Biện pháp 1: Thiết kế lại phòng làm việc cho bộ phận kế toán :

Một phần của tài liệu Hạch toán kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần may khánh hòa (Trang 151 - 163)

Thực trạng :

- Công ty sử dụng hệ thống máy vi tính dành riêng cho công tác kế toán nhưng phòng máy vi tính được thiết kế tách riêng với phòng làm việc của bộ phận kế toán, nhân viên kế toán phải di chuyển liên tục từ phòng máy qua phòng kế toán như vậy là không thuận tiện, làm mất thời gian và gây gián đoạn công tác kế toán.

- Hơn nữa do phòng máy được tách riêng với phòng làm việc nên sự ra vào phòng máy đối với nhân viên kế toán là tự do. Nhân viên kế toán có thể sử dụng hay truy cập vào bất kỳ máy nào ở phòng vi tính như vậy là không tốt vì nếu nhân viên này truy cập vào phần hành của nhân viên kế toán khác có thể gây sai lệch, đánh cắp và làm thay đổi dữ liệu kế toán.

Biện pháp :

- Công ty nên kết hợp phòng máy vi tính với phòng làm việc của bộ phận kế toán làm một. Mỗi nhân viên được trang bị một máy vi tính, họ sẽ ngồi làm việc tại chỗ tại bàn làm việc của mình và làm chủ máy vi tính của mình. Như vậy sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho công tác hạch toán, làm cho công tác kế toán được liên tục, tránh tình trạng nhân viên kế toán này xâm nhập vào phần hành của nhân viên kế toán khác làm ảnh hưởng đến công việc hạch toán kế toán. Hơn nữa kế toán trưởng có thể theo dõi, quản lý và điều hành công tác kế toán được dễ dàng hơn.

3.2.2. Biện pháp 2 : Xây dựng hệ thống lưu trữ thông tin kế toán cũng như các

thông tin quan trọng của Công ty :

Thực trạng :

Ở Công ty chưa có bộ phận lưu trữ riêng các thông tin dữ liệu kế toán cũng như các thông tin quan trọng khác của Công ty. Các thông tin, dữ liệu được lưu trực tiếp trên máy vi tính vì vậy chẳng may khi vi rút hoặc kẻ xấu xâm nhập vào hệ thống sẽ phá hủy dữ liệu

Biện pháp :

- Công ty cần xây dựng thêm bộ phận lưu trữ riêng để lưu trữ các thông tin dữ liệu kế toán cũng như các dữ liệu quan trọng khác.

- Máy vi tính nên được cài mật mã để đảm bảo tính bảo mật tránh sự xâm nhập từ bên ngoài.

- Các thông tin dữ liệu kế toán đã xử lý phải được lưu hàng ngày và định kỳ một tuần một lần hoặc một tháng một lần phải chép, lưu trên các đĩa, sau đó các đĩa này phải được bảo quản cẩn thận, và phải lưu theo trình tự.

3.2.3. Biện pháp 3 : Nâng cao trình độ cho nhân viên kế toán :

Thực trạng:

- Số nhân viên kế toán của Công ty biết thành thạo về ngoại ngữ và sử dụng máy vi tính còn quá ít chỉ có 3 đến 4 nhân viên kế toán ngồi phòng máy nên chưa đáp ứng được yêu cầu cấp bách của công việc.

Biện pháp:

Bất kỳ một doanh nghiệp nào hay một tổ chức nào, dù cho tầm vóc lớn đến đâu, hoạt động trong lĩnh vực nào thì hoạt động bố trí nhân sự, hay nói cách khác yếu tố con người là yếu tố quan trọng, cho nên vấn đề quản trị nhân sự ngày nay càng được các nhà quản lý quan tâm, xem đây là chức năng quản trị cốt lõi quan trọng nhất của tiến trình quản trị. Theo Alivin Tofler- nhà tương lai học mỹ thì: “Lâu đài và máy móc của doanh nghiệp không còn là quan trọng, cái quan trọng thật sự là năng lực nghiệp vụ, tổ chức các cấp nghiệp vụ và những sáng kiến ẩn dấu trong vỏ não của nhân viên”.

