Sự cần thiết phải tạo động lực tronglao động

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp giải pháp tạo động lực làm việc cho người lao động tại công ty cổ phần vật tư nông nghiệp thừa thiên huế (Trang 26 - 28)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.2 Cơ sở thực tiễn về tạo động lực làm việc cho NLĐ

1.2.1 Sự cần thiết phải tạo động lực tronglao động

1.2.1.1 Đối với cá nhânNLĐ

Con người ln có nhu cầu cần được thỏa mãn về vật chất và tinh thần. Khi NLĐ cảm thấy những nhu cầu của mình được thỏa mãn sẽ tạo tâm lý tốt thúc đẩyNLĐ làm việc hăng say hơn. Đối với cá nhân NLĐ khơng có động lực lao động thì hoạt động lao động khó có thể đạt được mục tiêu của nó bởi vì khi đó họ chỉ lao động hồn thành cơng việc được giao mà khơng có sự sáng tạo hay sự cố gắng phấn đấu trong lao động, họ coi công việc đang làm như một nghĩa vụ phải thực hiện mà thơi. Do đó nhà quản lý cần phải tạo được động lực thúc đẩy tính sáng tạo và năng lực làm việc của nhân viên.

NLĐchỉ hoạt động tích cực khi mà họ được thỏa mãn một cách tương đối những nhu cầu của bản thân. Điều này thể hiện lợi ích mà họ được hưởng. Khi NLĐ cảm thấy lợi ích họ nhận được khơng tương xứng với những gì họ bỏ ra, họ cảm thấy không thỏa mãn được những nhu cầu của mình thì sẽ gây ra cảm giác chán nản làm việc không tập trung cao, làm việc không hiệu quả. Lợi ích là phương tiện để thỏa mãn nhu cầu nên lợi ích mà NLĐ nhận được phải tương xứng với những gì họcống hiến thì mới tạo ra động lực cho họlàm việc.

Khóa lun tt nghip GVHD: ThS Ngơ Minh Tâm

SVTH: Đồn Thị NhưÝ 18

Động lực lao động có thể giúp choNLĐ tự hồn thiện mình. Khi có được động lực trong lao động, NLĐ có nỗ lực lớn hơn để lao động, học hỏi, đúc kết kinh nghiệm trong công việc, nâng cao kiến thức, trình độ để tự hồn thiện mình.

1.2.1.2 Đối với DN

Hiện tại nước ta đang tiến hành công cuộc cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Kinh nghiệm của Nhật Bản và các “con rồng Châu Á” cho thấy phải tiến ra con đường đi riêng phù hợp với đặc điểm chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội Việt Nam. Đây là một nhiệm vụ vơ cùng khó khăn vì phải đuổi kịp trình độ khoa học cơng nghệ tiên tiến của thế giới trong một thời gian ngắn với điều kiện cơ sở vật chất nghèo nàn, lạc hậu và thiếu thốn đầu tư. Một trong những giải pháp tình thế là tăng năng suất lao động để tạo ra lợi nhuận cao hơn trên cơ sở trang thiết bịvà vốn sẵn có, do đó có tốc độtích lũy vốn nhanh hơn.

Vì lý do nêu trên, vấn đề kích thích lao động hiện đang là mối quan tâm của nhiều nhà lãnh đạo và quản lý. Mặt khác, khi vấn đề vốn đầu tư và trang thiết bị đã được giải quyết thì tăng năng suất và kích thích lao động sáng tạo vẫn là vấn đề bức xúc cần đầu tư giải quyết thích đáng đểDN và các cơ quan nghiên cứu nói riêng cũng như nền kinh tế nói chung có thể phát triển nhanh và có hiệu quả. Kích thích lao động là tạo ra sự thôi thúc bên trong con người đến với lao động. Sự thơi thúc đó được tạo ra dựa trên một tác động khách quan nào đó lên ý thức. Do đó, khi kích thích bất kỳ hoạt động lao động nào, người ta phải chú ý đến các yếu tố tâm lý như mục đích cơng việc, nhu cầu, hứng thú, động cơ làm việc của mỗi cá nhân và hàng loạt các đặc điểm tâm lý cá nhân cũng như thân thể khác , từ đó mới có thể hình thành được biện pháp kích thích hữu hiệu. Có thể kích thích lao động bằng vật chất, bằng giao tiếp hoặc bằng cách thỏa mãn các nhu cầu khác của con người tạo ảnh hưởng đến hành vi, cụ thể là nó có thể định hướng, điều chỉnh hành vi của cá nhân. Tạo động lực kích thích lao động làm việc có tác dụng:

 Tạo sự gắn kết giữa lao động với tổ chức giữ được nhân viên giỏi, giảm được tỷlệnghĩ việc

 Tăng mức độ hài lòng, niềm tin, sự gắn bó và tận tụy của các nhân viên trong DN

 Giảm thời gian, chi phí tuyển và đào tạo nhân viên mới  Tăng năng suất lao động, hiệu quả sử dụng lao động  Là nền tảng để tăng doanh số, cải thiện lợi nhuận

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp giải pháp tạo động lực làm việc cho người lao động tại công ty cổ phần vật tư nông nghiệp thừa thiên huế (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)