Đánh giá của du khách về chương trình tour đến các làng nghề Bắc Ninh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch làng nghề tỉnh Bắc Ninh (Trang 79 - 90)

Chỉ tiêu Số lượng (người) Tỷ lệ (%)

1. Hình thức đi du lịch của du khách 90 100,00

- Đi theo tour 30 33,33

- Không đi theo tour 60 66,67

2. Chương trình tour du khách chọn 60 100,00

- Phong phú, hấp dẫn 21 35

- Trung bình 26 43,3

- Nghèo nàn 13 21,7

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ……………………… 71 Đa số các du khách du lịch không đi theo tour đến các làng nghề. Điều tra 30

du khách trong một đoàn thăm quan đi theoo tour 1 cho thấy, gần một nửa cho rằng các hoạt động trong chương trình tour du khách chọn là bình thường (43,3%); 35% cho rằng các hoạt động phong phú, hấp dẫn. Còn 21,7% ý kiến cho rằng các hoạt

động của chương trình nghèo nàn. Điều này cho thấy, du khách vẫn chưa thực sự

hài lòng với các hoạt động tổ chức trong chương trình tour du lịch về với làng nghề.

4.2.4 Hoạt động quảng cáo, xúc tiến DLLN

ạ Nội dung các hoạt động quảng cáo, xúc tiến DLLN:

Sở văn hóa - thể thao – du lịch tỉnh Bắc Ninh đã xây dựng kế hoạch cụ thể,

để tuyên truyền quảng bá du lịch nói chung và DLLN nói riêng bằng mọi hình thức, đa kênh và phát huy chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm xúc tiến Thương mại- Du

lịch thuộc Sở Văn hóa-thể thao-du lịch. Tỉnh hỗ trợ ngân sách ban đầu để tổ chức thực hiện.

Mục tiêu chủ yếu của tuyên truyền là:

- Nâng cao nhận thức cho toàn xã hội về Du lịch

- Giới thiệutiềm năng, môi trường, cơ hội đầu tư của Du lịch Bắc Ninh. - Quảng bá một số sản phẩm Du lịch của địa phương qua 4 kênh tuyên

truyền. Quảng bá được xác định bao gồm:

+ Kênh 1: Các phương tiện thông tin đại chúng bao gồm đài, báo địa

phương, TW hoặc đài báo tỉnh bạn thông qua ký kết, hợp tác phát triển Du lịch + Kênh 2: Qua các tập gấp, tờ rơi, sách và các ấn phẩm khác và các biển quảng cáo cỡ lớn được đặt tại các trọng điểm giao thông.

+ Kênh 3: Thông qua mở rộng lễ hội lớn hoặc tổ chức các sự kiện Du lịch. + Kênh 4: Quảng bá qua công nghệ tin học như mở Website của đại phương Cụ thể như việc sở VHTT&DL Bắc Ninh cho ra mắt cuốn cẩm nang du lịch Bắc Ninh, trong đó có giới thiệu đầy đủ những địa điểm du lịch và những nét văn hóa đặc sắc của Bắc Ninh nói chung và của sản phẩm làng nghề, làng nghề Bắc

Ninh nói riêng. Hay những catalogue được dịch bằng 2 thứ tiếng, tiếng Việt và Anh, giới thiệu về các sản phẩm, những nét độc đáo của các làng nghề như: sản phẩm

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ……………………… 72 tranh của làng Đông Hồ, sản phầm đúc đồng của làng nghề Đại Bái, đồ gốm của

làng nghề Phù Lãng…

Hoạt động quảng bá, xúc tiến DLLN không chỉ dừng lại ở việc quảng cáo,

giới thiệu bằng catalogue mà còn trên các phương tiện thông tin truyền thông như các website: dulichbacninh.vn; vanhoattdlbacninh.gov.vn; rồi các website riêng của các làng nghề như: làng nghề gốm Phù Lãng (gomphulang.niv.vn), làng nghề mây tre đan Xuân Lai (xuanlaịcom; xuanlaibamboọcom), làng nghề tranh Đông Hồ

(tranhdonghọbacninh.com, tranhdonghọnet.vn), làng nghề đúc đồng Đại Bái

(daibaịbacninh.com; dongdaibaịcom)…

Tuy nhiên, một số website riêng của các làng nghề là do các công ty, những nghệ nhân đứng ra xây dựng với mục đích kinh doanh, quảng bá cho các sản phẩm của mình, chứ khơng phải mục đích quảng bá du lịch. Nhưng, chính việc quảng bá sản phẩm của các làng nghề cũng chính là 1 cách để quảng bá cho du lịch làng nghề…

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ……………………… 73

Bảng 4.8: Các hoạt động quảng cáo, xúc tiến thương mại của sở VH-TT-DL Bắc Ninh giai đoạn từ 2009-2011

