Bảng 4.5: Một số chính sách nhằm khuyến khích, góp phần phát triển DLLN ở Bắc Ninh ở Bắc Ninh Chính sách Nội dung chính sách - Chỉ thị số 27/CT-TW ngày 12-1- 1998 của bộ chính trị. - Chỉ thị 14/1998/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ
- Quy định thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hộị Trong đó có bảo tồn và phát huy di sản văn hóa truyền thống. Nghị quyết 04-NQ/TU ngày
25/5/1998 của BCH Tỉnh uỷ Bắc Ninh khóa XV
- Các giải pháp về khôi phục và phát triển các làng nghề tiểu thủ công nghiệp.
Nghị quyết 12-NQ/TU ngày 03/02/2000; Nghị quyết 02-NQ/TU ngày 04/5/2001; Nghị quyết 02- NQ/TU ngày 29/5/2006); Nghị quyết số 80/2007/NQ-HĐND16 ngày 18/7/2007
- Tập trung đầu tư xây dựng, phát triển các Khu công nghiệp, cụm công nghiệp làng nghề, đa
nghề, vừa và nhỏ.
Quyết định số 1345/QĐ-UBND
ngày 1 tháng 10 năm 2010
Dự án đầu tư nâng cấp di tích lịch sử làng nghề: đền Đơ, đình làng Đình
Bảng thuộc làng nghề Đình Bảng
- Phê duyệt dự án đầu tư xây dựng, tơn tạo khu di tích đền Đơ, đình Đình Bảng (thuộc làng nghề
Đình Bảng). Trong đó, đầu tư cho khu di tích đền Đơ 30 tỷ đồng, đình Đình Bảng 12 tỷ đồng.
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ……………………… 67
b. Thực thi các chính sách:
* Thực thi chỉ thị số 27/CT-TW và 14/1998/CT-TTg, ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh phối hợp và đề nghị các cấp, các ngành tăng cường công tác quản lý nhà nước về lễ hội truyền thống ở Bắc Ninh nói chung và lễ hội
truyền thống ở các làng nghề nói riêng, để bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống. Đồng thời đưa lễ hội vào việc kinh doanh du lịch, giới thiệu cho du khách những nét văn hóa truyền thống của địa phương. Qua đó góp phần phát triển ngành du lịch nói chung và du lịch làng nghề nói riêng. Các biện pháp cụ thể mà ngành văn hóa, thể thao và du lịch Bắc Ninh đưa ra là:
- Hướng dẫn, kiểm tra từ khâu chuẩn bị đến việc tổ chức lễ hộị Các lễ hội phải thành lập Ban tổ chức, phân công nhiệm vụ cho từng thành viên trong ban tổ chức, đồng thời chuẩn bị tốt nội dung và các điều kiện bảo đảm an toàn tuyệt đối về người, tài sản, trật tự an tồn giao thơng, vệ sinh mơi trường và biện pháp phịng chống cháy nổ…
- Các lễ hội tiêu biểu như: Lễ hội Lim, chùa Dâu, chùa Bút Tháp, đền Đơ, chùa Phật Tích, đền Vua Bà… phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt và chỉ đạo trực tiếp. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tham mưu trình các cơ quan chức năng nghiên cứu phục dựng những lễ hội tiêu biểu đặc sắc, trong đó chú ý: đơn vị tổ chức lễ hội không can thiệp quá sâu vào nội dung, kịch bản lễ hội truyền thống; nghiên cứu bổ sung yếu tố đương đại vào lễ hội truyền thống nhưng không làm phá vỡ kết cấu, mô thức lễ hội truyền thống; đặc biệt quan tâm tới vấn đề khách du lịch trong lễ hội truyền thống; khắc phục việc tổ chức lễ hội tràn lan và thương mại hóa đơn thuần.
- Thực hiện xã hội hóa đi đôi với việc kiểm tra, uốn nắn để quản lý tốt lễ hội, vì lễ hội được tổ chức ở khơng gian rộng, đơng người; chính quyền (theo phân cấp quản lý) phải trực tiếp chỉ đạo quản lý lễ hội, không đùn đẩy, né tránh việc quản lý lễ hộị
Những giải pháp trên nhằm góp phần thiết thực bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội truyền thống, xây dựng đời sống văn hóa và nếp sống văn minh, đáp ứng nhu
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ……………………… 68 cầu của nhân dân; góp phần thu hút khách du lịch đến với Bắc Ninh cũng như đến với các làng nghề truyền thống với những nét văn hóa đặc sắc.
