNH cho Hồng Kông và các nền kinh tế EMEAP trong giai đoạn 1990-2008. Kết quả nghiên cứu cho thấy bong bóng giá bất động sản và chứng khoán, sự bùng nổ cho vay và sự sụt giảm sức khỏe tài

chính của các NHTM là những chỉ số quan trọng trong cảnh báo KHTT và KHHTNH. Ngoài ra, sự sụt giảm toong tăng trưởng kinh tế, lạm phát cao và tỷ lệ nợ nước ngoài ngắn hạn/dự trữ ngoại hối là yếu tố quyết định quan trọng toong sự suy yếu HTNH, toong khi M2/dự trữ ngoại hối, cán cân thương mại/GDP, tỷ giá thực và sự hội nhập thương mại với Trung Quốc là các chỉ số quan trọng của áp lực tiền tệ. Áp lực tiền tệ tác động mạnh mẽ và đồng thời lên sự suy yếu của HTNH nhưng không phải là ngược lại. Frankel & Saravelos (2012) sử dụng mơ hình Logit và Probit khảo sát các chỉ số cảnh báo sớm cuộc KHTC 2008-2009 tại 122 quốc gia. Kết quả nghiên cứu cho thấy mức dự trữ ngoại hối và sự định giá cao của tỷ giá thực toong năm 2007 là những chỉ số cảnh báo sớm đạt hiệu quả cao toong việc giải thích cuộc khủng hoảng 2008-2009.

Một phần của tài liệu Cảnh báo khủng hoảng tiền tệ và khủng hoảng hệ thống ngân hàng tại Việt Nam (Trang 89 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)