Để hoàn thiện bộ máy kế toán thì bộ máy kế toán cần phải được tổ chức hợp lý, gọn nhẹ, làm việc có chất lượng, có thời gian đúng và đạt hiệu quả cao hơn.

Công ty nên thực hiện các công việc sau:

- Có kế hoạch đào tạo lại và bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho nhân viên kế toán để đáp ứng yêu cầu quản lý về trước mắt cũng như lâu dài.

- Khuyến khích và tạo điều kiện cho nhân viên tích cực học tập để nâng cao kiến thức, trình độ chuyên môn góp phần cho đội ngũ công nhân viên chức của công ty biết sử dụng thành thạo máy vi tính.

- Công ty nên chú trọng đầu tư phát triển chiến lược con người, chăm sóc đúng mức về đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ công nhân viên bộ máy kế toán cũng như các nhân viên trong phân xưởng.

3.2.4. Biện pháp 4: Sử dụng tài khoản theo đúng quy định và hoàn thiện công

tác hạch toán kế toán:

Thực trạng :

Đối với Tài khoản 627 công ty có rất nhiều tiểu khoản nhưng việc quy định số hiệu tài khoản thì công ty vẫn sử dụng phương pháp số thập phân chứ chưa tuân theo quy định của Bộ tài chính. Cụ thể Công ty dùng :

+ Đối với TK627: Chi phí sản xuất chung có :

Tiểu khoản 6271 : Chi phí nhân viên phân xưởng Tiểu khoản 6272 : Chi phí vật liệu

Tiểu khoản 6273: Chi phí sửa chữa, bảo dưỡng tài sản cố định Tiểu khoản 6274: Chi phí dụng cụ sản xuất

Tiểu khoản 6275: Chi phí khấu hao tài sản cố định Tiểu khoản 6276 : Chi phí điện, nhiên liệu

Tiểu Khoản 6277 : Chi phí nước Tiểu Khoản 6278 : Chi phí khác + Việc hạch toán các chi phí chưa rõ ràng :

VD : Đối với TK6273 chi phí sửa chữa bảo dưỡng tài sản cố định bao gồm : + Chi phí vật liệu, nhiên liệu như : dầu, nhớt...

+ Chi phí công cụ dụng cụ

+ Chi phí khác mua ngoài đưa ngay vào sửa chữa.

Do đó khi thay thế chi tiết nhỏ TSCĐ kế toán có lúc hạch toán vào tiểu khoản 6273 có khi lại hạch toán vào tiểu khoản 6274 ‘‘ Chi phí công cụ, dụng cụ’’.

Các chi phí mua ngoài cũng không rõ ràng khi thì kế toán hạch toán vào TK6273 có khi hạch toán vào TK6278 ‘‘ Chi phí khác’’.

Biện pháp:

- Đối với tiểu khoản 6273 ‘‘Chi phí sửa chữa, bảo dưỡng TSCĐ’’ của Công ty ở đây bao gồm : + Chi phí vật liệu nhiên liệu như dầu, nhớt...

+ Chi phí công cụ dụng cụ

Do đó ta có thể tách những chi phí được hạch toán ở tài khoản này để đưa chúng vào những tiểu khoản thích hợp hơn.

Nên đưa chi phí nhiên liệu nên hạch toán vào tiểu khoản 6272, còn chi phí khác mua ngoài đưa ngay vào sửa chữa nên hạch toán vào tiểu khoản 6277 ‘‘Chi phí khác bằng tiền’’.

 Chỉ giữ lại ở tiểu khoản 6273 những chi phí về công cụ, dụng cụ sau đó hợp nhất với tiểu khoản 6274 thành tiểu khoản thống nhất là TK6273 ‘‘Chi phí công cụ, dụng cụ’’.

