a. Điều kiện áp dụng :
Áp dụng trong trường hợp sản phẩm tương đối đồng đều trên các công đoạn của dây chuyền sản xuất.
b. Nội dung :
Chi phí SXDD cuối kỳ được xác định cho từng khoản mục CP, CPNVLTT tính cho sản phẩm dở dang với mức độ hoàn thành 100%, các chi phí chế biến : CPNCTT, CPSXC tính cho sản phẩm dở dang theo mức độ hoàn thành 50%. Phương pháp này giả định mức độ chế biến hoàn thành của SPDD tính bình quân chung là bằng 50%.
c. Nhận xét :
+ Ưu điểm : Giảm bớt được khối lượng công việc tính toán Cách tính :
Riêng khi tính CP NVLTT cho SPDD thì tỷ lệ hoàn thành là 100% nếu CPVLTT bỏ 1 lần trong quá trình sản xuất.
1.3.5.4. Đánh giá sản phẩm dở dang theo giá thành kế hoạch :
a. Điều kiện áp dụng :
Phương pháp áp dụng cho những doanh nghiệp có xây dựng giá thành định mức. Ngoài ra giá thành định mức, chi phí sản xuất của sản phẩm dở dang được đánh giá theo giá thành kế hoạch – trường hợp doanh nghiệp không xây dựng giá thành định mức.
b. Nội dung :
CPSXDD cuối kỳ được tính cho từng khoản mục CP, theo CP định mức.
Cách tính : CPSX dở dang CK = CPSXDD ĐK + CPSXCPS trong kỳ KLSPHT + KLSPDD x 50% x KLSPDD x 50% CPSX Dở Dang = KLSPHT x Tỷ lệ hoàn thành x CPSX định mức
1.4. PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ THÀNH :
1.4.1. Đối tượng và kỳ tính giá thành sản phẩm :
1.4.1.1. Đối tượng tính giá thành :
Đối tượng tính giá thành là những sản phẩm, bán thành phẩm, công việc hay lao vụ đã hoàn thành đòi hỏi phải xác định giá thành đơn vị.
Đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành có mối quan hệ mật thiết với nhau và trong trường hợp đặc biệt chúng có thế thống nhất với nhau.
Khi xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành phải căn cứ vào : quy trình công nghệ sản xuất giản đơn hay phức tạp, loại hình sản xuất hàng loạt hay đơn chiếc, yêu cầu và trình độ quản lý của doanh nghiệp... Với loại hình sản xuất hàng loạt với khối lượng lớn thì phụ thuộc vào quy trình công nghệ sản xuất (giản đơn hay phức tạp) mà đối tượng tập hợp chi phí sản xuất có thể là từng loại sản phẩm, nhóm sản phẩm hay chi tiết từng sản phẩm hoặc giai đoạn công nghệ... Còn đối tượng tính giá thành là cuối cùng hay BTP ở các bước chế tạo.
1.4.1.2. Kỳ tính giá thành sản phẩm :
Kỳ tính giá thành sản phẩm là thời kỳ mà bộ phận kế toán cần phải tiến hành công việc tính giá thành cho các đối tượng tính giá thành thích hợp sẽ đảm bảo cho việc cung cấp kịp thời các số liệu, tài liệu cần thiết cho việc phân tích tình hình thực hiện kế hoạch tính giá thành.
Doanh nghiệp phải căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất và chu kỳ sản xuất sản xuất sản phẩm để xác định kỳ tính sản phẩm thích hợp cho mỗi đối tượng tính giá thành. Trong trường hợp sản xuất nhiều mặt hàng, kế hoạch sản xuất ngắn, liên tục có sản phẩm hoàn thành nhập kho thì kỳ tính giá thành là hàng tháng và thời điểm cuối tháng.
Kỳ tính giá thành phù hợp với báo cáo nhưng không phù hợp với chu kỳ sản xuất của sản phẩm.
Trường hợp tổ chức sản xuất đơn chiếc hoặc hàng loạt theo đơn đặt hàng, chu kỳ sản xuất dài, sản phẩm chỉ hoàn thành khi kết thúc chu kỳ sản xuất thì kỳ tính giá thành thích hợp là thời điểm mà sản phẩm hay đơn đặt hàng đã hoàn thành
toàn bộ. Trong trường hợp này, các đối tượng có liên quan nhưng không tính giá thành chỉ khi nào nhận được báo cáo của bộ phận sản xuất về việc sản phẩm đã hoàn thành thì kế toán mới sử dụng số liệu chi phí sản xuất đã tập hợp được của đối tượng cần tính giá thành từ khi bắt đầu sản xuất cho đến thời điểm hoàn thành để tính giá thành sản phẩm hay đơn đặt hàng. Tức là phù hợp với chu kỳ sản xuất của sản phẩm.
