Quyết định Marketing theo chu kỳ sống sản phẩm

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp phân tích chính sách sản phẩm cà phê cá nhân của công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất thương mại và dịch vụ cà phê đồng xanh (Trang 30 - 35)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊNCỨU

1. Cơ sở lý luận về chính sách sản phẩm

1.2. Chính sách sản phẩm

1.2.7. Quyết định Marketing theo chu kỳ sống sản phẩm

1.2.7.1. Khái niệm

“Chu kỳsống sản là thuật ngữ mô tả quá trình biến đổi của doanh số tiêu thụ và lợi

nhuận của một sản phẩm từ khi sản phẩm mới xuất hiện trên thị trường cho tới khi không

bán được nữa.” (PGS.TS Nguyễn Văn Phát, TS Nguyễn Thị Minh Hòa, 2015, Giáo trình

Marketing căn bản, NXB Đại học Huế, trang 144)

Đây cũng là q trình biến đổi của chi phí sản xuất và thểhiện những đặc điểm liên

quan đến cạnh tranh, khách hàng trên thị trường.

Chu kỳsống của sản phẩm thường có 5 giai đoạn khác nhau: giai đoạn phát triển sản phẩm, giai đoạn giới thiệu, giai đoạn tăng trưởng, giai đoạn bão hòa và giai đoạn suy

thối.

Hình 4. Các giai đoạn trong chu kỳ sống của sản phẩm

- Giai đoạn phát triển sản phẩm: bắt đầu từ khi doanh nghiệp tìm ra và phát triển một ý tưởng sản phẩm mới. Trong suốt giai đoạn này, doanh thu chưa có và phải gánh chịu chi

phí đầu tư.

- Giai đoạn giới thiệu: là giai đoạn sản phẩm đang được đưa vào thị trường. Trong

giai đoạn này doanh sốthấp, tốc độ tăng trưởng chậm, chưa có lợi nhuận vì chi phí nghiên

cứu và giới thiệu sản phẩm ra thị trường.

- Giai đoạn tăng trưởng: là giai đoạn sản phẩm được thị trường tiếp nhận nhanh

chóng và lợi nhuận tăng lên đáng kể.

- Giai đoạn bão hòa: là giai đoạn doanh số tăng chậm lại vì sản phẩm đãđược hầu hết

khách hàng tiềm năng tiếp nhận. Lợi nhuận ổn định hay giảm xuống vì tăng chi phí

marketing để bảo vệ sản phẩm chống lại các đối thủ cạnh tranh. Doanh thu và lợi nhuận

đạt điểm tối đa trong giai đoạn này.

- Giai đoạn suy thoái: là giai đoạn doanh số có xu hướng giảm sút và lợi nhuận giảm

dần.

Chu kỳ sống sản phẩm biến đổi phụ thuộc vào ngành nghê kinh doanh, sản phẩm, công nghệvà thị trường. Không phải tất cảcác sản phẩm điều trải qua tất cả5 giai đoạn của chu kỳsống sản phẩm.

Khái niệm chu kỳsống sản phẩm có thểáp dụng cho một nhóm sản phẩm, cho một dạng cụ thể của sản phẩm, hoặc cho một thương hiệu nhưng cách áp dụng khác nhau cho mỗi trường hợp.

1.2.7.2. Quyết định Marketing theo chu kỳ sống sản phẩm

Chu kỳsống của sản phẩm có thể phân chia thành 5 giai đoạn cơ bản, trong đó giai

đoạn phát triển sản phẩm đãđược trình bày chi tiết ở phần tiến trình phát triển sản phẩm

mới, do đó các quyết định marketing theo chu kỳsống sản phẩm sẽbắt đầu với giai đoạn

giới thiệu sản phẩm ra thị trường.

a. Giai đoạn giới thiệu sản phẩm:

Mục tiêu marketing của giai đoạn giới thiệu sản phẩm là làm cho thị trường biết đến sản phẩm, thương hiệu và kích thước khách hàng dùng thử. Thời gian của giai đoạn này càng rút ngắn thì càng có lợi cho doanh nghiệp. Để thực hiện được mục tiêu nói trên, doanh nghiệp cần thực hiện phối hợp các nỗlực marketing sau:

Vềsản phẩm, doanh nghiệp chỉ nên cung cấp ra thị trường dạng cơ bản đầu tiên của sản phẩm đồng thời cần tiếp tục phân tích, đánh giá, tăng cường kiểm tra chất lượng và

đièu chỉnh sản phẩm. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần chuẩn bị kế hoạch gia tăng khối

lượng sản xuất nếu sản phẩm được thị trường chấp nhận.

