STT Loại hình Số lượng
1 Khách sạn 0
2 Nhà khách, nhà nghỉ 1
3 Nhà dân cho thuê 4
4 Nhà hàng ăn 1
5 Cơ sở vui chơi giải trí 0
6 Cửa hàng dịch vụ 0
7 Chợ 1
(Nguồn: Số liệu điều tra)
Qua số liệu trên cho thấy, tình hình cơ sở vật chất kỹ thuật ở các làng nghề còn nghèo nàn. Ở các làng nghề, khách du lịch chỉ lưu lại tham quan trong thời gian ngắn, khoảng từ 3-4 giờ đồng hồ và khơng có nhu cầu nghỉ lạị Chính vì thế mà cơ sở lưu trú ở đây gần như khơng có. Ở 3 làng nghề nghiên cứu, chỉ có Phù Lãng có một nhà nghỉ do tư nhân đầu tư xây dựng, đưa vào kinh doanh nhưng cũng khơng có nhiều khách. Điều này chứng tỏ nhau cầu nghỉ lại qua đêm ở các làng nghề của khách du lịch là không lớn và cũng chứng tỏ làng nghề chưa có sự sẵn sàng đón tiếp du khách.
Ở các làng nghề, thì chỉ có làng gốm Phù Lãng, các hoạt động phát triển du
lịch được diễn ra một cách rõ nét nhất. Nhưng cũng còn phát triển ở mức rất sơ
khaị Các hộ sản xuất gốm có thể để một hoặc hai phịng trong ngơi nhà của mình
để cho khách du lịch thuê, và cũng có thể nấu cơm cho du khách, những khi khơng
có khách thì gia đình vẫn có thể sử dụng phịng được. Như vậy, họ vừa tăng thêm thu nhập mà du khách lại được hịa mình vào cuộc sống thơn dã và thưởng thức bữa cơm quê như một hình thức “homestay”.
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ……………………… 85 (Hình ảnh nhà nghỉ ở làng gốm Phù Lãng do tư nhân đâu tư xây dựng)
Các làng nghề hầu hết chưa có bãi đỗ xe, chưa có khu trưng bày và giới thiệu sản phẩm truyền thống của làng, chưa có khu vực vệ sinh cơng cộng đạt tiêu chuẩn
phục vụ du khách. Các làng nghề cũng chưa có các nhà hàng ăn uống hay dịch vụ vui chơi giải trí cho du khách lẫn cư dân nơi đâỵ Chỉ có làng nghề Đại Bái có 1 cơ sở vui chơi giải trí, đó là bể bơi, do tư nhân đầu tư xây dựng để kinh doanh, phục vụ nhu cầu của người dân địa phương.
Đặc biệt, khi đến với làng nghề mây tre đan Xuân Lai, thật khó để đi bên
ngồi đường mà có thể nhìn được những sản phẩm của làng nghề trưng bày rạ Mà các sản phẩm của họ đều được để trong nhà. Cũng khơng có cửa hàng nào trưng bày hay giới thiệu sản phẩm. Lần đầu tiên tới đây, tơi tưởng mình đã đi nhầm đường đến một làng cung cấp nguyên liệu tre, nứa chứ không phải là một làng sản xuất mây tre
đan. Vì các hộ làm nghề nằm rải rác trong làng, ngoài đường, trong sân nhà tồn là
Trường Đại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ……………………… 86 (Hình ảnh: đường làng Xuân Lai chứa đầy tre, nứa)
(Hình ảnh làng nghề Xuân Lai: Những sản phẩm được chồng lên nhau lộn xộn, để bên dưới nền sân bụi bẩn và nhiều vật dụng linh tinh)
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ……………………… 87 (Hình ảnh: Hồn thiện sản phẩm)
Chúng tơi đến một hộ làm nghề để hỏi mua sản phẩm, theo như chủ hộ thì họ đã làm nghề từ 5 đời nay; khi hỏi đến những sản phẩm, họ bắt đầu lôi ra trong đống
hàng đang chồng chất lên nhau để lấy ra một chiếc, rồi bắt đầu hồn thiện cơng đoạn cuối cùng là đánh bóng sản phẩm để bán cho khách hàng.
Chỉ những điều đó thơi, cũng đủ để cho thấy rằng, địa phương và người dân nơi đây mới chỉ quan tâm đến việc sản xuất, tiêu thụ hàng hóa; cịn việc giới thiệu và đầu tư cho cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch thì vẫn cịn dừng lại ở con số 0.