1.4.2. Phương pháp tính giá thành sản phẩm :
Phương pháp tính giá thành sản phẩm là một phương pháp hoặc hệ thống các phương pháp được dùng để xác định giá thành đơn vị từng loại sản phẩm, công việc hay lao vụ đã hoàn thành theo các khoản mục chi phí quy định. Việc tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp phải phù hợp với đối tượng tập hợp chi phí sản xuất với đối tượng tính giá thành sản phẩm đã xác định. Tùy theo điều kiện cụ thể của doanh nghiệp có thể áp dụng một hoặc kết hợp một số phương pháp sau đây :
1.4.2.1. Phương pháp giản đơn (phương pháp trực tiếp) :
a. Điều kiện vận dụng :
Phương pháp này áp dụng cho những doanh nghiệp có quy trình sản xuất giản đơn như các doanh nghiệp khai thác, điện, nước...
Đối tượng tính giá thành là sản phẩm.
b. Phương pháp tính giá thành :
1.4.2.2. Phương pháp loại trừ sản phẩm phụ :
a. Điều kiện vận dụng :
Áp dụng khi doanh nghiệp có quy trình công nghệ giản đơn, cùng quy trình công nghệ sản xuất vừa thu được sản phẩm chính, vừa thu được sản phẩm phụ (sản phẩm phụ không phải là đối tượng tính giá thành và được đánh giá theo mục đích
Tổng giá thành sản phẩm = CPSX DD ĐK + CPSX phát sinh trong kỳ - Chi phí sản xuất DDCK Giá thành đơn vị = Tổng giá thành sản phẩm Sản lượng sản phẩm hoàn thành
tận thu) do vậy để tính giá thành sản phẩm chính cần phải loại trừ sản phẩm phụ ra khỏi tổng chi phí.
Đối tượng tập hợp chi phí là : quy trình công nghệ. Đối tượng tính giá thành : sản phẩm chính.
b. Phương pháp tính :
Ghi chú :
Giá trị sản phẩm phụ có thể tính theo giá bán chưa thuế trừ (-) lợi nhuận định mức hoặc tính theo giá trị nguyên vật liệu ban đầu đưa vào sản xuất.
1.4.2.3. Phương pháp hệ số :
a. Điều kiện vận dung :
Áp dụng trong trường hợp, trong cùng một quy trình sản xuất tạo ra đồng thời nhiều loại sản phẩm chính khác nhau. Ví dụ : xí nghiệp nhựa, xí nghiệp hóa chất…
Đối tượng tập hợp chi phí : toàn bộ quy trình công nghệ.
Đối tượng tính giá thành : từng loại sản phẩm trên quy trình công nghệ đó.
b. Phương pháp tính toán :
Hệ số tính giá thành cho từng loại sản phẩm. Doanh nghiệp xây dựng hệ số trên cơ sở căn cứ vào định mức kinh tế kỹ thuật, trong đó chọn một loại sản phẩm làm sản phẩm tiêu chuẩn có hệ số tính giá thành là 1. Công việc tính giá thành được thực hiện theo các bước sau :
+ Bước 1 : Quy đổi tất cả các sản phẩm (sản phẩm hoàn thành và sản phẩm dở dang) về sản phẩm tiêu chuẩn.
+ Bước 2 : Tính tổng giá thành của nhóm sản phẩm.
sp chính = CPSXDD ĐK + CPSXPSTK – giá trị SPP- CPSXDDCK
Số lượng sản phẩm quy chuẩn = Qi x Hi
+ Bước 3 : Tính giá thành đơn vị sản phẩm tiêu chuẩn
+ Bước 4 : tính tổng giá thành và giá thành đơn vị của từng loại sản phẩm :
1.4.2.4. Phương pháp tỷ lệ :
a. Điều kiện áp dụng :
- Áp dụng trong trường hợp, trong cùng một quy trình sản xuất tạo ra đồng thời nhiều loại sản phẩm chính khác nhau.
- Đối tượng tập hợp chi phí : toàn bộ quy trình công nghệ
- Đối tượng tính giá thành : từng loại sản phẩm trên quy trình công nghệ đó.