Hoạt động Nội dung

1. Xây dựng chương trình quảng bá trên đài truyền hình, báo TW và địa phương: Số lượng chương trình đã xây dựng là 12.

- Quảng bá giới thiệu các di tích lịch sử, văn hóa lễ hội truyền thống, đặc biệt là di sản phi vật thể quan họ. 2. Xuất bản, phát hành tờ rơi, tập gấp, bản đồ

du lịch, đĩa DVD, VCD, sách…Cụ thể: - Số lượng tập gấp, tờ rơi: 60.000 tờ. - Số lượng bản đồ du lịch: 8000 tờ. - Số lượng đĩa VCD, DVD: 4000 đĩa

- Phát hành 2.000 cuốn sách Quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa tỉnh Bắc Ninh gắn với hoạt động du lịch; 1.000

cuốn sách cẩm nang du lịch Bắc Ninh, 2000 cuốn sách Về miền Quan họ

- Giới thiệu về các điểm di tích lịch sử văn hóa, lễ hội truyền thống, làng nghề tiêu biểu trên địa bàn.

- Giới thiệu về tiềm năng Du lịch Bắc Ninh; đĩa VCD, DVD Quan họ cổ giới thiệu giá trị di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại -

Dân ca Quan họ Bắc Ninh.

- Cuốn sách giới thiệu về các di tích lịch sử Bắc Ninh, trong đó có nhiều di tích lịch sử ở các làng nghề. Sách cẩm nang du lịch chỉ ra những địa điểm đến du lịch ở Bắc Ninh và

cuốn sách giới thiệu với du khách khi du khách về Miền quan họ. 3. Tổ chức hội thảo “Phát triển DLLN tỉnh

Bắc Ninh”

- Đưa ra các đánh giá về tiềm năng

DLLN và các bài tham luận của các cơ quan, tổ chức về du lịch để phát

triển DLLN.

- Các bài tham luận về kinh nghiệm phát triển DLLN ở các tỉnh, thành phố như: Hà Nội,…

- Ý kiến của các chuyên gia về phát triển DLLN ở Bắc Ninh.

Tổng kinh phí tuyên truyền, quảng bá gần 2 tỷ đồng. Riêng giai đoạn 2008 –

2011 kinh phí tuyên truyền, quảng bá tăng gần gấp 3 lần kinh phí tuyên truyền quảng bá của cả giai đoạn 2002 – 2007.

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ……………………… 74

Bảng 4.9: Bảng tổng hợp kinh phí quảng bá du lịch (2002 - 2011)

ĐVT: VNĐ

Năm Nội dung NS tỉnh NSTW

2003 Biển quảng cáo tại Quế Võ 100.000.000

2004 Tập gấp 10.000.000

Mở phịng tranh Đơng Hồ 30.000.000

2005 Tập gấp ( Đền đô, Tranh Đông Hồ) 16.000.000

Chương trình nghệ thuật Đền Đơ 27.000.000

Băng zôn quảng bá Đền Đô 7.000.000

2006 - Tổ chức hội thảo phát triển DLLN 35.000.000

- Biển quảng cáo tại đường 1B 225.000.000

Giai đoạn 2002 – 2007 450.000.000

2008 - Quảng cáo trên đài truyền hình Bắc Ninh 49.000.000

- Quảng cáo trên báo Bắc Ninh 7.500.000

- In sách "Cẩm nang du lịch BN“ 95.000.000

2009 - Quảng cáo trên đài truyền hình Bắc Ninh 48.000.000

- Quảng cáo trên báo Bắc Ninh 7.500.000

- Trang bị loa đài, âm thanh cho làng Bồ Sơn 50.000.000 - In và phát tập gấp 117.000.000

- In đĩa: 76.000.000

- Biển quảng cáo du lịch 35.000.000 - In đĩa "Quan họ cổ" 90.000.000 - In đĩa "Tiềm năng du lịch" 90.000.000

2010 - In bản đồ du lịch 97.500.000

- In tập gấp 96.000.000

- Làm biển chỉ dẫn vào di tích 96.536.000 - In đĩa tuyên truyền 37.464.000 - Làm khẩu hiệu hành động 103.000.000

2011 - Xuất bản sách quảng bá du lịch 96.000.000

- HT "Nâng cao chất lượng SPDL" 35.000.000

- Lớp trang bị kiến thức văn minh giao tiếp

với khách du lịch tới cộng đồng dân cư" 15.000.000

- In và phát tập gấp 160.000.000

Giai đoạn 2008 – 2011 1.311.500.000

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ……………………… 75

b. Ý kiến đánh giá du khách về nguồn tiếp cận thông tin DLLN:

Bảng 4.10: Nguồn thông tin biết tới các làng nghề ở tỉnh Bắc Ninh của du khách

Nguồn thông tin Số ý kiến Tỷ lệ (%)

1. Internet 32 35,6

2. Bạn bè, người quen 41 45,5

3. Công ty du lịch 7 7,8

4. Khác (truyền hình, sách, báo…) 25 27,8

(Nguồn: Tổng hợp điều tra, 2012)

Bắc Ninh có nhiều làng nghề truyền thống và có những làng nghề nổi tiếng

được nói đến rất nhiều qua các phương tiện thơng tin truyền thơng như qua các kênh

truyền hình, sách, internet). Nên, qua khảo sát 90 du khách (mỗi du khách có thể chọn nhiều ý kiến) đến thăm quan ở 3 làng nghề là làng nghề đúc đồng Đại Bái,

mây tre đan Xuân Lai và làng gốm Phù Lãng cho thấy, phần lớn du khách biết tới các làng nghề từ bạn bè, người quen, sau đó đến internet và các kênh truyền hình, sách, báo(45,5% ; 35,6% và 27,8%). Thông tin đến từ các công ty du lịch chiếm ít nhất là 7,8%. Du khách biết thơng tin từ các cơng ty du lịch cịn rất ít, ngun nhân có thể do số lượng du khách về làng nghề thăm quan thông qua các công ty du lịch cịn rất ít.

Tỷ lệ người biết đến du lịch ở các làng nghề qua bạn bè, người thân chiếm tỷ lệ cao nhất và qua các cơng ty du lịch chiếm tỷ lệ ít nhất có thể cho thấy hiệu quả của quảng cáo DLLN vẫn chưa cao và là khách du lịch đến với làng nghề Bắc Ninh vẫn mang tính tự phát nhiềụ Các du khách biết thông tin qua các công ty du lịch là những người đi thăm quan làng nghề kết hợp trong chuyến hành trình thăm quan

các địa danh nổi tiếng khác ở Quảng Ninh như Tuần Châu, Vịnh Hạ Long…hay các

đia danh ở Hà Nội như làng Bát Tràng…

Ở một số làng nghề cịn khơng có biển quảng cáo hay chỉ dẫn về làng nghề

như làng mây tre đan Xuân Lai, đúc đồng Đại Bái… Điều đó cho thấy, việc quảng bá cho du lịch ở làng nghề Bắc Ninh vẫn chưa nhận được sự quan tâm của các cơ quan chức năng.

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ……………………… 77

4.2.5 Hoạt động đào tạo đội ngũ cán bộ phát triển DLLN

ạ Chủ trương của tỉnh và các hoạt động đào tạo đội ngũ phát triển DLLN Bắc Ninh: Tỉnh Bắc Ninh có những quan tâm đến cơng tác đào tạo nguồn nhân lực Du lịch: đào tạo bằng nhiều hình thức Ngắn hạn, dài hạn, tham quan, giao lưụ..trên cơ sở phối hợp chặt chẽ với các cơ quan có chức năng đào tạọ Tỉnh cũng tận dụng mọi cơ hội đào tạo từ của Tổng cục Du lịch, các tỉnh bạn ( Đặc biệt là Thủ đô Hà Nội trên cơ sở hợp tác liên kết phát triển Du lịch giữa hai địa phương ) và các ngành khác trong tỉnh. Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn cán bộ, lao động Du lịch làm cơ sở tuyển chọn và làm định hướng cho cán bộ, lao động Du lịch tự đào tạo phấn đấụ Có qui định hỗ trợ về đào tạo của tỉnh đồng thời tạo thuận lợi cho lao động đã đượ c

đào tạo cơ bản vào làm việc trong ngành Du lịch. Thứ tự ưu tiên đào tạo như sau:

- Đào tạo lại về quản lý và chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ và lao động

hiện đang công tác trong ngành Du lịch và đội ngũ hướng dẫn viên

- Đào tạo mới chuyên gia các lĩnh vực đầu tư, tiếp thị, quảng cáo, quản lý

khu Du lịch, khu vui chơi giải trí tại các trường trong và ngồi nước do ngành tuyển chọn và hổ trợ một phần kinh phí trong q trình học tập.

- Đào tạo mới, bồi dưỡng nghiệp vụi công nhân kỹ thuật chuyên ngành bằng quỹ đào tạo của tổ chức chính quyền tỉnh nhằm đáp ứng yêu cầu, mở rộng Du lịch của tỉnh.

Đó là những chính sách của tỉnh trong việc đào tạo lao động trong ngành du

lịch nói chung.

