Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch làng nghề

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch làng nghề tỉnh Bắc Ninh (Trang 35 - 38)

PHẦN THỨ HAI : TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

2.1. Cơ sở lý luận của đề tài

2.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch làng nghề

Du lịch nói chung và du lịch làng nghề nói riêng có đặc điểm cơ bản là dễ

đầu tư khai thác để phát triển đa dạng các loại hình du lịch. Tuy nhiên, có những

TNDL khơng có điều kiện trở thành sản phẩm du lịch bởi nhiều nguyên nhân trong quá trình khai thác, quản lý và phát triển nó trở thành sản phẩm du lịch. Vì vậy, vấn

đề quan trọng là xác định các yếu tố tác động đến quá trình khai thác, quản lý

TNDLLN để tạo thành các sản phẩm du lịch đã được đặt rạ Một số yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển du lịch làng ngề:

- Chính sách phát triển du lịch làng nghề của Nhà nước, của tỉnh:

Hệ thống chính sách kinh tế vĩ mơ của Nhà nước có ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển suy vong của các làng nghề hay du lịch làng nghề. Làng nghề phát triển là

điều kiện cần nhưng chưa đủ để du lịch làng nghề phát triển…

Chính sách du lịch làng nghề thơng thống, phù hợp sẽ tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho phát triển du lịch, đồng thời hướng sự phát triển của du lịch phù hợp với chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của vùng, phù hợp với những

đặc điểm và điều kiện cụ thể của các làng nghề. Chính sách và chủ trương của

Chính phủ tạo thuận lợi cho phát triển du lịch làng nghề, sẽ tạo ra việc làm cho cư dân địa phương và nâng cao đời sống của họ. Một cơ chế, chính sách đúng sẽ vừa

Trường Đại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ……………………… 27 khuyến khích khai thác được tiềm năng du lịch một cách bền vững vừa bảo đảm đời sống của cư dân địa phương.

Du lịch nói chung và DLLN nói riêng chỉ phát triển khi nó có được một cơ chế chính sách hợp lý và pháp luật đồng bộ. Đó là nghiên cứu kế hoạch đầu tư và khuyến khích đầu tư, cơ chế xúc tiến quảng bá, cơ chế phối hợp và phân chia một cách hài hịa lợi ích giữa người dân địa phương với các cơ quan quản lý, các cơng ty lữ hành, cơ chế mà qua đó hoạt động du lịch tạo điều kiện cho người dân địa

phương bảo vệ mơi trường, gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

- Chất lượng tài nguyên du lịch:

Chất lượng TNDL thể hiện ở một số yếu tố như: độ hấp dẫn của tài nguyên, sự thích nghi của khí hậu với phát triển du lịch, sự đặc sắc và độc đáo của các sản phẩm làng nghề, môi trường ở làng nghề…).

Tài nguyên du lịch là điều kiện cần để phát triển du lịch, hình thành nên các

điểm du lịch. Một quốc gia, một vùng dù có nền kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội

phát triển cao nhưng nếu khơng có tài ngun du lịch thì cũng khơng thể phát triển

được du lịch.

Độ hấp dẫn thể hiện chất lượng của các tài nguyên. Nên việc khai thác du

lịch nói chung và DLLN nói riêng trước hết phải quan tâm đến độ hấp dẫn của

TNDL đó và mức độ hấp dẫn đến đâu, hấp dẫn ở khía cạnh nào để từ đó khai thác, phát triển một cách hiệu quả.

Môi trường cũng là yếu tố liên quan đến chất lượng TNDL: Môi trường là yếu tố có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với hoạt động phát triển du lịch. Đây cũng là yếu tố để nảy sinh trong quá trình khai thác, phát triển du lịch. Tài nguyên và môi trường du lịch luôn là các yếu tố song hành thu hút được sự quan tâm trong hoạt

động du lịch.

- Nguồn vốn triển khai thực hiện các hoạt động phát triển du lịch:

Nguồn vốn cho các hoạt động phát triển du lịch có vai trị quan trọng trong phát triển du lịch. Có nguồn vốn mới thực hiện được các hoạt động đầu tư cho du

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ……………………… 28 + Đầu tư hạ tầng du lịch, nâng cấp hệ thống đường và cầu cảng, tuyến đường du lịch và tăng nhanh các phương tiện vận chuyển cho phép mau chóng khai thác

được các nguồn tài nguyên du lịch mớị

+ Đầu tư các dự án phát triển du lịch và dịch vụ; xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch như cơ sở lưu trú du lịch, mạng lưới cửa hàng ăn uống, các trung tâm vui chơi giải trí…

+ Đầu tư mở rộng không gian du lịch, xây dựng sản phẩm du lịch mớị

Các khu du lịch, điểm du lịch cần được đầu tư có trọng điểm để thu hút các dự

án đầu tư khác.

+ Đầu tư cho công tác bảo tồn và tôn tạo tài nguyên du lịch…

- Đội ngũ, cán bộ nhân viên phục vụ DLLN:

Đào tạo nguồn nhân lực du lịch là những hoạt động nhằm tăng cường số

lượng và nâng cao chất lượng, hiệu quả làm việc của lực lượng lao động đang và sẽ làm việc trực tiếp trong ngành du lịch, bao gồm: lao động thuộc các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch và các đơn vị sự nghiệp trong ngành từ trung ương đến địa

phương; lao động trong các doanh nghiệp du lịch gồm đội ngũ cán bộ quản trị kinh doanh, đội ngũ lao động nghiệp vụ trong các khách sạn - nhà hàng, công ty lữ hành, vận chuyển du lịch; lao động làm công tác đào tạo du lịch trong các trường dạy nghề, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học.

Vấn đề đặt ra đối với hệ thống đào tạo du lịch cần phải mở rộng tăng cường

đào tạo lao động ở các trình độ khác nhau, từ sơ cấp, trung cấp, đến cao đẳng, đại

học và sau đại học chuyên về du lịch. Ngoài ra, đối với lực lượng lao động gián tiếp phục vụ du lịch thì hệ thống giáo dục quốc dân cũng đáng lưu tâm để tập trung đào tao một lực lượng lao động đông đảo cần được đào tạo về rất nhiều ngành khác

nhau: văn hoá, giao thơng (đường khơng, thuỷ, bộ, sắt), mơi trường, tài chính, bảo hiểm…

- Vị trí và khả năng tiếp cận:

Vị trí và khả năng tiếp cận có ý nghĩa quan trọng trong việc thu hút khách du lịch. Nếu TNDL có vị trí thuận lợi (cạnh trục giao thông và quốc lộ lớn), chất lượng

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ……………………… 29 khách du lịch nhiều hơn. Có thể nói vị trí tài ngun cũng là một trong những giá trị vơ hình để thu hút khách, cho nên khi khai thác tài nguyên phát triển du lịch cần quan tâm đến yếu tố vị trí tiếp cận của tài nguyên.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch làng nghề tỉnh Bắc Ninh (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)