b. Phương pháp tính giá thành :
- Tỷ lệ chung cho nhóm sản phẩm :
- Tỷ lệ giá thành theo từng khoản mục : Giá thành đơn
vị SP chuẩn =
Tổng giá thành của nhóm sản phẩm
Tổng khối lượng sản phẩm quy chuẩn
Giá thành thực tế
một SP loại i = Giá thành một SP chuẩn x Hi
Tổng giá thành thực tế từng loại SP = Giá thành thực tế một SP loại i x Hi Z thực tế của từng loại sản phẩm trong kỳ = Z kế hoạch của từng loại sản phẩm x Tỷ lệ giá thành Z thực tế của từng khoản mục trong kỳ = Z kế hoạch của từng từng khoản mục Tỷ lệ giá thành theo từng khoản mục x Tỷ lệ giá thành = Z thực tế của loại sản phẩm hoàn thành trong kỳ
Z kế hoạch của các loại sản phẩm
x 100%
Tỷ lệ theo khoản mục giá thành =
Z thực tế của từng khoản mục hoàn thành trong kỳ
Z kế hoạch của từng khoản mục
1.4.2.5. Phương pháp tổng cộng chi phí (phương pháp phân bước) :
Áp dụng cho các doanh nghiệp mà quy trình sản xuất phức tạp theo kiểu chế biến liên tục. Sản phẩm được sản xuất trên quy trình công nghệ chế tạo sản phẩm bao gồm nhiều bước (giai đoạn) nối tiếp nhau theo một trình tự nhất định, mỗi bước tạo ra một loại bán thành phẩm và bán thành phẩm của bước trước là đối tượng chế biến của bước sau.
a. Tính giá thành sản phẩm theo phương pháp tổng cộng chi phí không tính giá
thành bán thành phẩm (phương pháp kết chuyển song song) :
* Điều kiện vận dụng : Phương pháp này áp dụng phù hợp cho những doanh
nghiệp cóa quy trình sản xuất qua nhiều giai đoạn chế biến, quy trình công nghệ phức tạp.
- Đối tượng hạch toán chi phí : từng giai đoạn công nghệ. - Đối tượng tính giá thành : sản phẩm hoàn chỉnh.
=> Đối tượng tính giá thành bao gồm nhiều đối tượng tập hợp chi phí. - Không có bán thành phẩm bán ra ngoài.
- Hoặc theo yêu cầu quản lý không cần tính giá thành của bán thành phẩm.
* Phương pháp :
Tính chi phí sản xuất của từng giai đoạn công nghệ trong giá thành của sản phẩm hoàn chỉnh.
Được thể hiện qua sơ đồ :
Z SP hoàn chỉnh = Chi phí NVLTT Chi phí chế biến B1 Chi phí chế biến Bn Chi phí chế biến B2 + + + … + Chi phí SX bước 1 Chi phí SX bước 2 Chi phí SX bước … Chi phí SX bước n Giá thành của sản phẩm hoàn thành trong kỳ Kết chuyển CP B1 Kết chuyển CP B2 Kết chuyển CP B… Kết chuyển CP Bn
b. Tính giá thành sản phẩm theo phương pháp phân bước có tính giá thành bán
thành phẩm :
Phương pháp này áp dụng cho những doanh nghiệp có quy trình sản xuất phức tạp qua nhiều giai đoạn chế biến và ở mỗi giai đoạn có yêu cầu tính giá thành bán thành phẩm.
- Đối tượng hạch toán chi phí : từng giai đoạn sản xuất.
- Đối tượng tính giá thành : bán thành phẩm, sản phẩm hoàn thành. - Bán thành phẩm, chi tiết sản phẩm co thể bán ra ngoài.
- Nhiều khi không có bán thành phẩm bán ra ngoài nhưng sản lượng của chúng lại có ý nghĩa lớn trong nền kinh tế quốc dân.
- Yêu cầu quản lý cần phải tính giá thành bán thành phẩm ở từng giai đoạn công nghệ.
Việc tính giá thành được thể hiện qua sơ đồ sau :
Việc tính giá thành phải tiến hành lần lượt từng bước 1, qua bước 2 đến bước cuối cùng, tính giá thành sản phẩm hoàn chỉnh, nên gọi là phương pháp kết chuyển tuần tự.
Phương pháp kết chuyển tuần tự có 2 cách tính giá thành : + Kết chuyển tuần tự phân tích theo từng khoản mục. + Kết chuyển tuần tự tổng hợp.
1.4.2.6. Phương pháp liên hợp :
Áp dụng trong những doanh nghiệp có tổ chức sản xuất sản phẩm, mà do tính chất quy trình công nghệ và tính chất sản phẩm làm ra, đòi hỏi việc tính giá
Z bán thành phẩm B1 Z bán thành phẩm B2 Z sản phẩm hoàn chỉnh CP chế biến Bn Z bán thành phẩmBn-1 + CP chế biến B2 Z bán thành phẩmB1 + CP chế biến B1 Chi phí NVL TT +
thành phải kết hợp nhiều phương pháp khác nhau như phương pháp trực tiếp với tổng cộng chi phí, phương pháp tổng cộng chi phí với tỷ lệ...