Vềgiá cả, doanh nghiệp có thể định giá thấp hơn trong điều kiện chất lượng ngang

bằng với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh (giá thâm nhập) hoặc định giá cao hơn trong

điều kiện sản phẩm của doanh nghiệp có ưu thế hơn vè chất lượng so với đối thủ cạnh tranh (giá hớt váng).

Vềphân phối, doanh nghiệp nên áp dụng phân phối có chọn lọc, cần tổchức được hệ thống tiêu thụ ban đầu hợp lý để đưa sản phẩm đến các điểm bán hàng.

Về xúc tiến, đối tượng tiêu dùng nhắm đến là những người thích thử nghiệm sản phẩm mới và sẵn sàn chi trả. Quảng cáo chủ yếu tập trung vào việc giới thiệu sản phẩm,

thúc đẩy các cửa hàng bán buôn, bán lẻ chấp nhận tiêu thụ hàng hóa. Doanh nghiệp cần

tăng cường quảng cáo, giao tiếp, giới thiệu sản phẩm, hướng tới xác lập được tất cả các

kênh quảng cáo và khai thác triệt để các phương tiện quảng cáo. Ở giai đoạn này có thể

tiến hành chiến dịch quảng cáo. Các hoạt động khuyến mãi cần manh mẽ đểthu hút khách hàng dùng thử sản phẩm.

b. Giai đoạn phát triển:

Mục tiêu marketing của giai đoạn phát triển là tối đa hóa thịphần. Với mục tiêu này, doanh nghiệp thực hiện các nỗlực marketing sau đây.

Về sản phẩm, doanh nghiệp tiếp tục hoàn thiện, nâng cao đặc tính sử dụng, chất

lượng sản phẩm, cải tiến kỹthuật và tiêu chuẩn hóa sản phẩm, đồng thời chuẩn bị cho sản

phẩm bước sang giai đoạn bão hịa. Ngồi ra, doanh nghiệp cũng phải chuẩn bị các

phương án để đưa sản phẩm cải tiến ra thị trường khi có thời cơ.

Vềgiá cả, giá cả có thể được giữ nguyên như giai đoạn đầu hoặc giảm một chú do

tăng quy mô tiêu thụ, giảm tương ứng chi phí sản xuất hoặc giảm do áp lực cạnh tranh bắt đầugia tăng.

Vềphân phối, doanh nghiệp cần xâm nhập vào những khi vực thị trường mới hoặc

những đoạn thị trường mới, đồng thời mởrộng mạnh mẽmạng lưới phân phối và sử dụng những kênh phân phối mới.

Vềxúc tiến, doanh nghiệp cần thực hiện quảng cáo nhằm xây dựng nhận thức và sự

quan tâm của số đông khách hàng trên thị trường. Quảng cáo nên mang tính thuyết phục và kích thích tiêu thụhàng hóa. Các biện pháp khuyến mãi nên giảm bớt để tận dụng nhu cầu tăng cao từ nhóm khách hàng tiêu dùng nhiều.

c. Giai đoạn bão hòa:

Mục tiêu marketing của giai đoạn bão hịa là tối đa hóa lợi nhuận và bảo vệthịphần.

Tương ứng với mục tiêu marketing, doanh nghiệp cần triển khai các nỗlực marketing sau

đây.

Vềsản phẩm, doanh nghiệp cần tung ra thị trường đa dạng các thương hiệu, các kiểu

sản phẩm khác nhau để người tiêu dùng có nhiều lựa chọn hơn. Đồng thời, doanh nghiệp cố gắng cải tiến sản phẩm về chất lượng, tạo cho sản phẩm những thuộc tính mới, thay

đổi nhãn hiệu, bao bìđể tăng sức hấp dẫn của sản phẩm và cốgắng thểhiện sản phẩm của

doanh nghiệp vẫn giữ được uy tín cao. Bên canh đó, doanh nghiệp cũng cần chuẩn bị cho khả năng làm sản phẩm nhanh chóng bị lão hóa, và chuẩn bịsản phẩm mới đểthay thế.

