3 Kiểm định độ tin cậy thang đo

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự cam kết gắn bó của nhân viên tại sepon boutique resort, quảng trị (Trang 42 - 45)

Chương 2 : CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ CAM KẾT GẮN BÓ

2.2 Tình hình nhân sự và các nhân tố ảnh hưởng đến sự cam kết gắn bó với tổ chức

2.2. 3 Kiểm định độ tin cậy thang đo

Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha chỉ cho biết các đo lường có liên kết với nhau

hay khơng; nhưng không cho biết biến quan sát nào cần bỏ đi và biến quan sát nào cần

giữlại. Khi đó, việc tính tốn hệsố tương quan biến–tổng sẽgiúp loại ra những biến

quan sát nào khơng đóng góp nhiều cho sựmơ tảcủa khái niệm cần đo (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005).

Các mức giá trị của hệ số Cronbach’s Alpha: lớn hơn 0,8 là thang đo lường tốt; từ 0,7 đến 0,8 là sử dụng được; từ 0,6 trở lên là có thể sử dụng trong trường hợp khái niệm nghiên cứu là mới hoặc là mới trong bối cảnh nghiên cứu (Nunally, 1978; Peterson, 1994; Slater, 1995; dẫn theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005).

Các tiêu chí được sửdụng khi thực hiện đánh giá độtin cậy thang đo: - Loại các biến quan sát có hệsố tương quan biến–tổng nhỏ hơn 0,3.

- Tiêu chuẩn chọn thang đo khi có độtin cậy Cronbach’s Alpha lớn hơn 0,6 (hệ số

Cronbach’s Alpha càng lớn thì độ tin cậy nhất quán nội tại càng cao) (Nunally & Burnstein 1994; dẫn theo Nguyễn Đình Thọ& Nguyễn ThịMai Trang, 2009).

Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo được thểhiện ở Bảng 8 và kết quảcụthể

đối với từng nhóm biến được thể hiện rõ từ Bảng 1 đến Bảng 11 (Mục 1 - Phụ lục kết quảxửlý SPSS).

Bảng 8: Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha lần 1

Tên nhóm biến Số biến

quan sát Cronbach’s Alpha Tương quan biến tổng thấp nhất trong nhóm Bản chất cơng việc 3 0,747 0,553

Cơ hội đào tạo– thăng tiến 3 0,726 0,483

Lãnhđạo 3 0,614 0,385

Đồng nghiệp 3 0,608 0,372

Tiền lương 4 0,737 0,415

Điều kiện làm việc 3 0,547 0,347

Phúc lợi 3 0,345 0,171 Sựcam kết gắn bó với tổ chức 3 0,801 0,584

(Nguồn: Kết quảxửlý sốliệu)

Từkết quả phân tích độtin cậy của thang đo lần 1 cho ta thấy:

- Nhóm biến Phúc lợi có hệ số tương quan biến – tổng thấp nhất trong nhóm là 0,171 thấp hơn mức tiêu chuẩn đặt ra là 0,3 và hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến này ra khỏi thang đo sẽ tăng lên. Do đó ta sẽ tiến hành kiểm định lại độ tin cậy của nhóm biến Phúc lợi. Kết quảkiểm định lần 2ởBảng 9.

- Bên cạnh đó nhóm biến Điều kiện làm việc và nhóm biến Phúc lợi có hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo lần lượt là 0,547 và 0,345 thấp hơn tiêu chuẩn đề ra,

nhưng hệsố Cronbach’s Alpha nếu loại từng biến này ra khỏi thang đo đều không làm cho hệsố Cronbach’s Alphacủa thang đo tăng lên. Do đó có thểkết luận là nhóm biến

Điều kiện làm việc và nhóm biến Phúc lợi khơng đủ độ tin cậy để có thể sử dụng chúng trong mơ hình, vì vậy sẽloại 2 nhóm yếu tố đókhỏi mơ hình cho các bước phân tích tiếp theo.

Bảng 9: Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha lần 2

Tên nhóm biến Số biến

quan sát Cronbach’s Alpha Tương quan biến tổng thấp nhất trong nhóm Bản chất cơng việc 3 0,747 0,553

Cơ hội đào tạo – thăng tiến 3 0,726 0,483

Lãnhđạo 3 0,614 0,385

Đồng nghiệp 3 0,608 0,372

Tiền lương 4 0,737 0,415 Sự cam kết gắn bó với tổ chức 3 0,801 0,584

- (Nguồn: Kết quảxửlý sốliệu)

- Từ kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo lần 2 ở Bảng 9 cho ta thấy hệ số Cronbach’s Alpha của tất cả các nhóm biến đều lớn hơn 0,6 chứng tỏ nghiên cứu có thang phù hợp. Bên cạnh đó, tất cảcác biến quan sát đều có hệ số tương quan biến tổng (Corrected item–Total Correlation) lớn hơn 0,3 nên

đều được giữ nguyên đểtiến hành các phân tích tiếp theo.

- Tóm lại, sau khi kiểm định độ tin cậyCronbach’s Alpha cho từng thang đo, có 6 biến bị loại lần lượt là DK1 (Anh (chị) được làm việc trong điều kiện an

toàn), DK2(Anh (chị) làm việc trong môi trường sạch sẽ, tiện nghi), DK3 (Anh (chị) không phải lo lắng vềviệc mất việc làm), PL1 (Resort thực hiện đúng

và đầy đủchế độBHYT, BHXH), PL2 (Resort có chế độnghỉ lễ, nghỉ phép hợp lý), PL3 (Chính sách phúc lợi thể hiện sự quan tâm của Resort với nhân viên). Các biến thuộc các yếu tố có sự liên kết với nhau và đóng góp nhiều cho sự mơ tả của khái niệm cần đo được giữ lại và được sử dụng cho phân tích tiếp theo bao gồm:

 Yếu tố CƠ HỘI ĐÀO TẠO VÀ THĂNG TIẾN gồm các biến CH1, CH2, CH3.

 Yếu tốLÃNHĐẠO gồm các biến LD1, LD2, LD3.

 Yếu tố ĐỒNG NGHIỆP gồm các biến DN1, DN2, DN3.

 Yếu tốTIỀN LƯƠNGgồm các biến TL1, TL2, TL3, TL4.

 Yếu tố phụ thuộc SỰ CAM KẾT GẮN BÓ VỚI TỔ CHỨC gồm các biến SC1, SC2, SC3.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự cam kết gắn bó của nhân viên tại sepon boutique resort, quảng trị (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)