1.4.2.7. Tính giá thành trong một số trường hợp :
a. Tính giá thành trong một số trường hợp doanh nghiệp sản xuất theo đơn đặt
hàng :
Phương pháp này áp dụng cho các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm lao vụ dịch vụ theo đơn đặt hàng của khách hàng.
- Đối tượng hạch toán chi phí : từng đơn đặt hàng.
- Đối tượng tính giá thành : sản phẩm của đơn đặt hàng hoàn thành.
- Đặc điểm của việc hạch toán chi phí trong các doanh nghiệp này là toàn bộ chi phí sản xuất phát sinh đều được tập hợp theo từng đơn đặt hàng, không kể số lượng sản phẩm của đơn đặt hàng đó nhiều hay ít, quy trình công nghệ giản đơn hay phức tạp. Các chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp liên quan đến đơn đặt hàng nào thì hạch toán trực tiếp cho đơn đặt hàng đó.
- Đối với chi phí sản xuất chung, sau khi tập hợp xong sẽ phân bổ cho từng đơn đặt hàng theo tiêu thức phù hợp.
- Kỳ tính giá thành : thời điểm mà đơn đạt hàng hoàn thành.
- Nếu đến cuối kỳ kế toán mà đơn đạt hàng nào chưa hoàn thành thì toàn bộ chi phí tập hợp cho đơn đặt hàng được xem là chi phí sản xuất dở dang và chuyển cho kỳ sau.
b. Tính giá thành trong một số trường hợp doanh nghiêp tổ chức bộ phận sản xuất
phụ :
* Doanh nghiệp có tổ chức bộ phận SXKD phụ :
Sản xuất kinh doanh phụ là bộ phận sản xuất được tổ chức ra nhằm 2 mục đích : Phục vụ sản xuất kinh doanh chính và tận dụng các điều kiện hiện có của doanh nghiệp đế tổ chức sản xuất những mặt hàng khác ngoài kế hoạch sản xuất chính của doanh nghiệp nhằm tăng thu nhập cho cán bộ công nhân viên. Phần lớn sản phẩm hay lao vụ của bộ phận sản xuất kinh doanh phụ được sử dụng để đáp ứng các nhu cầu trong nội bộ doanh nghiệp và một phần sẽ tiêu thụ ra bên ngoài.
Sản xuất kinh doanh phụ trong doanh nghiệp công nghiệp thường được tổ chức thành các phân xưởng như : phân xưởng sửa chữa cơ khí, phân xưởng khuôn mẫu, phân xưởng mộc...
* Trường hợp không có sự phụ vụ lẫn nhau giữa các bộ phận SXKD phụ hoặc
giá trị và khối lượng phục vụ không đáng kể :
Trong trường hợp này chi phí sản xuất sẽ được tập hợp riêng theo từng bộ phận, từng hoạt động. Giá thành sản phẩm, lao vụ, dich vụ của từng bộ phận sẽ được tính theo phương pháp trực tiếp.
Khi giá thành sả xuất thực tế sản phẩm, lao vụ sản xuất phụ theo phương pháp này thì phải loại trừ sản lượng đã cung cấp lẫn nhau giữa các phân xưởng sản xuát phụ.
Phương pháp này chỉ thích hợp trong trường hợp giữa các phân xưởng sản xuất không phụ thuộc hoặc có rất ít mối quan hệ cung cấp sản phẩm lẫn nhau hoặc giá trị các loại sản phẩm cung cấp lẫn nhau giữa các phân xưởng này với phân xưởng khác tương đương với nhau.
* Trường hợp có sự phục vụ lẫn nhau đáng kể giữa các bộ phận SXKD phụ :
Với các doanh nghiệp có tổ chức nhiều bộ phận SXKD phụ và giữa chúng có sự phụ thuộc lẫn nhau thì có thể áp dụng các cách tính giá thành sau đây tùy thuộc vào sự lựa chọn của doanh nghiệp.
- Phương pháp phân phối theo giá kế hoạch 1 lần.
Theo phương pháp này thì kế toán phải tính mức phân bổ lẫn nhau giữa các phân xưởng sản xuất phụ trước trên cơ sở giá thành kế hoạch của từng loại sản phẩm, lao vụ sản xuất phụ (không điều chỉnh) sau đó tính giá thành sản xuất thực tế các loại sản phẩm, lao vụ sản xuất phụ ở từng phân xưởng, bộ phận sản xuất phụ
Giá thành sản phẩm lao vụ đã hoàn thành = Chi phí sản xuất kỳ trước chuyển sang Chi phí sản xuất chuyển sang kỳ sau Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ - + Số lượng sản phẩm, lao vụ
làm cơ sở tính toán phân bổ lao vụ sản xuất phụ cho các đối tượng sử dụng thuộc bộ phận sản xuất chính hoặc cho bên ngoài theo công thức .