VD : Trong quý IV đối chi phí sửa chữa bảo dưỡng kế toán tập hợp là : 89.430.415 đồng trong đó : + Chi phí nguyên liệu, vật liệu là : 35.453.125 đồng

+ Chi phí công cụ, dụng cụ :53.977.290 đồng Nợ TK6273 89.430.415

Có TK152 35.453.125 Có TK153 53.977.290 - Ta có thể hạch toán lại như sau : Nợ TK 6272 35.453.125

Có TK152 35.453.125 Nợ TK6273 53.977.290

Có TK153 53.977.290

- Đối với tiểu khoản 6275 ‘ Chi phí khấu hao TSCĐ nên chuyển thành TK6274 ‘Chi phí khấu hao TSCĐ’’ cho phù hợp với quy định của Bộ tài chính.

- Đối với tiểu khoản 6276 ‘‘ Chi phí điện, nhiên liêu’’ ở đây nhiên liệu có thể xuất từ kho hoặc mua ngoài.

 Do đó đối với chi phí điện, ta có thể gộp với chi phí nước và sử dụng tiểu khoản 6277 ‘‘Chi phí dịch vụ mua ngoài’’ để hạch toán.

 Chi phí nhiên liệu mua ngoài có thể hạch toán vào tiểu khoản 6278 ‘‘ chi phí khác bằng tiền’’ hoặc nếu xuất từ kho thì hạch toán vào tiểu khoản 6272 .

VD : Trong quý IV năm 2007 kế toán tập hợp được chi phí điện nhiên liệu vận hành nồi hơi là : 238.319.076 đồng.

Trong đó : Mua ngoài là phải thanh toán: 245.994.087 đồng trong đó thuế giá trị gia tăng 10%

Xuất kho nhiên liệu :16.156.897 đồng Kế toán hạch toán : Nợ TK6276 238.319.076 Nợ 133 22.363.100 Có TK111 245.994.087 Có TK152 16.156.897 Ta có thể hạch toán lại : Nợ TK 6277 223.630.987 Nợ TK 133 22.363.100 Có TK111 245.994.087 Nợ TK 6272 16.156.897 Có TK 152 16.156.897

KẾT LUẬN

Hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm là một khâu trọng tâm và có vai trò quan trọng trong công tác kế toán của Công ty. Đồng thời, hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là cơ sở khoa học cho phép mỗi đơn vị kinh doanh xác định mục tiêu hiệu quả của mình thông qua giá thành sản phẩm và mục đích cuối cùng của tất cả các nhà sản xuất kinh doanh làm sao để chi phí làm ra ít nhất và thu lại hiệu quả cao nhất để mở rộng phát triển sản xuất doanh nghiệp và nâng cao đời sống cho người lao động.

Qua phương pháp nghiên cứu dựa trên cơ sở khoa học và quá trình nghiên cứu tìm hiểu thực tế Công Ty Cổ Phần May Khánh Hòa em nhận thấy rằng: Trong thời gian qua về mặt kinh tế Công ty kinh doanh tương đối hiệu quả, về mặt xã hội Công ty đã góp phần không nhỏ về việc tạo và giả quyết công ăn việc làm cho người lao động. Riêng công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm, nhìn chung Công ty thực hiện một cách đầy đủ, áp dụng phương pháp tính giá thành phù hợp với quy trình công nghệ cũng như loại hình sản xuất của Công ty, phương pháp tập hợp chi phí sản xuất phù hợp với đặc điểm Công ty. Bên cạnh đó còn có một số hạn chế như: phòng sử dụng máy vi tính dành cho bộ phận kế toán tách riêng phòng làm việc, Công ty sử dụng hệ thống máy vi tính, áp dụng phần mềm trong công tác kế toán nhưng chưa có bộ phận lưu trữ để quản lý dữ liệu, một khi máy tính bị vi rút, kẻ xấu xâm nhập đánh cắp, thông tin dữ liệu sẽ mất, bị làm sai lệch. Trình độ của nhân viên chưa cao khả năng sử dụng máy vi tính hạn chế. Công ty chưa có chính sách hợp lý để giữ chân người lao động, người lao động trong công ty chưa thật sự gắn bó với nghề, họ chỉ làm một thời gian sau đó chuyển đi nơi khác. Tuy nhiên, trong bối cảnh nền kinh tế thị trường sôi động và chịu nhiều sức ép như hiện nay, việc tiếp tục phát triển của Công ty là một nghĩa vụ lớn lao để hội nhập vào nền kinh tế khu vực nghĩa là Công ty nâng cao hơn nữa năng lực quản lý cũng như nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh để đứng vững trên thị trường.

