Môi trường vĩ mô

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP 1 ĐỀ TÀI: TÌM HIỂU CHIẾN LƯỢC MARKETING_MIX SẢN PHẨM BIA HEINEKEN CỦA CÔNG TY TNHH NHÀ MÁY BIA HEINEKEN VIỆT NAM (Trang 36 - 39)

- Larue Bia Việt

3.3.1. Môi trường vĩ mô

֎ Mơi trường dân số

Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2020, dân số Việt Nam ước tính là 97.757.118 người, tăng 876.475 người so với dân số 96.903.947 người năm trước. Năm 2020, tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên là dương vì số người sinh nhiều hơn số người chết đến 945.967 người. Do tình trạng di cư dân số giảm -69.492 người. Tỷ lệ giới tính trong tổng dân số là 0,997 (997 nam trên 1.000 nữ) thấp hơn tỷ lệ giới tính tồn cầu. Tỷ lệ giới tính tồn cầu trên thế giới năm 2020 khoảng 1.017 nam trên 1.000 nữ. Trong đó có 48.805.131 nam giới và 48.951.987 nữ giới. (Theo danso.org/vietnam/, năm 2020).

Điều này cho thấy, Việt Nam vẫn là một thị trường cực kỳ hấp dẫn để các nhà đầu tư nước ngồi rót vốn khi quy mơ dân số và lượng tiêu thụ bia của người Việt là rất lớn. Chẳng hạn, theo Tổng cục thống kê năm 2021, sản lượng bia các loại 5 tháng đầu năm 2021 đạt 1.714,1 triệu lít, tăng 11,7% (5 tháng đầu năm 2020 giảm 24,5% do tác động kép).

֎ Môi trường kinh tế

Tuy chịu nhiều ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19, những tháng đầu năm 2021 kinh tế vĩ mô nước ta tiếp tục ổn định và bắt đầu có sự khởi sắc. Song, đợt dịch lần thứ 4 bùng phát và diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương và các thành phố kinh tế trọng điểm như: Hà Nội, Bắc Ninh, Bắc Giang, Đà Nẵng, Thành Phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Long An, Cần Thơ,... đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, sức khỏe và hoạt động sản xuất kinh doanh.

GDP trong nước 9 tháng năm 2021 ước tính tăng 1,42% so với cùng kỳ năm trước do đại dịch và kéo theo nhiều địa phương kinh tế trọng điểm phải thực hiện giãn cách xã hội. Dịch Covid-19 kéo dài đã làm nhiều doanh nghiệp phải đối mặt nguy cơ phá sản. Tính chung 9 tháng đầu năm 2021, tổng số doanh nghiệp thành lập mới chỉ đạt 85,5 nghìn doanh nghiệp, giảm 13,6% so với cùng kỳ năm ngoái. (Theo tổng cục thống kê, năm 2021).

Điều này cho thấy, có lẽ nếu đầu tư vào thị trường bia Việt Nam sẽ là thế bất lợi cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu nhìn trong dài hạn, Việt Nam đang có những chuyển biến rất tốt khi cơng tác phịng chống dịch được Chính phủ đặt lên hàng đầu. Theo Ngân hàng Thế giới (WB) năm 2021, nền kinh tế Việt Nam sẽ phục hồi về tốc độ tăng trưởng GDP như trước địa dịch ở mức 6,5-7% từ năm 2022 trở đi.

֎ Mơi trường tự nhiên

Về khí hậu: Khí hậu Việt Nam là khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm nên mang đến

nhu cầu giải khát là rất lớn. Theo báo cáo của Worldpanel Division năm 2019, người Việt có 7 nhau cầu khi dùng nước uống. Trong đò, nhu cầu giải khát chiếm tỷ lệ áp đảo với 25% và là nhu cầu cơ bản nhất. (Theo Worldpanel Division, 2019).

Về nguồn nguyên liệu đầu vào: nguyên liệu sản xuất bia của nước còn phải nhập

khẩu nhiều từ nước ngoài, chẳng hạn như là Lúa mạch và Hoa bia khi thời tiết và khí hậu nước ta khơng phù hợp để trồng những loại cây này. Đây có thể xem là điểm trừ khá lớn khi ta phải phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ nước ngoài và yếu tố giá của chúng. Thậm chí, tác động của Covid-19 có thể làm tăng chi phí hàng hóa, gồm nguyên liệu như lúa mạch, đường, và nhôm – Heineken Việt Nam nhận định. (Theo Cafef.vn, 2021)

Nhìn chung, Việt Nam là một thị trường hấp dẫn với lượng tiêu thụ bia lớn với ảnh hưởng từ yếu tố khí hậu. Tuy nhiên, các doanh nghiệp bia hoạt động tại thị trường Việt Nam vẫn cần phải giải quyết bài toán nguyên liệu đầu vào nếu muốn nâng cao lợi nhuận và hiệu suất cung ứng sản phẩm ra thị trường.