Còn đối với việc đào tạo lao động trong các làng nghề truyền thống: những

năm qua, tỉnh Bắc Ninh đã có những chủ trương, chính sách đúng đắn nhằm từng bước khôi phục và phát triển các làng nghề trong đó chú trọng cơng tác hỗ trợ vừa gián tiếp vừa trực tiếp về đào tạo nghề nông thôn, đặc biệt đào tạo nghề cho lao động các làng nghề nhằm nâng cao chất lượng nhân lực cho các làng nghề trên địa

bàn tỉnh. Như hỗ trợ đào tạo nghề với nhiều đề án như “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2011 - 2015, định hướng đến năm 2020” với

mục tiêu dạy nghề trung bình 12.000 lao động/năm, tỷ lệ lao động có việc làm sau

Trường Đại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ……………………… 78 nghề truyền thống để xây dựng các dự án đào tạo nghề thủ công mỹ nghệ nhằm giữ gìn và nâng cao chất lượng sản phẩm các mặt hàng truyền thống như nghề gốm, làm tranh Đông Hồ, trạm khắc gỗ, đúc đồng, mây tre đan... Về chính sách hỗ trợ tỉnh đã có Quyết định số: 88/2011/QĐ-UBNDngày 29 tháng 7 năm 2011về việc quy định mức chi phí đào tạo nghề trình độ sơ cấp và đào tạo nghề dưới 3 tháng cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh … Ngồi ra, tỉnh cịn hỗ trợ về chăm sóc sức khỏe và điều kiện lao động, cải thiện môi trường và điều kiện sống cho người lao

động ở các làng nghề truyền thống…

Việc đào tạo lao động trong các làng nghề truyền thống cũng góp phần vào việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ mục đích du lịch ở các làng nghề truyền thống.

Còn đối với việc đào tạo nguồn nhân lực phục vụ du lịch ở làng nghề thì,

nằm trong tình trạng chung của lao động trong ngành du lịch Bắc Ninh, lao động phục vụ du lịch làng nghề được qua đào tạo gần như là chưa có.

Hầu hết các làng nghề, lao động phục vụ trong ngành du lịch là khơng có, cơng tác quảng bá, giới thiệu sản phẩm, hướng dẫn chủ yếu do các nghệ nhân trong làng đảm nhiệm.

Chỉ duy nhất có làng nghề gốm Phù Lãng (gồm thôn Phù Lãng và thôn Thủ Công), do được Quỹ Châu Á và Viện nghiên cứu phát triển ngành nghề Việt Nam giúp đỡ và tài trợ dự án phát triển du lịch cộng đồng tại địa phương. Nên có một số lao động trong làng (khoảng hơn 10 người/làng) được dự án đào tạo kỹ năng đón

tiếp khách, kỹ năng hướng dẫn, học tiếng Anh…Dự án đã lập ra ban quản lý du lịch cộng đồng (áp dụng ở 3 điểm là Phù Lãng-Quế Võ, xã Đình Tổ-Thuận Thành, xã

Hịa Long (có làng quan họ Diềm) gồm: Nhóm tiếp nhận, dẫn khách đi thăm quan; Nhóm chuẩn bị ẩm thực; Nhóm văn nghề; Nhóm sản xuất hàng thủ cơng và nơng sản. Ban quản lý du lịch gồm lãnh đạo xã, trưởng thơn, kế tốn và nhóm trưởng các nhóm chức năng.

Ở làng gốm Phù Lãng có thành lập nhóm tiếp nhận, dẫn khách đi thăm quan

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ……………………… 79

Sơ đồ 4.1: Ban quản lý du lịch tại làng gốm Phù Lãng

Ban quản lý du lịch xã Phù Lãng gồm có phó chủ tịch UBND xã làm trưởng ban, trưởng thôn Phù Lãng làm phó ban; cán bộ văn hóa xã làm ủy viên và 2 nhóm trưởng nhóm đón tiếp và nhóm sản xuất gốm.

Chức năng của ban quản lý du lịch xã Phù Lãng là:

- Có trách nhiệm tổ chức đón tiếp khách du lịch khi khách về xã.

- Giới thiệu khái quát về tình hình địa phương: văn hóa, xã hội, kinh tế và nghề sản xuất gốm của địa phương.

- Có nhiệm vụ lập kế hoạch hoạt động, phát triển du lịch và hướng dẫn nhóm dịch vụ triển khai hoạt động du lịch trên địa bàn.

- Nâng cao chất lượng dịch vụ và xử lý các trường hợp vi phạm về môi trường, an toàn, vệ sinh thực phẩm, về ứng xử trong cộng đồng với khách, khách

với cộng đồng.

- Có nhiệm vụ phối hợp với UBND xã, các đoàn thể chính trị trong xã, với ngành du lịch cấp huyện, tỉnh, với các cơ quan báo chí, đài phát thanh của địa

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch làng nghề tỉnh Bắc Ninh (Trang 79 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)