Về hệ thống giao thông: Đã phần nào đáp ứng được nhu cầu sản xuất hàng hóạ Hệ thống đường làng được trải nhựa, đổ bê tông kiên cố, thuận lợi cho du
khách đi lại vào những ngày mưạ Tuy nhiên, thì hệ thống tại nội bộ làng lại chưa
được tốt. Con đường vào làng nhỏ, xe du lịch cỡ lớn từ 30-35 chỗ không thể vào được làng.
Hệ thống điện nước ở làng nghề: Các làng nghề nghiên cứu đều chưa có hệ thống nước sạch, các hộ gia đình vẫn phải sử dụng nguồn nước giếng khoan, giếng đàọ
Ở làng nghề Đại Bái, thì tình trạng thiếu điện vẫn diễn ra thường xuyên vào
mùa hè. Điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến tình hình sản xuất kinh doanh ở các hộ gia đình.
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ……………………… 88 Ông Phạm Văn Khu, chủ doanh nghiệp Vạn Khánh ở làng nghề Đại Bái
buồn bã: “Điện cúp nhiều q, cơng nhân khơng có việc làm, bỏ đi hết. Để giữ thợ, chúng tôi phải trả lương đều đặn, dù thợ không làm việc. Hơn hai tháng nay, doanh số của doanh nghiệp tôi giảm đến 90%. Chúng tôi đang phải chấp nhận bù lỗ, cố bám được ngày nào thì bám, để chờ điện. Nhưng nếu tình hình khơng cải thiện,
hàng chục hộ ở làng nghề này đến nước phá sản. Lấy đâu tiền trả lãi ngân hàng, trả lương cơng nhân”.
Trong những năm qua, Bắc Ninh có nhiều hoạt động cải tạo TNDL và xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch nói chung, trong đó có du lịch làng nghề, cụ thể như:
Tơn tạo các di tích văn hố-lịch sử, các lễ hội truyền thống và phát triển các làng nghề phục vụ Du lịch, từng bước đưa những yếu tố văn hoá trở thành yếu tố Du lịch, có sự kết hợp chặt chẽ giữa ngành văn hoá và ngành Du lịch. Hoạt động đầu tư, xây dựng theo 3 hướng chính như sau:
* Đối với các di tích lịch sử:
Trùng tu, phục hồi hoặc nâng cấp di tích vào các điểm trọng tâm theo các tuyến Du lịch đã được quy hoạch:
Có 3 dự án khu du lịch ưu tiên đầu tư là: Khu du lịch văn hoá Quan họ Cổ Mễ (Thành phố Bắc Ninh); khu du lịch văn hoá Đền Đầm (thị xã Từ Sơn); khu du lịch văn hố Phật Tích (huyện Tiên Du). Bên cạnh đó, theo dự kiến sẽ có 3 khu du lịch khác là: Khu du lịch lâm viên Thiên Thai (huyện Gia Bình); khu du lịch văn hố lịch sử Như Nguyệt (huyện Yên Phong); khu du lịch tâm linh Hàm Long - Núi Dạm (thành phố Bắc Ninh) và lựa chọn 22 điểm di tích quy hoạch phát triển thành
điểm du lịch làm động lực cho các tuyến du lịch khép kín, liên hồn và hấp dẫn trên địa bàn.
Công tác quy hoạch, tôn tạo và phục chế để bảo tồn, phát huy giá trị các di tích lịch sử - văn hóa gắn với hoạt động du lịch được Sở Văn hóa, Thể thao và Du
lịch tập trung đầu tư có trọng tâm, trọng điểm. Trong đó có một số di tích lịch sử - văn hóa tiêu biểu để hình thành các điểm, các tuyến du lịch hấp dẫn như Văn Miếu, chùa Phật Tích, lăng Kinh Dương Vương, chùa Dâu, chùa Bút Tháp, đền Đô, đền
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ……………………… 89 Các cơng trình này sau khi được trùng tu, tơn tạo khơng những góp phần bảo tồn được các giá trị văn hóa, lịch sử của dân tộc, mà còn tạo ra nét đặc sắc hấp dẫn thu hút khách du lịch đến Bắc Ninh ngày càng tăng. Cùng với di sản Dân ca Quan họ Bắc Ninh, các lễ hội và làng nghề, các di tích lịch sử văn hố là những tài ngun du lịch để phát triển sản phẩm du lịch chủ đạọ Đây là định hướng phù hợp với tiềm năng, thế
mạnh du lịch của tỉnh và chiến lược phát triển du lịch của cả nước.
Quy hoạch phát triển các điểm di tích văn hố lịch sử đã được trùng tu, tôn tạo để đầu tưđạt được tiêu chuẩn của một điểm Du lịch quốc tế .