Vềgiá cả, phải phù hợp với đối thủcạnh tranh do có sự co dãn chéo diễn ra ở giai

đoạn này. Doanh nghiệp cần cốgắng giảm tối đa chi phí sản xuất để có thểbán với mức

giá thấp nhất và đỡthua thiệt.

Vềphân phối, doanh nghiệp cố gắng tìm đến những khu vực thị trường mới, những

đoạn thi trường chưa khai thác hết thơng qua việc cải tiến những đặc tính sử dụng của sản

phẩm, gia tăng các dịch vụphục vụ người mua, đồng thời phát triển kênh phân phối mạnh

hơn nữa.

Vềxúc tiến, nhu cầu quảng cáo ở giai đoạn này không lớn nhưng vẫn phải được thực

hiện trở lại để củng cố uy tín của sản phẩm. Quảng cáo phải tập trung nhấn mạnh về sự khác biệt và lợi ích mà thương hiệu đem lại (quảng cáo mang tính thuyết phục và nhắc nhở). Doanh nghiệp cần thực hiện hoạt động khuyến mãi, tăng thêm dịch vụ khách hàng

đểkhuyến khích khách hàng của đối thủchuyển sang mua sản phẩm của doanh nghiệp.

d. Giai đoạn suy thoái:

Mục tiêu marketing của giai đoạn suy thoái là giảm chi phí đến mức có thể và cố gắng tận thu. Những nỗlực marketing của doanh nghiệp trong giai đoạn này như sau.

hiệu quả. Thời gian lão hóa sản phẩm được dự báo ngay từ những giai đoạn trước để chuẩn bịsẵn sản phẩm mới cho chu kỳtiếp theo.

Vềgiá cả, sản phẩm được bán với giá hạ hơn nữa đểthu hổi vốn đầu tư.

Vềphân phối, doanh nghiệp có thể dường một phần thị trường cho đối thủvà loại bỏ những kênh thương mại ít hiệu quả nhất, hay nói cách khác doanh nghiệp nên sử dụng kênh phân phối chọn lọc.

Vềxúc tiến, doanh nghiệp có thể giảm mạnh quảng cáo và các chi phí xúc tiến đến mức thấp nhất vì sản phẩm khơng cịn triển vọng nữa.

Bảng 1. Tóm tắt đặc điểm, mục tiêu và chiến lược marketing trong các giai đoạn của chu kỳ sống sản phẩm

Giới thiệu Phát triển Bão hịa Suy thối Đặc điểm

Doanh thu bán hàng

Thấp Tăng nhanh Cao nhất Giảm xuống

Chi phí Cao Trung bình Thấp Thấp

Lợi nhuận Chưa có hoặc rất

thấp

Tăng nhanh Cao nhất Giảm xuống

Khách hàng Thích đổi mới Chấp nhân sớm Chấp nhận muộn

Lạc hậu

Đối thủ Ít Tăng lên Ổn định, giảm Giảm xuống

Mục tiêu marketing Tạo sựnhận biết, thuyết phục khách hàng sử dụng thử

Tối đa hóa thị phần

Giữthị phần và tối đa hóa lợi nhuận

Cắt giảm chi phí và thu hoạch

Chiến lược marketing

Sản phẩm Đưa ra sản phẩm cơ bản Đưa ra phiên bản mởrộng của sản phẩm, dịch vụ, bảo hành Đa dạng hóa kiểu dáng, nhãn hiệu... Loại bỏsản phẩm yếu kém

Giá cả Giá hớt váng hoặc thâm nhập Định giá thâm nhập Định giá cạnh tranh Giảm giá

Phân phối Kênh chọn lọc Kênh rộng rãi Kênh rộng rãi

hơn

Chọn lọc và loại bỏ

Quảng cáo Tạo sựnhận biết cho khách hàng chấp nhận sớm và trung gian Tạo sự nhận biết cho toàn thị trường Nhấn mạnh sự khác biệt và lợi ích thương hiệu Giảmởmức phù hợp đểduy trì lịng trung thành

Khuyến mãi Sử dụng nhiều để

tăng cường dùng thử Giảm đểkhai thác nhu cầu đang tăng Tăng để khuyến khích khách hàng Giảm cịn tối thiểu

(Nguồn: TS. Nguyễn ThịMinh Hịa, 2015, Giáo trình Quản trịmarketing,

NXB Đại học Huế, trang 175,176)

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp phân tích chính sách sản phẩm cà phê cá nhân của công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất thương mại và dịch vụ cà phê đồng xanh (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)