֎ Môi trường kỹ thuật cơng nghệ

Hiện nay, với tốc độ phát triển chóng mặt của công nghệ, nền kinh tế thị trường ngày càng trở nên năng động với áp lực canh tranh khốc liệt bởi những lợi thế công nghệ mang lại. Đối với ngành công nghiệp bia, các công ty sản xuất bia châu Âu hiện đã bắt đầu sử dụng công nghệ blockchain để nâng cao năng suất sản xuất. Công nghệ Blockchain được ứng dụng để theo dõi chuỗi cung ứng bia từ người nơng dân đến người tiêu dùng cuối cùng, Erik Novaes, Phó chủ tịch thu mua và phát triển bền vững của Công ty sản xuất đồ uống & bia AB InBev, giải thihcs tại một sự kiện do EURACTIV tổ chức. Ngồi ra, cơng nghệ này cịn có thể thu thập dữ liệu một cách có hệ thống để tránh tình trạng bị hack hoặc bị can thiệp. (Theo báo Nông nghiệp Việt Nam, 2021). Như vậy, có thể thấy trong tương lai gần, các doanh nghiệp bia hoạt động ở thị trường Việt Nam có thể học hỏi và ứng dụng cơng nghệ này để tăng lợi thế cạnh tranh cho mình.

Ngồi cơng nghệ blockchain, hiện Việt Nam cũng đang có những nỗ lực tìm tịi, nghiên cứu để tạo ra những công nghệ mới nhất nhằm tối đa hóa quy trình sản xuất bia.

Tuy nhiên, yếu tổ kỹ thuật – công nghệ luôn là con dao hai lưỡi, nếu khơng chịu hoặc khơng có khả năng ứng dụng các cơng nghệ tiên tiến, thì các hãng bia cũ, doanh nghiệp bia nhỏ có thể bị bỏ lại phía sau, thậm chí là phá sản. Nhưng nếu chịu thay đổi và cập nhật công nghệ kịp với xu hướng thị trường, đây sẽ là món vũ khí cạnh tranh lợi hại nhất của doanh nghiệp.

Ngành bia Việt Nam luôn phải hoạt động dưới sự kiểm soát chặt chẽ của pháp luật. Đặc biệt là vào năm 2020, ngành công nghiệp này phải chịu một cú “trời giáng” đến từ Nghị định 100. Ngồi Nghị định 100, các doanh nghiệp bia cịn phải tuân thủ một số quy định sau:

- Luật phòng chống tác hại của rượu, bia số 44/2019/QH14 phê duyệt, từ 01/01/2020, người tham gia giao thông sau khi uống rượu bia có thể bị phạt tiền và tước quyền sử dụng GPLX nếu phát hiện nồng độ cồn vượt mức cho phép. Ngay từ lúc bắt đầu có hiệu lực, điều luật này đã khiến cổ phiếu ngành bia sụt giảm 13%.

- Nghị định 24 ban hành ngày 24/02/2020 đưa ra các quy định khắt khe hơn trước về quảng cáo rượu bia. Việc quảng cáo rượu có độ cồn dưới 15% và bia phải gắn kèm các nội dung cảnh báo.

- Đồ uống có cồn tại Việt Nam phải chịu 3 loại thuế: thuế nhập khẩu (từ 5-80% tùy loại FTA), thuế giá trị gia tăng (10%) và thuế tiêu thụ đặc biệt (tăng mạnh từ mức 50% lên 65% năm 2018).

- Quyết định 1092/QĐ của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình sức khỏe Việt Nam, ước tính mức thuế tiêu thụ đặc biệt có thể sẽ tăng hơn nữa từ mức hiện tại là 65%... Như vậy sẽ có khá nhiều rào cản cho sự tăng trưởng về doanh số cũng như cổ phiếu của Heineken.

֎ Mơi trường văn hóa – xã hội

Tuy Bia khơng phải là sản phẩm truyền thống của nước ta nhưng từ khi du nhập vào thì nó đã nhanh chóng được người Việt chấp nhận và đã trở thành một nét văn hóa. Thêm vào đó, Việt Nam là một quốc gia có nền văn hóa mang đậm chất phương Đơng, nghĩa là người Việt rất chú trọng đến quan hệ gia đình bạn bè nên khi tham gia hoặc tổ chức các buổi tiệc với bạn bè hay người thân thì người Việt có xu hướng sử dụng các loại nước giải khát như bia, nước ngọt.

Theo Worldpanel Division (2019), người Việt thường sử dụng nước giải khát nói chung, bia nói riêng khi có 7 nhu cầu mà 2 trong đó là “Họp mặt gia đình” và “Tán gẫu bạn bè” chiếm tỷ lệ lần lượt là 14% và 8%.

Bên cạnh đó, việc sử dụng bia còn thể hiện đẳng cấp xã hội, tạo dựng mối quan hệ với đồng nghiệp, đối tác hoặc đơn giản là họ đặt niềm tin rằng những sản phẩm đắt tiền sẽ an toàn cho sức khỏe hơn nên nhiều người sẵn sàng bỏ ra nhiều tiền hơn cho những sản phẩm bia ngoại cao cấp hơn.

Tuy nhiên, khi giáo dục ngày càng phát triển, nhận thức của mọi người ngày càng nâng cao thì người tiêu dùng có xu hướng chuyển sang dùng những sản phẩm tốt cho sức khỏe hơn và hạn chế sử dụng rượu bia, nên đây cũng vừa là thách thức vừa là cơ hội nếu doanh nghiệp giải quyết được bài toán này.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP 1 ĐỀ TÀI: TÌM HIỂU CHIẾN LƯỢC MARKETING_MIX SẢN PHẨM BIA HEINEKEN CỦA CÔNG TY TNHH NHÀ MÁY BIA HEINEKEN VIỆT NAM (Trang 36 - 39)