* Hướng và tổ chức mở rộng các hoạt động lễ hội phục vụ Du lịch:
Mở rộng lễ hội nhằm gìn giữvà nâng cao bản sắc văn hố dân tộc, tạo điều kiện để ngành Du lịch khai thác kinh doanh phát triển Du lịch, cũng đồng thời nâng cao được hình ảnh của văn hố bản địa thu hút khách Du lịch đến Bắc Ninh.
Việc mở rộng lễ hội tập trung vào một số lễ hội có ý nghĩa lớn như Hội Đền
Đô, Hội Dâu, Hội Lim?
Ngoài những nội dung của một lễ hội truyền thống, đưa thêm một số nội
dung có yếu tố Du lịch nhằm đổi mới, phong phú nội dung lẽ hội như: Tăng cường giới thiệu về ý nghĩa, lịch sử lễ hội, di tích lịch sử thơng qua các trí thức, các bơ lão của địa phương hoặc phát hành các tờ gấp, tờ rơị Cũng có thể kết hợp tổ chức triển lãm hoặc hội chợ, trong cùng một thưòi gian. Tuy nhiên cần đả m bảo cho các dịch vụ phục vụ có trật tự, kỷ cương và lành mạnh đề cao giá trị văn hoá, tinh thần?
* Quy hoạch xây dựng một số làng nghề thủ công truyền thống:
Quy hoạch xây dựng một số làng nghề thủ công truyền thống để khách Du lịch có cơ hội tìm hiểu những nghề truyền thống của dân tộc và mua hàng lưu niệm như làng nghề gốm Phù Lãng, đúc đồng Đại Bái hay làng tranh Đông Hồ…. Ở
những làng nghề chưa được qui hoạch lựa chọn một số hộ trong mỗi làng nghề để hướng dẫn đầu tư hoặc kết hợp các đơn vị kinh doanh Du lịch đầu tư các cơng trình vệ sinh và các dịch vụ phục vụ để đón khách Du lịch nghỉ lại qua đêm khi khách Du lịch có yêu cầụ
Tóm lại, về hiện trạng cơ sở vật chất kỹ thuật: Hệ thống giao thông ở các làng nghề đáp ứng được nhu cầu sản xuất hàng hóa, nhưng về cơ sở vật chất kỹ
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ……………………… 90 thuật phục vụ du lịch thì chưa có, nên chưa thể đáp ứng được các yêu cầu để phát triển du lịch. Cũng một phần do hoạt động du lịch ở đây chưa thực sự phát triển,
nên những nhu cầu về dịch vụ lưu trú, ăn uống chưa nhiềụ Cũng một phần do địa phương, các cấp thiếu sự quan tâm, đầu tư cơ sở hạ tầng cho hoạt động du lịch ở các làng nghề.
- Ý kiến đánh giá của du khách:
Đánh giá về hệ thống đường giao thông ở các làng nghề nghiên cứu, 14,4%
khách du lịch được hỏi đánh giá về hệ thống đường giao thông là tốt, 60% ý kiến đánh giá ở mức khá và 14,4% ý kiến cho rằng hệ thông giao thông làng nghề ở mức
trung bình.
Đánh giá về cơ sở vật chất và dịch vụ ở các làng nghề thì tất cả các ý kiến đều cho rằng các dịch vụ ở đây đều chưa phát triển, các làng nghề chưa có nhà
trưng bày sản phẩm làng nghề.
4.2.7 Hoạt động liên kết, phát triển mạng lưới DLLN
Phát triển du lịch đặc biệt là loại hình du lịch làng nghề vẫn cịn nhiều mới mẻ sẽ khơng thể phát triển nếu khơng liên kết với các loại hình du lịch khác. Trong những năm qua, ngành du lịch Hà Nội đã tổ chức khảo sát, xây dựng và tổ chức
thực hiện một số chương trình du lịch cho khách trong và ngoài nước đi thăm quan các làng nghề truyền thống của Hà Nội và các tỉnh lân cận, trong đó có Bắc Ninh.
Hay trong việc xây dựng tour du lịch đến các làng nghề, các công ty du lịch kết hợp giữa việc thăm quan làng nghề và các di tích lịch sử , các địa danh khác ở Bắc Ninh như: chùa Phật Tích, …Các cơng ty lữ hành cũng phối hợp với các nghệ nhân ở các làng nghề để đưa khách về thăm quan.
Tuy nhiên, việc tổ chức các tour du lịch mới dừng lại ở việc các công ty lữ
hành kinh doanh tự tìm kiếm và tổ chức các tour, chưa có sự quan tâm của các cơ quan Nhà nước….
