Tính giá thành trong một số trường hợp:

Một phần của tài liệu Hạch toán kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần may khánh hòa (Trang 43 - 47)

a. Tính giá thành trong một số trường hợp doanh nghiệp sản xuất theo đơn đặt

hàng :

Phương pháp này áp dụng cho các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm lao vụ dịch vụ theo đơn đặt hàng của khách hàng.

- Đối tượng hạch toán chi phí : từng đơn đặt hàng.

- Đối tượng tính giá thành : sản phẩm của đơn đặt hàng hoàn thành.

- Đặc điểm của việc hạch toán chi phí trong các doanh nghiệp này là toàn bộ chi phí sản xuất phát sinh đều được tập hợp theo từng đơn đặt hàng, không kể số lượng sản phẩm của đơn đặt hàng đó nhiều hay ít, quy trình công nghệ giản đơn hay phức tạp. Các chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp liên quan đến đơn đặt hàng nào thì hạch toán trực tiếp cho đơn đặt hàng đó.

- Đối với chi phí sản xuất chung, sau khi tập hợp xong sẽ phân bổ cho từng đơn đặt hàng theo tiêu thức phù hợp.

- Kỳ tính giá thành : thời điểm mà đơn đạt hàng hoàn thành.

- Nếu đến cuối kỳ kế toán mà đơn đạt hàng nào chưa hoàn thành thì toàn bộ chi phí tập hợp cho đơn đặt hàng được xem là chi phí sản xuất dở dang và chuyển cho kỳ sau.

b. Tính giá thành trong một số trường hợp doanh nghiêp tổ chức bộ phận sản xuất

phụ :

* Doanh nghiệp có tổ chức bộ phận SXKD phụ :

Sản xuất kinh doanh phụ là bộ phận sản xuất được tổ chức ra nhằm 2 mục đích : Phục vụ sản xuất kinh doanh chính và tận dụng các điều kiện hiện có của doanh nghiệp đế tổ chức sản xuất những mặt hàng khác ngoài kế hoạch sản xuất chính của doanh nghiệp nhằm tăng thu nhập cho cán bộ công nhân viên. Phần lớn sản phẩm hay lao vụ của bộ phận sản xuất kinh doanh phụ được sử dụng để đáp ứng các nhu cầu trong nội bộ doanh nghiệp và một phần sẽ tiêu thụ ra bên ngoài.

Sản xuất kinh doanh phụ trong doanh nghiệp công nghiệp thường được tổ chức thành các phân xưởng như : phân xưởng sửa chữa cơ khí, phân xưởng khuôn mẫu, phân xưởng mộc...

* Trường hợp không có sự phụ vụ lẫn nhau giữa các bộ phận SXKD phụ hoặc

giá trị và khối lượng phục vụ không đáng kể :

Trong trường hợp này chi phí sản xuất sẽ được tập hợp riêng theo từng bộ phận, từng hoạt động. Giá thành sản phẩm, lao vụ, dich vụ của từng bộ phận sẽ được tính theo phương pháp trực tiếp.

Khi giá thành sả xuất thực tế sản phẩm, lao vụ sản xuất phụ theo phương pháp này thì phải loại trừ sản lượng đã cung cấp lẫn nhau giữa các phân xưởng sản xuát phụ.

Phương pháp này chỉ thích hợp trong trường hợp giữa các phân xưởng sản xuất không phụ thuộc hoặc có rất ít mối quan hệ cung cấp sản phẩm lẫn nhau hoặc giá trị các loại sản phẩm cung cấp lẫn nhau giữa các phân xưởng này với phân xưởng khác tương đương với nhau.

* Trường hợp có sự phục vụ lẫn nhau đáng kể giữa các bộ phận SXKD phụ :

Với các doanh nghiệp có tổ chức nhiều bộ phận SXKD phụ và giữa chúng có sự phụ thuộc lẫn nhau thì có thể áp dụng các cách tính giá thành sau đây tùy thuộc vào sự lựa chọn của doanh nghiệp.

- Phương pháp phân phối theo giá kế hoạch 1 lần.

Theo phương pháp này thì kế toán phải tính mức phân bổ lẫn nhau giữa các phân xưởng sản xuất phụ trước trên cơ sở giá thành kế hoạch của từng loại sản phẩm, lao vụ sản xuất phụ (không điều chỉnh) sau đó tính giá thành sản xuất thực tế các loại sản phẩm, lao vụ sản xuất phụ ở từng phân xưởng, bộ phận sản xuất phụ

Giá thành sản phẩm lao vụ đã hoàn thành = Chi phí sản xuất kỳ trước chuyển sang Chi phí sản xuất chuyển sang kỳ sau Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ - + Số lượng sản phẩm, lao vụ

làm cơ sở tính toán phân bổ lao vụ sản xuất phụ cho các đối tượng sử dụng thuộc bộ phận sản xuất chính hoặc cho bên ngoài theo công thức .

Khi tính giá thành sản xuất thực tế sản phẩm, lao vụ sản xuất phụ theo phương pháp này thì cũng cần phải loại trừ phần sản lượng đã cung cấp lẫn nhau giữa các phân xưởng sản xuất phụ và tiêu dùng cho phân xưởng đó.

- Phương pháp đại số :

Theo phương pháp này thì kế toán ứng dụng toán học để tính giá thành thực tế của từng loại sản phẩm, lao vụ sản xuất phụ ở từng phân xưởng sản xuất phụ cũng như mối quan hệ khách quan giữa các bộ phận sản xuất phụ, làm cơ sở tính toán phân bổ lao vụ sản xuất cho các đối tượng sản xuất khác nhau không phân biệt các đối tượng sử dụng đó là bên ngoài, bộ phận sản xuất chính hay bộ phận sản xuất phụ.

- Phương pháp phân bổ lẫn nhau theo giá thành ban đầu :

Về nguyên tắc chung cách tính cũng giống như phương pháp phân bổ lẫn nhau theo giá thành kế hoạch, nhưng trước hết doanh nghiệp phải tính giá thành ban đầu tại các phân xưởng SXKD phụ.

Sau khi tính được giá thành ban đầu thì tính giá thành thực tế của từng hoạt động sản xuất kinh doanh phụ.

Giá thành đơn vị sản phẩm lao vụ đã hoàn thành = CPSXD D ĐK CPSXD D CK CPSX phát sinh trong kỳ - +

Số lượng sản phẩm, lao vụ - SL cung cấp BP phụ khác

Giá trị lao vụ từ PX phụ + Giá trị lao vụ cung cấp cho PX phụ khác - Giá thành

ban đầu của

sản xuất phụ

=

Tổng chi phí ban đầu PXSX phụ

C CHHƯƠƯƠNNGG IIII:: T THHỰCC TTRRẠNNGG CCÔÔNNGG TTÁÁCC KK TTOOÁÁNN C CHHII PPHHÍÍ SSẢNN XXUUẤTT VVÀÀ TTÍÍNNHH G GIIÁÁ TTHHÀÀNNHH TTẠII CCÔÔNNGG TTYY CC PPHHẦNN M MAAYY KKHHÁÁNNHH HHÒÒAA..

2.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN MAY KHÁNH HÒA: 2.1.1. Quá trình hình thành - phát triển và chức năng – nhiệm vụ của Công ty:

Một phần của tài liệu Hạch toán kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần may khánh hòa (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)