Nhóm các yếu tố bên ngoài:

Một phần của tài liệu Hạch toán kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần may khánh hòa (Trang 59 - 61)

Các đối thủ cạnh tranh:

- Cạnh tranh là quá trình tranh đấu giữa các doanh nghiệp khác nhau nhằm đứng vững trên thị trường và tăng lợi nhuận, trên cơ sở tạo ra và sử dụng thế mạnh của mình về giá trị sản phẩm, giá bán và cách thức phục vụ khách hàng. Cạnh tranh là yếu tố không thẻ thiếu để thúc đẩy các doanh nghiệp phát triển.

- Hiện nay đối thủ cạnh tranh của công ty là công ty Dệt Nha Trang, Công ty cổ phần may và dịch vụ Bình Minh, Công ty TNHH FLD. Ngoại tỉnh có các đơn vị may tại thành phố Hồ Chí Minh như: công ty may Việt Tiến, Công ty may Nhà Bè, Công ty may Sài Gòn, Công ty may Đà Nẵng.

- Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế, thách thức lớn nhất trong năm 2008 mà các doanh nghiệp may nói chung, Công ty cổ phần may Khánh Hòa nói chung, phải tiếp tục đối mặt là sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường nhập khẩu chính: Mỹ, EU và Nhật Bản. bên cạnh đó việc EU sẽ bãi bỏ hạn nghạch dệt may cho Trung Quốc từ năm 2008 sẽ đặt các doanh nghiệp Việt Nam vào thế cạnh tranh gay gắt hơn. Đối với thị trường Nhật Bản, 6 nước trong khu vực Đông Nam Á: Xingapo, Philippin, Inđônêxia, Brunây, Thái Lan đã được hạ mức thuế xuống 0% khi xuất hàng dệt may vào Nhật Bản, trong khi hàng dệt may của Việt Nam đang chịu mức thuế khoảng 10%.

- Vấn đề đặt ra cho ngành dệt may nói chung, Công ty May Khánh Hòa nói riêng là yêu cầu về mẫu mã, thiết kế để nâng cao hơn nữa sức cạnh tranh. Thực hiện yêu cầu này đòi hỏi phải có sự đầu tư đồng bộ, trong đó việc đầu tư nguồn nhân lực trong lĩnh vực thiết kế một cách bài bản, theo hướng chuyên nghiệp hóa.

Nguồn nguyên liệu:

- Công ty cổ phần may Khánh Hòa là Công ty chuyên gia công các sản phẩm may mặc cho nước ngoài, nguồn nguyên phụ liệu của công ty phần lớn là nhập khẩu từ rất nhiều thị trường khác nhau do khách hàng mang đến. Đây là một hạn chế đối với công ty, bởi lẽ Công ty phải phụ thuộc vào nguồn nguyên phụ liệu của nước ngoài, làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trên thị trường xuất khẩu.

-Hơn nữa hiện nay giá cả các yếu tố nguyên vật liệu trong nước và trên thế giới ngày càng tăng,do đó giá nhập khẩu tăng, làm cho chi phí sản xuất tăng. Đó sẽ là bất lợi rất lớn cho công ty về mặt cạnh tranh của công ty trên thị trường.

Điều kiện kinh tế:

- Xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế thông qua việc chạy đua vào các tổ chức

thương mại đã tạo ra sự biến động mạnh của thị trường. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến công ty trong việc mở rộng thị trường tiêu thụ và tìm kiếm khách hàng mới.

- Trong những năm gần đây ASEAN không nằm ngoài mục tiêu mở rộng thị trường của công ty bởi tính hấp dẫn của nó. ASEAN được đánh giá là khu vực kinh tế năng động của Thái Bình Dương, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế cũng như thu nhập bình quân đầu người của khu vực đang có chiều hướng gia tăng nên khả năng tiêu thụ sản phẩm rất lớn. ngoài ra, Công ty còn tích cực khai thác thị trường các nước thuộc khối EU, là những nước có nền kinh tế phát triển và có khả năng thanh toán lớn thông qua việc tìm hiểu, nắm bắt thị hiếu khách hàng và nâng cao chất lượng sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của khách hàng khó tính này.

- Việc tiếp cận và mở rộng thị trường các nước thuộc khối ASEAN và EU là điều kiện để Công ty Cổ Phần May Khánh Hòa nâng cao khả năng sản xuất của máy móc thiết bị, tiêu thụ sản phẩm nhằm tạo ra doanh thu, là cơ sở để tăng lợi nhuận, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và khả năng cạnh tranh của công ty.

- Theo cam kết WTO, khi Việt Nam gia nhập WTO thì chính sách hạn nghạch dệt may được áp dụng từ nhiều năm nay phải tự động được bãi bỏ.

- Với việc Việt Nam vào WTO và quốc hội Mỹ thông qua quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn với Việt Nam, các sản phẩm dệt may xuất khẩu sang thị trường này sẽ tăng mạnh hơn nhờ chính sách ưu đãi.

Đặc điểm xã hội: - Nước ta được đánh giá là nước có nền an ninh chính trị ổn định hàng đầu thế giới, trong nước không có các xung đột về chính trị, quân sự và tôn giáo. Đây là điều kiện thuận lợi để thu hút vốn đầu tư nước ngoài và ổn định tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty. Mặt khác, nước ta có nguồn lao động dồi

dào, người lao động Việt Nam có tính cần cù, thông minh sáng tạo, chịu khó học hỏi và đặc biệt là rất khéo tay trong các ngành nghề như may mặc, thủ công, mỹ nghệ… nên dễ dàng đáp ứng được các yêu cầu về thẩm mỹ khách hàng.

- Sự ổn định về an ninh chính trị cũng như sự đa dạng của nền văn hóa mang đậm bản chất của người Á Đông là những yếu tố thuận lợi cho công ty thực hiện thành công trong việc ký kết hợp đồng với đối tác nước ngoài, các đơn đặt hàng đảm bảo về thời gian sản xuất cũng như tiến độ giao hàng. Đồng thời cũng là nền tảng trong việc xây dựng chiến lược đa dạng hóa sản phẩm của công ty với mục đích đẩy mạnh tiêu thụ trong nước và giới thiệu , mở rộng sản phẩm ra thị trường nước ngoài.

Chính sách của nhà nước:

- Theo thời báo kinh tế Việt Nam 10/08/2005, nhằm tăng năng lực cho ngành may nói chung. Chính phủ ban hành lệch giảm thuế VAT xuống 0% cho nguyên liệu vải dùng may hàng xuất khẩu . Đây là chính sách rất quan trọng, rất có lợi cho công ty vì giá nguyên phụ liệu nhập sẽ rẻ hơn, chi phí sản xuất giảm xuống, sản phẩm của công ty làm ra có thể cạnh tranh tốt hơn trên thị trường.

- Đối với việc chuyển đổi thành công ty cổ phần. Nhà nước có nhiều chính sách nhằm khuyến khích doanh nghiệp mới chuyển đổi được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 2 năm đầu tiên, tiền thuế được công ty dùng đầu tư phát triển sản xuất.

- Công ty là một trong những đơn vị có hàng gia công sang thị trường Mỹ. Theo quyết định 52 ngày 25/07/2005, thứ trưởng tài chính đã ký về việc chấm dứt thu phí hạn nghạch đối với hàng dệt may xuất khẩu sang Hoa Kỳ. Điều này có nghĩa giá gia công giảm xuống, thu hút nhiều đơn đặt hàng.

Một phần của tài liệu Hạch toán kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần may khánh hòa (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)