Trong thời gian qua nhận thấy rằng người cán bộ làm công tác hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm không những có kiến thức và trình độ chuyên môn nghiệp vụ của mình còn đòi hỏi phải phối hợp chặt chẽ giữa các tổ chức quản lý kinh tế, phòng kế toán và các phòng ban khác để thu thập cũng như cung cấp số liệu một cách chính xác, lôgic, thiết thực khi thực hiện mối quan hệ hữu cơ đó việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ngày càng hoàn thiện hơn, góp phần vào công việc xây dựng và phát triển một cách vững chắc.

Vận dụng kiến thức đã học, kết hợp với thực tế tại Công ty trong thời gian qua, em đã hoàn thành “Bài khóa luận tốt nghiệp” của mình. Tuy nhiên, thời gian tiếp xúc còn hạn hẹp, kiến thức còn hạn chế nên không thể nào tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong sự chỉ dẫn đóng góp ý kiến của quí Thầy, Cô, các anh chị trong Công ty để bài luận được hoàn thiện hơn.

Nha Trang, tháng 11 năm 2008

Sinh viên thực hiện:

1.Hướng dẫn hạch toán kế toán doanh nghiệp – NXB Thống kê năm 2003.

2.Hướng dẫn thực hành kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành trong doanh nghiệp – PTS Võ Văn Nhị - NXB Thống kê.

3.Tài chính doanh nghiệp- Trường Đại Học Nha Trang.

4. Giáo trình kế toán doanh nghiệp1 và 2 – Trường Đại Học Nha Trang. 5.Quản trị tài chính – Trường Đại Học Nha Trang.

PHỤ LỤC

Bảng 14: Bảng cân đối kế toán năm 2007

Công ty Cổ Phần May Khánh Hòa MST 4200506584

Ban hành theo QĐ số15- QĐ/BTC ban hành ngày /03/2006 của Bộ trưởng BTC

BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Năm2007 TÀI SẢN số Thuyết

minh Số cuối năm Số đầu năm

1 2 3 4 5

A TÀI SẢN NGẮN

HẠN(100=110+120+130+140+150) 100 22,768,754,600 19,724,445,514

I.Tiền và các khoản tương đương tiền 110 1,195,655,403 1,552,606,246

1.Tiền 111 V.01 1,195,655,403 1,552,606,246

2.Các khoản tương đương tiền 112

II.Các khoản đầu tư tài chính ngắn

hạn 120 V.02

1.Đàu tư ngắn hạn 121

2.Dự phòng giá đầu tư ngắn hạn(*)(2) 129

III.Các khoản phải thu ngắn hạn 130 12,127,804,966 6,010,677,716

1.Phải thu khách hàng 131 12,030,469,045 2,611,177,430 2.Trả trước cho người bán 132 97,200,000 3,381,726,783

3.Phải thu nội bộ ngắn hạn 133

4.Phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp

đồng xây dựng 134

5.Các khoản phải thu khác 135 V.03 135,921 17,773,503 6.Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi 139

IV.Hàng tồn kho 140 8,492,288,451 11,100,165,424

1.Hàng tồn kho 141 V.04 8,492,288,451 11,100,165,424

2.Dự phòng giá giảm giá hàng tồn kho 149

V.Tài sản ngắn hạn khác 150 963,005,780 1,060,996,128

1.Chi phí trả trước ngắn hạn 151 21,943,581 166,613,587 2.Thuế GTGT được khấu trừ 152 740,060,672 468,194,096 3.Thuế và các khoản phải thu Nhà nước 154 V.05 117,218,159 5.Tài sản ngắn hạn khác 158 201,001,527 308,970,286