* Về thực thi các nghị quyết khôi phục, xây dựng phát triển các làng nghề tiểu thủ công nghiệp và các khu công nghiệp, cụm công nghiệp làng nghề:
Tỉnh Bắc Ninh đã quy hoạch và đầu xây dựng tổng số 25 KCN làng nghề, cụm công nghiệp vừa và nhỏ với tổng diện tích 460,87 hạ Trong đó 9 KCN đã xây dựng hạ tầng kỹ thuật với vốn đầu tư trên 100 tỷ đồng nhiều cơ sở sản xuất đã đầu tư xây dựng nhà xưởng như: KCN làng nghề Châu Khê, Đồng Quang, Đình Bảng I,
Đình Bảng II (tx Từ Sơn); Phong Khê (huyện Yên Phong); Võ Cường I (Tp Bắc
Ninh) đã xét duyệt và cho thuê 100% diện tích đất quy hoạch với 463 cơ sở sản
xuất kinh doanh, tổng vốn đầu tư đăng ký 527,97 tỷ đồng và 1,3 triệu USD.
Đến nay số cơ sở sản xuất đã đi vào sản xuất chiếm khoảng 30% trong tổng
số, còn lại đang đầu tư xây dựng nhà xưởng và lắp đặt thiết bị. Các cụm công
nghiệp Tân Hồng - Đồng Quang, Võ Cường - Khắc Niệm, Táo Đôi, Xuân Lâm, KCN làng nghề Phú Lâm đã có 22 doanh nghiệp thuê đất xây dựng nhà xưởng và đi vào sản xuất kinh doanh với tổng vốn đầu tư khoảng 100 tỷ đồng.
Việc quy hoạch, xây dựng các KCN làng nghề, cụm công nghiệp vừa và nhỏ
đã tạo bước chuyển biến tích cực trong sự nghiệp phát triển công nghiệp
của địa phương.
c. Đánh giá về các chính sách, biện pháp để phát triển du lịch làng nghề:
Qua khảo sát một số ý kiến đánh giá của các cán bộ phòng nghiệp vụ du lịch về các chính sách phát triển DLLN tỉnh Bắc Ninh, rút ra một số nhận xét như sau:
• Ưu điểm: Các chính sách đã hỗ trợ tích cực cho việc phát triển các làng
nghề. Việc quy hoạch các làng nghề thành các khu công nghiệp, cụm công nghiệp
đã tạo điều kiện cho các làng nghề chun mơn hóa sản xuất theo hướng cơng
nghiệp; góp phần vào việc bảo vệ, gìn giữ các nghề, đồng thời góp phần vào tăng trưởng kinh tế, giải quyết công ăn việc làm cho lao động nông thôn, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Chính sách xây dựng, trùng tu di tích lịch sử được thực hiện tương
đối tốt. Các hoạt động quản lý lễ hội tại Bắc Ninh nói chung và tại các làng nghề
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ……………………… 69 • Nhược điểm: Các chính sách tập trung vào hỗ trợ phát triển làng nghề nói chung. Tuy nhiên, các chính sách để phát triển về DLLN thì gần như là chưa có. Nhìn chung, tỉnh quan tâm đến phát triển kinh tế làng nghề, chưa thực sự chú trọng
đến việc phát triển du lịch ở các làng nghề.
Các chính sách đầu tư, tu sửa và nâng cấp hạ tầng lễ hội mới chỉ dừng ở mức có nhưng chưa sát sao với tình hình thực tế. Một số di tích bị xuống cấp, hư hại do thời gian mà chưa có biện pháp đầu tư và tu sửa kịp thờị
4.2.2 Hoạt động thống kê, đánh giá tài nguyên du lịch
Để đánh giá tiềm năng của DLLN, từ năm 2009 đến nay, sở VHTT&DL Bắc
Ninh đã tổ chức cuộc hội thảo “phát triển du lịch làng nghề” tỉnh Bắc Ninh năm
2009 để đánh giá tiềm năng cũng như tìm ra các giải pháp, định hướng để phát triển DLLN. Đồng thời, cuộc hội thảo cũng có những bài tham luận của các tỉnh lân cận trong việc chia sẻ những kinh nghiệm tổ chức, phát triển du lịch làng nghề.
Cuộc hội thảo chỉ ra những điều kiện thuận lợi và những đặc trưng của làng nghề Bắc Ninh trong việc phát triển DLLN như: Có nhiều làng nghề truyền thống với nhiều những nét văn hóa, sản phẩm đặc trưng, độc đáo vị trí địa lý, giao thơng
thuận lợi,…
Tuy nhiên, thì cuộc hội thảo cũng dừng lại ở mức đánh giá chung chung và
đưa ra các giải pháp chung chung; chưa có những hoạt động đánh giá, thống kê cụ
thể để có hướng đi cho việc phát triển DLLN.
4.2.3 Hoạt động phát triển tour du lịch làng nghề
Các tour du lịch làng nghề Bắc Ninh đang từng bước được hình thành. Đã có một số cơng ty đưa chương trình du lịch làng nghề vào kinh doanh như: Oriental bridge tuorism (65 ngõ Huế, phố Huế, Hà Nội), Sunshine travel & Hotel group (49 Lương Ngọc Quyến, Hà Nội).
ạ Một số tour du lịch về các làng nghề ở Bắc Ninh do sở văn hóa TDTT Bắc Ninh phối hợp các các cơng ty du lịch tổ chức:
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ……………………… 70