Làng nghề Rất độc đáo Độc đáo Bình thường Khơng có gì độc đáo, hấp dẫn Phù Lãng 1 25 4 0 Xuân Lai 1 21 8 0 Đại Bái 0 21 8 1 Tỷ lệ (%) 2% 74% 22% 1%
(Nguồn: Kết quả điều tra) 4.3.2.4 Môi trường ở các làng nghề
Sự phát triển ở các làng nghề kéo theo đó là tình trạng ơ nhiễm mơi trường
nghiêm trọng. Người dân cũng như khách thập phương đến thăm các làng nghề đều cảm thấy sự ngột ngạt, khó thở, bầu khơng khí bị ơ nhiễm nặng nề: mạt đồng, mạt nhơm, khói đen của các lị lung sắt, đun nhựa, nguồn nước bị ô nhiễm nặng bởi chất thải của các cơ sở sản xuất…
Thực trạng môi trường ở 1 số làng nghề nghiên cứu: 1) Làng nghề đúc đồng Đại Bái
Theo thống kê đến năm 2011, thôn Đại Bái (xã Đại Bái, huyện Gia Bình) có khoảng 1.500 hộ, trong đó gần 60% số hộ sản xuất và kinh doanh các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, đồ gia dụng đồng, nhôm. Doanh thu từ nghề truyền thống chiếm hơn 90% tổng doanh thu sản xuất của thơn. Song bên cạnh vai trị nâng cao mức thu nhập, tạo ra việc làm và cải thiện chất lượng đời sống của người dân cũng đã thể
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ……………………… 94 Nguyên liệu chính của làng nghề là đồng và nhơm, trong q trình gia cơng có sử dụng các loại hoá chất nên phát sinh các chất thải rắn, khí, nhiệt độ, tiếng ồn. Bình qn một xưởng sản xuất hàng gia dụng, mỗi tháng tiêu thụ khoảng 5 đến 6 tấn nhơm với khoảng 5 tạ hố chất. Q trình dập, rửa, đánh bóng và làm trắng sản phẩm có sử dụng các loại hố chất như: NaOH, H2SO4, CuOH, dầu mỡ, muối… Nước thải đổ trực tiếp ra ao hồ xung quanh.
Cũng tại khu vực quanh hồ trong làng, có nhiều hộ gia đình sinh sống và làm nghề, nước thải sinh hoạt cũng như sản xuất thải trực tiếp ra ngồi khơng qua xử lí. Việc này đã diễn ra trong nhiều năm nay khiến môi trường nước ô nhiễm trầm trọng. Kết quả phân tích chất lượng nước mặt tại thơn Tây Giữa xã Đại Bái của Sở Tài nguyên và Môi trường Bắc Ninh quý IV năm 2010 cho thấy nhiều chỉ tiêu có kết quả vượt mức cho phép: hàm lượng chất rắn lơ lửng (TSS) vượt quá mức giới hạn 4,2 lần, nhu cầu oxy hoá học và oxy sinh học (BOD và COD) có giá trị vượt mức cho phép nhiều lần làm giảm nồng độ DO của nước, có hại cho hệ sinh thái nước. Lượng amoni cao hơn giới hạn cho phép 41 lần, hàm lượng tổng dầu mỡ cao hơn 4,7 lần...
Năm 2004, cụm công nghiệp làng nghề với diện tích hơn 6ha được xây dựng và đưa vào hoạt động nay đã có 60 hộ sản xuất kinh doanh cũng phải đối mặt với
tình trạng ơ nhiễm mơi trường nước tương tự. Phân tích nước thải tại cống thải cụm công nghiệp Đại Bái cho kết quả hàm lượng TSS cao hơn giới hạn cho phép 6,8 lần, hàm lượng COD cao hơn 1,4 lần và giá trị pH nằm ngoài giới hạn cho phép.
Theo ông Đinh Gia Khoa Chủ tịch UBND xã Đại Bái, năm 2007, cụm được tài trợ xây dựng hệ thống xử lí nước thải nhưng do khó khăn trong kinh phí duy trì và vận hành nên đến nay hệ thống này không phát huy được tác dụng của nó. Anh Nguyễn Cơng Đồn, cán bộ địa chính xây dựng nông nghiệp và môi trường xã cho biết: trong nhiều năm qua, đã có nhiều đồn, tổ chức về lấy mẫu nước thải sản xuất
để kiểm tra nhưng mọi hoạt động liên quan đến môi trường nước làng nghề cũng chỉ
dừng lại ở đó.