4.3 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển DLLN Bắc Ninh
4.3.1 Chính sách phát triển du lịch làng nghề của Nhà nước, của tỉnh
Trong những năm qua, Nhà nước đã có những chính sách để khuyến khích
Trường Đại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ……………………… 91 - Thông tư số 86/2002/TT-BTC ngày 27/9/2002 hướng dẫn chi hỗ trợ xúc tiến thương mại đẩy mạnh xuất khẩụ
- Thông tư số 79/2001/TT-BTC ngày 28/9/2003 hướng dẫn cơ chế tài chính
để thực hiện các dự án cơ sở hạ tầng và đường giao thong nông thôn, cơ sở hạ tầng
nuôi trồng thủy sản, cơ sở hạ tầng làng nghề nông thôn.
- UBND tỉnh Bắc Ninh đã quan tâm đặc biệt đến các làng nghề bằng nhiều chính sách khuyến khích:
+ Nghị quyết 04 về phát triển làng nghề TTCN (1998).
+ Nghị quyết 12 về xây dựng phát triển KCN, cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp (2/2000).
+ Nghị quyết 02 về xây dựng và phát triển KCN, cụm công nghiệp đa nghề và làng nghề (5/2001), khuyến khích phát triển các cụm cơng nghiệp làng nghề và
đa nghề.
+ Quyết định 88/2004 ngày 10/6/2004 về việc ban hành quy chế hình thành, sử dụng và quản lý quỹ hỗ trợ xuất khẩụ
Trong những năm qua, tỉnh Bắc Ninh đã quy hoạch xây dựng 14 cụm cơng nghiệp, trong đó có 8 cụm đa nghề và 6 cụm làng nghề. Hội đồng nhân dân tỉnh đã ra Nghị quyết hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng của các thôn, xã như trường học,
đường giao thong, kênh mương, trụ sở xã, nhà sinh hoạt thôn…
Các điều kiện phát triển du lịch, các sản phẩm du lịch làng nghề từng bước
được quan tâm, đầu tư nâng cao chất lượng về giao thong, về cảnh quan môi
trường; các lễ hội thường xuyên được tổ chức, các cuộc thi quan họ được mở rộng.
Đó là những nhân tố tích cực, những chính sách để tạo điều kiện cho du lịch
làng nghề phát triển.
Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện quy hoạch tổng thể du lịch làng nghề còn chưa đồng bộ, còn chậm, chưa kết hợp giữa quy hoạch phát triển làng nghề với quy hoạch phát triển các di tích lịch sử, văn hóa, các khu du lịch và các đường giao thong…
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ……………………… 92
4.3.2 Chất lượng tài nguyên du lịch làng nghề
4.3.2.1 Độ hấp dẫn của tài nguyên du lịch làng nghề
Theo đánh giá về sự hấp dẫn của tài nguyên du lịch làng nghề dựa trên 3 tiêu
chí là: sự phù hợp của tài nguyên du lịch trong phát triển du lịch làng nghề, sự thích nghi của khí hậu, sự đặc sắc của các sản phẩm, văn hóa du lịch làng nghề.
Trong các phiếu điều tra và thông tin phỏng vấn thu được, thì kết quả đánh
giá về sự hấp dẫn của du lịch ở 3 làng nghề được đánh giá như sau:
Bảng 4.16: Đánh giá về sự phù hợp của việc phát triển du lịch làng nghề:
Làng nghề Phù hợp (phiếu) Không phù hợp (phiếu) Tỷ lệ phù hợp Phù Lãng 27 3 90% Xuân Lai 24 6 80% Đại Bái 23 7 77%
(Nguồn: Kết quả điều tra)
Qua khảo sát ở các làng nghề về sự phù hợp của việc phát triển du lịch ở các làng nghề truyền thống, 90% kiến cho rằng việc phát triển du lịch làng nghề ở Phù Lãng là phù hợp, bởi các sản phẩm độc đáo và khung cảnh không gian ở làng nghề
đẹp. Không quan, phong cảnh ở làng gốm Phù Lãng vẫn còn lưu giữ được những
nét đẹp của làng quê Việt Nam.
Ở làng nghề Xuân Lai, ý kiến cho rằng việc phát triển du lịch làng nghề ở đây phù hợp chiếm 80%, còn ở làng nghề Đại Bái là 77%.
Lý do du khách đưa ra trong việc chưa phù hợp để phát triển du lịch là cơ sở hạ tầng và hệ thống giao thông ở các làng nghề chưa được tốt. Các hoạt động, dịch vụ để thu hút khách du lịch còn hạn chế...