(200=210+220+240+250+260)

I.Các khoản phải thu dài hạn 210

1.Phải thu dài hạn của khách hàng 211 2.Vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc 212

3.Phải thu nội bộ dài hạn 213 V.06

4.Phải thu dài hạn khác 218 V.07

5.Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi(*) 219

II.Tài sản cố định 220 14,779,736,418 12,116,529,164

1.Tài sản cố định hữu hình 221 V.08 14,465,422,804 9,679,005,956

- Nguyên giá 222 25,478,823,112 15,952,930,464

- Giá trị hao mòn tài luỹ kế (*) 223 (11,325,713,922) (8,711,477,716) 2.Tài sản cố định thuê tài chính 224 V.09

- Nguyên giá 225

- Giá trị hao mòn tài luỹ kế (*) 226

3.Tài sản cố định vô hình 227 V.10

- Nguyên giá 228

- Giá trị hao mòn tài luỹ kế (*) 229

4.Chi phí xây dựng cơ bản 230 V.11 314,313,614 2,437,523,208

III.Bất động sản đầu tư 240 V.12

- Nguyên giá 241

- Giá trị hao mòn tài luỹ kế (*) 242 30,000,000 30,000,000 IV.Các khoản đầu tư tài chính dài

hạn 250

1.Đầu tư vào công ty con 251

2.Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh 252

3.Đầu tư dài hạn khác 258 V.13 30,000,000 30,000,000 4.Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính

dài hạn(*) 259

V.Tài sản dài hạn khác 260

1.Chi phí trả trước dài hạn 261 V.14

2.Tài sản thuế thu nhập hoãn lại 262

3.Tài sản dài hạn khác 268 TỔNG CỘNG TÀI SẢN(270=100+200) 270 37,264,177,404 29,433,451,470 NGUỒN VỐN A - NỢ PHẢI TRẢ (300=310+330) 300 25,432,258,949 19,800,334,920 I.Nợ ngắn hạn 310 25,247,258,949 19,231,344,920 1.Vay và nợ ngắn hạn 311 V.15 16,549,380,500 11,519,553,009 2.Phải trả người bán 312 2,346,945,184 1,713,506,645

3.Người mua trả tiền trước 313 1,812,812,183 2,802,105,719 4.Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 314 V.16 23,963,244

5.Phải trả người lao động 315 2,426,720,193 1,663,573,309

6.Chi phí phải trả 316 V.17 337,960,334 190,436,449

7.Phải trả nội bộ 317

8.Phải trả theo tiến độ hợp đồng xây dựng 318

9.Các khoản phải trả phải nộp ngắn hạn khác 319 V.18 1,749,477,311 1,342,149,789 10.Dự phòng phải trả ngắn hạn 320

II.Nợ dài hạn 330 185,000,000 569,000,000 1.Phải trả dài hạn người bán 331

2.Phải trả dài hạn nội bộ 332 V.19

3.Phải trả dài hạn khác 333

4.Vay và nợ dài hạn 334 V.20 185,000,000 569,000,000 5.Thuế thu nhập hoãn lại phải trả 335 V.21

6.Dự phòng trợ cấp mất việc làm 336

7.Dự phòng phải trả dài hạn 337

B- VỐN CHỦ SỞ HỮU (400=410+430) 400 11,831,918,455 9,633,110,550 I.Vốn chủ sở hữu 410 V.22 10,937,697,247 9,009,566,028 1.Vốn đầu tư của chủ sở hữu 411 4,200,000,000 4,200,000,000 2.Thặng dư vốn cổ phần 412

3.Vốn khác chủ sở hữu 413

4. Cổ phiếu quỹ (*) 414

5.Chênh lệch đánh giá lại tài sản 415

6.Chênh lệch tỷ giá hối đoái 413

7.Quỹ đầu tư phát triển 417 3,229,370,284 2,393,243,460 8.Quỹ dự phòng tài chính 418 409,309,938 293,809,663

Một phần của tài liệu Hạch toán kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần may khánh hòa (Trang 151 - 163)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)