Trong khi môi trường nước sơng ngịi, đồng ruộng bị ô nhiễm thì nước sinh hoạt tại làng cũng là một vấn đề nan giảị Chị Nguyễn Thị Thoa, một người dân
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ……………………… 95 sống tại làng nghề cho biết, nước giếng khoan bơm lên có màu vàng ố phải qua bể lọc mới sử dụng được nhưng chủ yếu vẫn chỉ dùng cho sản xuất. Hầu hết các hộ
trong làng đều có bể chứa nước mưa, gia đình cẩn thận thì có máy lọc nước mưa, hoặc mua nước về dùng.
Ô nhiễm môi trường nước do nước thải công nghiệp và thiếu nước sạch cho sinh hoạt là mối quan tâm lớn của người dân Đai Báị Khôi phục và phát triển làng nghề là một yếu tố quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế và nâng cao chất lượng
đời sống người dân. Đặc biệt để củng cố những danh hiệu được trao tặng cho làng
nghề truyền thống Đại Bái, việc giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường nước nơi đây nói riêng và mơi trường các làng nghề trên toàn tỉnh cần được ưu tiên quan tâm và
đầu tư hơn nữạ
2) Làng nghề gốm Phù Lãng và làng nghề mây tre đan Xuân Lai
Do hoạt động làm gốm và làm mây tre đan được sản xuất từ nguyên liệu
hoàn toàn tự nhiên và thân thiện với môi trường, nên việc phát triển nghề ở Phù
Lãng và Xuân Lai không tác động nhiều đến việc gây ô nhiễm môi trường.
Đánh giá môi trường ở 2 làng nghề này, người dân và du khách đều cho
rằng, môi trường ở đây không ô nhiễm nhưng cũng "chưa sạch lắm". Tới làng nghề, các du khách vẫn có thể nhìn thấy chó mèo của các hộ thả rông. Hệ thống xử lý nước thải chưa có và việc thu gon rác thải vẫn chưa được triệt để.
Đến làng nghề Xuân Lai, chúng ta vẫn bắt gặp hình ảnh những rác thải sinh
hoạt, bỏ bao nylong vương vãi ở đường làng.
Cả hai làng nghề đều có đội thu gom rác thải sinh hoạt, nhưng việc làm sạch đường làng ngõ xóm, để sẵn sàng phục vụ khách du lịch thì địa phương vẫn còn bỏ ngỏ.
4.3.3 Nguồn vốn triển khai thực hiện các hoạt động phát triển du lịch
Nhu cầu về vốn cho xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật Du lịch nói chung và du lịch làng nghề nói riêng là rất lớn. Trong khi nguồn vốn từ TW trợ cấp có hạn, từng ngành, từng cấp triệt để khai thác các nguồn vốn để trong thời gian tới có bước phát triển caọ Bên cạnh đó huy động các nguồn vốn từ mọi thành phần kinh tế đầu tư vào Du lịch và được coi trọng hàng đầụ Các cơ quan quản lý nhà nước có cơ chế khuyến khích, nghiên cứu ban hành đầy đủ hành lang
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ……………………… 96 pháp lý cho các nhà đầu tư đồng thời giành nguồn kinh phí nhất định ban đầu xây dựng cơ sở hạ tầng nhằm hấp dẫn thu hút các nhà đầu tư.
Căn cứ vào nhu cầu vốn đầu tư đã được xác định (411 tỷ 140 triệu đồng) (sở VH-TT-DL Bắc Ninh, 2010), cơ cấu vốn đầu tư Du lịch có những bước đi thích hợp và có thứ tự sau:
ạ Vốn ngân sách
Đầu tư vào giao thơng, đường điện, cấp thốt nước. Việc đầu tư tập trung, đồng bộ có trọng điểm vào các điểm di tích chủ đạo đã được quy hoạch
Vốn ngân sách đến năm 2010 là 99 tỷ 344 triệu đồng. Trong đó:
- Vốn ngân sách TW, Bộ, ngành là 25 tỷ 600 triệu đồng gồm:
+ Vốn từ Tổng cục Du lịch: 25 tỷ 300 triệu đồng từ chương trình hành động quốc gia về Du lịch (Giành cho xây dựng cơ sở hạ tầng một số điểm Du lịch có ý nghĩa quốc gia- Cụ thể có trong phụ lục và cho việc mở rộng lễ hội).
+ Vốn hỗ trợ của thành phố Hà Nội: 300 triệu đồng trong chương trình tiến tới kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long ? Hà Nội ( Chương trình ký kết hợp tác phát triển Du lịch giữa Tỉnh Bắc Ninh và Thành phố Hà Nội) dành cho việc mở rộng lễ hộị
- Vốn ngân sách tỉnh là 40 tỷ 444 triệu đồng gồm:
+ Vốn ngân sách tập trung kết hợp vốn ODA giành cho giao thông, thuỷ lợi, và từ tái đầu tư nguồn thu ngành Du lịch: 39 tỷ đồng ( Xây dựng cơ sở hạ tầng một số điểm di tích).
