Trình tự xây dựng hệ thống trả lương của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp phân tích công tác quản trị tiền lương tại công ty cổ phần quản lý khai thác hầm đường bộ hải vân hamadeco (Trang 29 - 31)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN TRỊ TIỀN LƯƠNG

1.2 Những nội dung cơ bản về công tác quản trị tiền lương của doanh nghiệp

1.2.3.2 Trình tự xây dựng hệ thống trả lương của doanh nghiệp

Trình tự xây dựng hệ thống lương của doanh nghiệp được thực hiện theo các

bước sau đây:

- Bước 1 : Xem xét mức lương tối thiểu mà Nhànước quy định

Nhằm có ý nghĩa nhắc nhở để các doanh nghiệp kiểm tra lại mức lương tối thiểu mà doanh nghiệp phải tuân thủ để đảm bảo tính hợp pháp của hệthống tiền lương.

Bảng 1.1 Mức lương tối thiểu vùng năm 2018 được quy định tại điều 3 của Nghị Định 141/2017/NĐ-CP

Vùng

Mức lương tối thiểu vùng năm 2018

Mức lương tối thiểu vùng năm 2017 Tỷ lệ tăng so với năm 2017 Mức lương tăng so với năm 2017 Vùng I 3,980,000 đồng/tháng 3,750,000 đồng/tháng 6,1% Tăng 230,000 đồng Vùng II 3,530,000 đồng/tháng 3,320,000đồng/tháng 6,3% Tăng 210,000 đồng Vùng III 3,090,000 đồng/tháng 2,900,000 đồng/tháng 6,6% Tăng 190,000 đồng Vùng IV 2,760,000 đồng/tháng 2,580,000 đồng/tháng 7,0% Tăng 180,000 đồng Theo Nghị định 141/2017/NĐ-CP Ban hành ngày 07/12/2017 TheoNĐ 153/2016/NĐ-CP Áp dụng kểtừngày 01/01/2018 Áp dụng kểtừngày 01/01/2017 đến hết ngày 31/12/2017

( Địa bàn Vùng I, vùng II, vùng III, vùngIV được quy định theo Nghị định 141/2017/NĐ-CP)

- Bước 2 : Khảo sát mức lương thịnh hành trên thị trường

Để đưa ra các quyết định vềmức trả lương cho doanh nghiệp thì cần phải nghiên cứu thị trường để biết được các mức lương trung bình cho từng cơng việc. Thông tin về tiền lương của người lao động khác trong các ngành tương tự hoặc trong cùng một

địa phương có thể được thu thập một cách khơng chính thức qua kinh nghiệm và hiểu biết của người quản lý, cũng có thểthu thập thơng tin từ các văn phịng giới thiệu việc

làm, người sửdụng lao động khác, các tổchức lao động, hiệp hội hành nghề, nhưng tốt

hơn cảlà qua các cuộc điều tra chính thức thường được tổchức bởi các hãng tư vấn. - Bước 3: Đánh giá công việc

Hệthống đánh giá công việc của công ty hiện nay chưa dựa vào vị trí cơng việc,

đóng góp của cá nhân vào thực hiện hóa mục tiêu của doanh nghiệp hoặc cịn dựa trên

sựcảm tính khách quan của ban lãnh đạođể đánh giá giá trịcủa các công việc, sắp xếp các công việc theo một hệthống thứbậc vềgiá trịtừthấp đến cao hoặc ngược lại.

- Bước 4 :Xác định các ngạch tiền lương

Hầu hết các doanh nghiệp đều xây dựng ngạch tiền lương để đơn giản hóa việc tiền lương.

Ngạch lương là một nhóm các cơng việc dọc theo hệthống thứbậc vềgiá trị các công việc và được trảcùng mức các tiền lương. Trong một cơng ty, có thểcó 6,8 hay 10,12 hoặc tùy thuộc vào ngạch tiền lương mà doanh nghiệp xây dựng.

Mỗi doanh nghiệp đều có một cơ cấu riêng, cơ cấu đó phụthuộc vào ngành nghề kinh doanh cũng như quy mô doanh nghiệp. Mục tiêu của phân ngạch công việc là tổ chức các nhóm cơng việc trong doanh nghiệp thành các ngạch có thể quản lý. Nhìn chung, một doanh nghiệp lớn sẽcó nhiều ngạch hơn doanh nghiệp nhỏ.

- Bước 5: Xác định mức lương cho từng ngạch

Trong bước này phải xác định các mức lương cho từng ngạch, trong đó bao gồm

mức thấp nhất và cao nhất bằng cách xác định các yếu tố sau: Xác định mức lương

khởi điểm cho mỗi công việc như thế nào ? Mức lương khởi điểm cho mỗi vị trí cơng việc trong doanh nghiệp là bao nhêu ? Trong hệthống thang lương có mức lương trần

(tối đa) cho mỗi vị trí cơng việc khơng ?

Đểkhuyến khích cá nhân người lao động thay vì sửdụng một mức tiền cơng duy nhất cho các công việc trong ngạch, nhiều doanh nghiệp thiết kếmột khoảng tiền công

để trả công cho những người lao động khác nhau cùng thực hiện các công việc trong ngạch.

lương hoặc có thể khơng được phân chia (khơng có thang lương).

- Bước 6 : Phân chia ngạch thành các bậc lương

Tương tự như cách thế kế các thang lương trong hệ thống thang bảng lương của

nhà nước, ngạch tiền cơng có thể đươc chia thành bậc theo ba cách sau : + Tăng đều đặn (tỷlệ tăng ởcác bậc bằng nhau);

+ Tăng lũy tiến ( tỷlệ tăng ởbậc sau cao hơn tỷlệ tăng ởbậc dưới);

+ Tăng lũy thoái ( tỷlệ tăng ởbậc sau thấp hơn tỷlệ tăng ởbậc trước).

Đểthiết kếmột thang bảng lương cần định nghĩa một sốkhái niệm sau :

+ Bội sốcủa thang lương: Là sựgấp bội giữa mức lương cao nhất và mức lương thấp nhất của ngạch lương.

+ Hệsố lương: Là hệsốcho thấy mức lương ởbậc nào đó trong ngạch bằng bao nhiêu lần so với mức lương thấp nhất của ngạch.

+ Mức lương: Số tiền trả cho người lao động ở từng bậc trong một đơn vị thời gian phù hợp với các bậc lương trong thang lương.

+ Hệ số tăng tuyệt đối : Là hiệu số của các hệ số lương giữa hai bậc liên tiếp nhau.

+ Hệ số tăng tương đối: Là thương số của hệ số tăng tuyệt đối với hệ số lương của bậc đứng trước.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp phân tích công tác quản trị tiền lương tại công ty cổ phần quản lý khai thác hầm đường bộ hải vân hamadeco (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)