Vị trí địa lý kinh tế và địa hình

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch làng nghề tỉnh Bắc Ninh (Trang 49 - 52)

PHẦN THỨ HAI : TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứụ

3.1.1.1 Vị trí địa lý kinh tế và địa hình

* Vị trí địa lý kinh tế:

Bắc Ninh là tỉnh thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ, nằm gọn trong châu thổ sông Hồng, liền kề với thủ đô Hà Nộị Bắc Ninh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm: tam giác tăng trưởng Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, khu vực có mức tăng

trưởng kinh tế cao, giao lưu kinh tế mạnh.

Về vị trí địa lý của Bắc Ninh: Phía Bắc giáp tỉnh Bắc Giang; phía Nam giáp tỉnh Hưng Yên và một phần Hà Nội; phía Đơng giáp tỉnh Hải Dương, phía Tây giáp thủ đơ Hà Nội

Với vị trí như thế, xét tầm không gian lãnh thổ vĩ mơ, Bắc Ninh có nhiều thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nói chung và phát triển du lịch làng nghề nói riêng.

Bắc Ninh nằm trên tuyến đường giao thông quan trọng chạy qua như quốc lộ 1A, quốc lộ 18, đường sắt Hà Nội - Lạng Sơn và các tuyến đường thuỷ như sơng Đuống, sơng Cầu, sơng Thái Bình rất thuận lợi cho vận chuyển hàng hoá và du

khách giao lưu với các tỉnh trong cả nước.

Bắc Ninh cũng gần thủ đô Hà Nội được xem như là một thị trường rộng lớn hàng thứ hai trong cả nước, có sức cuốn hút tồn diện về các mặt chính trị, kinh tế, xã hội, giá trị lịch sử văn hố... đồng thời là nơi cung cấp thơng tin, chuyển giao công nghệ và tiếp thị thuận lợi đối với mọi miền đất nước. Hà Nội sẽ là thị trường tiêu thụ trực tiếp các mặt hàng của Bắc Ninh về nông - lâm - thuỷ sản, vật liệu xây dựng, hàng tiêu dùng, hàng thủ công mỹ nghệ... Bắc Ninh cũng là địa bàn mở rộng của Hà Nội qua xây dựng các thành phố vệ tinh, là mạng lưới gia cơng cho các xí nghiệp của thủ đơ trong q trình cơng nghiệp hố - hiện đại hố.

Trường Đại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ……………………… 42 Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc gồm Hà Nội - Hải Phịng - Quảng Ninh sẽ có tác động trực tiếp đến hình thành cơ cấu và tốc độ tăng trưởng kinh tế của Bắc Ninh về mọi mặt, trong đó đặc biệt là cơng nghiệp chế biến nông sản và dịch vụ du lịch.

Bắc Ninh là cửa ngõ phía Đơng Bắc của thủ đơ Hà Nội, Bắc Ninh là cầu nối giữa Hà Nội và các tỉnh trung du miền núi phía Bắc, trên đường bộ giao lưu chính với Trung Quốc và có vị trí quan trọng đối với an ninh quốc phịng.

* Địa hình:

Địa hình của tỉnh tương đối bằng phẳng, có hướng dốc chủ yếu từ Bắc xuống

Nam và từ Tây sang Đông, được thể hiện qua các dịng chảy mặt đổ về sơng Đuống và sơng Thái Bình. Mức độ chênh lệch địa hình khơng lớn, vùng đồng bằng thường có độ cao phổ biến từ 3 - 7 m, địa hình trung du đồi núi có độ cao phổ biến 300 - 400 m. Diện tích đồi núi chiếm tỷ lệ rất nhỏ (0,53%) so với tổng diện tích tự nhiên tồn tỉnh, phân bố chủ yếu ở 2 huyện Quế Võ và Tiên Dụ Ngồi ra cịn một số khu vực thấp trũng ven đê thuộc các huyện Gia Bình, Lung Tài, Quế Võ, Yên Phong.

Đặc điểm địa chất mang những nét đặc trưng của cấu trúc địa chất thuộc

vùng trũng sơng Hồng, bề dày trầm tích đệ tứ chịu ảnh hưởng rõ rệt của cấu trúc

mỏng. Tuy nhiên nằm trong miền kiến tạo Đông Bắc, Bắc bộ nên cấu trúc địa chất lãnh thổ Bắc Ninh có những nét cịn mang tính chất của vịng cung Đơng Triều vùng Đơng Bắc. Tồn tỉnh có mặt các loại đất đá có tuổi từ Cambri đến đệ tứ song nhìn chung có thành tạo Kainozoi phủ trên các thành tạo cổ. Đây là thành tạo chiếm

ưu thế về địa tầng lãnh thổ. Các thành tạo Triat phân bố trên ở hầu hết các dãy núi,

thành phần thạch học chủ yếu là cát kết, sạn kết. Bề dày các thành tạo đệ tứ biến đổi theo quy luật trầm tích từ Bắc xuống Nam. ở các vùng núi do bị bóc mịn nên bề dày của chúng cịn rất mỏng, càng xuống phía Nam bề dày có thể đạt tới 100 m,

trong khi đó vùng phía Bắc (Đáp Cầu) bề dày chỉ đạt 30 - 50 m.

Với đặc điểm này địa chất của tỉnh Bắc Ninh có tính ổn định hơn so với Hà Nội và các đô thị vùng đồng bằng Bắc bộ khác trong việc xây dựng cơng trình. Và về mặt địa hình có thể hình thành hai dạng đơ thị vùng đồng bằng và trung dụ Bên cạnh đó có một số đồi núi nhỏ dễ tạo cảnh quan đột biến; cũng như một số vùng

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ……………………… 43 trũng nếu biết khai thác có thể tạo ra cảnh quan sinh thái đầm nước vào mùa mưa để phục vụ cho các hoạt động văn hoá và du lịch.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch làng nghề tỉnh Bắc Ninh (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)