+ Vốn giành cho đào tạo: 229 triệu đồng ( Hỗ trợ DNNN đào tạo nhân lực) + Vốn giành cho hoạt động văn hoá, tuyên truyền: 1 tỷ 215 triệu đồng (
Giành cho làm biển quảng cáo cỡ lớn, sách Du lịch và mở rộng lễ hội).
- Vốn từ ngân sách các huyện, xã: 33 tỷ 300 triệu đồng được huy động từ
ngân sách huyện, đóng góp của nhân dân dành cho xây dựng cơ sở hạ tầng một số
điểm Du lịch tại địa bàn.
b. Vốn từ các thành phần kinh tế hoặc từ liên doanh, liên kết.
Xây dựng các cơng trình cụ thể của các khu Du lịch, khu vui chơi giải trí, các dịch vụ du lịch ...
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ……………………… 97 Nhu cầu vốn ngoài ngân sách dự kiến là: 311 tỷ 796 triệu đồng.Trong đó:
+ Vốn liên doanh, liên kết hoặc kêu gọi đầu tư giành cho xây dựng các khu Du lịch lớn dự kiến: 257 tỷ đồng.
+ Vốn từ các doanh nghiệp nhà nước trong tỉnh: 16 tỷ 221 triệu đồng, chủ yếu giành cho các hoạt động đầu tư các phương tiện vận chuyển, đào tạo lại, bồi
dưỡng nguồn nhân lực và tuyên truyền quảng bá Du lịch.
+ Vốn huy động từ các thành phần kinh tế khác: 38 tỷ 575 triệu đồng chủ yếu
để đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật của khách sạn cao cấp, vận chuyển khách và tuyên
truyền quảng bá.
4.3.4 Đội ngũ cán bộ, nhân viên phục vụ du lịch làng nghề
Trong quá trình phát triển, ngành du lịch Bắc Ninh đã bộc lộ những yếu kém, tồn tại về nguồn nhân lực của ngành. Lao động trong ngành thiếu về số lượng (so với yêu cầu), trình độ học vấn về du lịch của người lao động còn thấp, gây cản trở
để phát triển du lịch; đặc biệt đối với hướng dẫn viên du lịch.
Tóm lại, thực trạng chung của lao đơng phục vụ du lịch làng nghề Bắc Ninh gần như là khơng có; chỉ có làng nghề Phù Lãng, do có dự án tài trợ nên có khoảng hơn 10 người được dự án đào tạo những kỹ năng cơ bản của du lịch, quản lý du lịch;
người dân được tuyên truyền để hiểu được chức năng của du lịch đối với làng nghề. Còn lại, con số lao động phục vụ trong ngành du lịch ở các làng nghề gần như là bằng không.
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ……………………… 42
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ……………………… 1 Vị trí của điểm du lịch, khoảng cách và khả năng tiếp cận từ nơi cung cấp
nguồn khách có thể phân bố làm 4 cấp độ theo chiều dài và thời gian tiếp cận: rất thích hợp, khá thích hợp, thích hợp trung bình và kém thích hợp.
Bắc Ninh là một tỉnh cửa ngõ phía Bắc của Thủ đơ Hà Nội, trung tâm xứ
Kinh Bắc cổ xưạ Phía Bắc giáp tỉnh Bắc Giang, phía Tây và Tây Nam giáp thủ đơ Hà Nội, phía Nam giáp tỉnh Hưng n, phía Đơng giáp tỉnh Hải Dương. Bắc Ninh là tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ có các hệ thống giao thơng thuận lợi kết nối với các tỉnh trong vùng như quốc lộ 1A nối Hà Nội - Bắc Ninh - Lạng Sơn;
Đường cao tốc 18 nối sân bay Quốc tế Nội Bài - Bắc Ninh - Hạ Long; Quốc lộ 38
nối Bắc Ninh - Hải Dương - Hải Phòng; Trục đường sắt xuyên Việt chạy qua Bắc Ninh đi Lạng Sơn và Trung Quốc; Mạng đường thủy sông Cầu, sơng Đuống, sơng Thái Bình rất thuận lợi nối Bắc Ninh với hệ thống cảng sông và cảng biển của vùng tạo cho Bắc Ninh là địa bàn mở gắn với phát triển của thủ đô Hà Nộị Đây là những yếu tố rất thuận lợi để phát triển du lịch, để giao lưu văn hóa giữa Bắc Ninh với bên ngồị Bắc Ninh là cửa ngõ phía Đơng Bắc và là cầu nối giữa Hà Nội và các tỉnh trung du miền núi phía Bắc và trên hành lang kinh tế Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Hạ Long. Thành phố Bắc Ninh chỉ cách trung tâm Thủ đô Hà Nội 30 km, cách sân bay Quốc tế Nội Bài 45 km, cách Hải Phịng 110 km.
