CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN TRỊ TIỀN LƯƠNG
1.2 Những nội dung cơ bản về công tác quản trị tiền lương của doanh nghiệp
1.2.7.2 Các loại phúc lợi
Phúc lợi bắc buộc
Là các khoản phúc lợi tối thiểu mà các tổchức phải đưa ra theo yêu cầu của pháp luật. Phúc lợi bắt buộc có thể là: các loại bảo đảm, bảo hiểm xã hội, trợ cấp thất nghiệp, bảo hiểm y tế.
Ở Việt Nam, các phúc lợi bắt buộc gồm 5 chế độ BHXH cho người lao động : tự cấpốm đau, tai nạn lao động hoặc bệnh nghềnghiệp, thai sản, hưu trí, tửtuất.
Theo quy định tại Khoản 4 Điều 3 Luật bảo hiểm xã hội 2014:“Quỹ bảo hiểm xã hội là quỹ tài chính độc lập với ngân sách nhà nước, được hình thành từ đóng góp của
người lao động, người sửdụng lao động và có sựhỗtrợ của Nhà nước.“
Theoquy định tại Điều 82 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định các nguồn hình thành
quỹ bảo hiểm xã hội gồm:
+ Người sử dụng lao động đóng theo quy định tại Điều 86 của Luật này. + Người lao động đóng theo quy định tại Điều 85 và Điều 87 củaLuật này. + Tiền sinh lời của hoạt động đầu tư từ quỹ.
+ Các nguồn thu hợp pháp khác.
Như vậy,có thểthấy quỹbảo hiểm xã hội được hình thành từ5 nguồn trên. Phần lớn các nước trên thếgiới đều quy định quỹbảo hiểm hình thành từcác nguồn trên.
Phúc lợi tựnguyện
Là các phúc lợi mà các tổchức đưa ra, tùy thuộc vào khả năng kinh tếcủa họvà sựquan tâm của người lãnhđạoở đó. Bao gồm các loại sau:
- Các phúc lợi bảo hiểm như bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm nhân thọvà bảo hiểm mất khả năng lao động.
- Các phúc lợi bảo đảm như bảo hiểm thu nhập và bảo đảm hưu trí
- Tiền trả cho những thời gian không làm việc: Là những khoản tiền trả cho những thời gian không làm việc do thỏa thuận ngoài mức quy định của pháp luật như nghỉphép, nghỉgiữa ca, giải lao, vệsinh cá nhân, tiền đi du lịch,…
- Phúc lợi do lịch làm làm việc linh hoạt: Nhằm trọ giúp cho người lao động do lịch làm việc linh hoạt như tổng số giờ làm việc trong ngày, hoặc số ngày làm việc trong tuần ít hơn quy định hay chế độthời gian làm việc thay đổi linh hoạt, hoặc chia sẻcông việc do tổchức thiếu việc làm.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ TIỀN LƯƠNG CỦA HAMADECO