Với vị trí như vậy, có thể nói du lịch Bắc Ninh nói chung và du lịch làng nghề nói riêng có vị trí rất thích hợp trong việc phát triển du lịch, du khách có thể tiếp cận dễ dàng với các địa điểm du lịch ở Bắc Ninh.
Riêng đối với làng nghề gốm Phù Lãng, Phù Lãng có một vị trí địa lý rất
thuận lợi, đó là nằm trên trục đường các tour du lịch đi tham quan Hạ Long, rất
nhiều đoàn khách đã tranh thủ ghé vào thăm quan trải nghiệm làm gốm Phù Lãng trên đường từ Hạ Long về , trước khi trở về Hà Nộị
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ……………………… 2
4.4 Các vấn đề đặt ra trong phát triển DLLN và một số giải pháp phát triển
DLLN tỉnh Bắc Ninh
4.4.1 Các vấn đề đặt ra trong phát triển DLLN
4.4.1.1 Sự mai một của các làng nghề truyền thống:
Cơn lốc thị trường với sự xuất hiện và cạnh tranh của nhiều mặt hàng đã góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Đó là một điểm tích cực, nhưng nó cũng khiến cho nhiều làng nghề truyền thống không “chịu nổi” sức cạnh tranh và dần bị mai một, và vấn đề bảo tồn các làng nghề truyền thống một lần nữa lại được đề cập đến. - Làng tranh Đông Hồ biến thành làng “Âm phủ”
Gọi là làng “Âm phủ” bởi làng tranh Đông Hồ với “gà lợn nét tươi trong” giờ có lẽ chỉ cịn trong những câu hát, vần thơ... Vì mưu sinh cuộc sống, người dân nơi đây đã dần chuyển từ làm tranh sang làm vàng mã.
Đi từ đầu làng đến cuối làng, ta sẽ cảm nhận được khơng khí tấp nập làm đồ
vàng mã. Hầu như nhà nào cũng trưng biển: “Cơ sở sản xuất vàng mã”, “Nhận làm ôtô, xe máỵ..”. Chủ cơ sở sản xuất Cung Tiến cho biết: “Nghề làm vàng mã ngày càng phất lên vì nó làm nhiều người giàu có lên. Rất nhiều người đến mua đồ vàng mã vì họ cũng muốn tươm tất cho người cõi âm, để người cõi âm có được “đời sống” như của họ”.
Những người dân nơi đây tâm sự: “Ngày xưa, cả làng có khoảng 150 gia đình làm tranh. Trước chợ tranh Đơng Hồ có thể coi là một ngày hội lớn của dân
làng nhưng giờ đây chợ tranh đã bị thay bằng chợ hàng mã. Vì cuộc sống mưu sinh mà phải chuyển nghề, cũng xót xa lắm”.
Thực ra những người dân nơi đây vẫn làm tranh nhưng chỉ khi nào có khách
đặt hàng nhiềụ
- Đồ thủy tinh, pha lê cạnh tranh đồ gốm:
Ngày nay, sự xuất hiện và phát triển của các mặt hàng đồ nhựa, thủy tinh hay cao cấp hơn là pha lê đã làm cho thị trường gốm sứ gặp nhiều khó khăn. C hủ một lò gốm Phù Lãng cho biết: “Nghề làm gốm là nghề đáng quý của cha ông để lại từ nhiều năm, nhưng bây giờ hàng hóa ứ đọng nhiều, không bán được và dần dần vốn liếng hết cho nên từ đó khơng ai muốn làm nữạ Nghề gốm đã khơng cịn “ni”
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ……………………… 3 được người dân nơi đâỵ Vì thế hơn một nửa dân làng đã phải đi xa hoặc chuyển
nghề kiếm sống”. Nguyên nhân của việc không tiêu thụ được sản phẩm là do sự phát triển của ngành công nghiệp nhựa và thủy tinh. Bởi gốm sứ chủ yếu làm ra để phục vụ sinh hoạt, nay các sản phẩm làm bằng nhựa, thủy tinh gọn nhẹ và đẹp hơn khiến người tiêu dùng khơng cịn chọn gốm nữạ Đồng thời, những năm gần đây, do