Điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội tỉnhHưng Yên tác động đến kinh tế nơng nghiệp

Một phần của tài liệu Luận án TS (Trang 34 - 38)

đến kinh tế nơng nghiệp

Vị trí địa lý

Tỉnh Hưng Yên nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phịng - Quảng Ninh, giáp các tỉnh Thái Bình ở phía Nam, Hải Dương ở phía Đơng, Bắc Ninh ở phía Đơng Bắc, Hà Nam ở phía Tây Nam, thành phố Hà Nội ở phía Bắc và phía Tây, qua sơng Hồng. Tổng diện tích tự nhiên của tỉnh là 889,9 km2 [31].

Là cửa ngõ phía Đơng Nam của Hà Nội, Hưng Yên có 23 km quốc lộ 5A và trên 20 km tuyến đường sắt Hà Nội - Hải Phòng chạy qua. Ngồi ra có quốc lộ 39A, 38 nối từ quốc lộ 5 qua Thành phố Hưng Yên đến quốc lộ 1A qua cầu Yên Lệnh và quốc lộ 10 qua cầu Triều Dương, là trục giao thông quan trọng nối các tỉnh Tây - Nam Bắc bộ (Thái Bình, Hà Nam, Ninh Bình, Nam Định, Thanh Hóa…) với Hải Dương, Bắc Ninh, Hải Phịng, Quảng Ninh [31].

Vị trí địa lý quy định lên những đặc điểm về điều kiện tự nhiên- xã hội của tỉnh Hưng n. Nhìn chung, vị trí địa lý của Hưng Yên vừa có những thuận lợi để phát triển sản xuất nơng nghiệp, vừa có điều kiện thuận lợi để các sản phẩm nông nghiệp của Hưng Yên được tiêu thụ ở các thị trường lớn, ổn định, nhất là thị trường Hà Nội, Hải Phòng, tạo sựu liên kết chuỗi sản phẩm nơng nghiệp ở các tỉnh đồng bằng sơng Hồng.

Khí hậu, sơng ngịi

Hưng n nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa Đơng Bắc Bộ. Một năm có bốn mùa rõ rệt, mùa đơng lạnh, mùa hè nóng ẩm, mùa xuân,

thu khí hậu ơn hịa. Nhiệt độ trung bình 22 - 23oC, độ ẩm dao động lớn, từ 80 - 90%. Đây là điều kiện thuận lợi để nơng nghiệp Hưng n có cơ cấu mùa vụ,cơ cấu cây trồng phong phú [31].

Hưng n có nhiều sơng ngịi, ba phía Đơng, Tây, Nam đều giáp sơng. Phía tây có sơng Hồng, phía nam có sơng Luộc, phía đơng là sơng Cửu An, sơng Đuống. Chảy qua địa phận Hải Dương, sát tỉnh Hưng n ở phía đơng là đơng bắc của tỉnh Hưng n có hệ thống các sông nội đồng như Tân Hưng, Kim Sơn, Điện Biên, Tây Kẻ Sặt trong hệ thống Bắc - Hưng - Hải. Các sơng có đoạn chảy theo chiều ngang, có đoạn chảy xi dịng, có đoạn như ngược chiều, nhưng cuối cùng đều đổ vào dịng chính chảy theo hướng Tây Bắc - Đơng Nam. Bên cạnh, vai trị quan trọng đối với giao thông đường thủy, mạng lưới sơng ngịi ở Hưng n cịn bảo đảm việc tưới, tiêu cho hoạt động sản xuất nông nghiệp trồng trọt của tỉnh Hưng Yên.

Nguồn nước ngầm ở Hưng Yên hết sức phong phú. Theo kết quả điều tra, trong địa phận Hưng Yên có những mỏ nước ngầm rất lớn, nhất là khu vực dọc Quốc lộ 5 từ Như Quỳnh đến Quán Gỏi, không chỉ thỏa mãn cho yêu cầu phát triển công nghiệp, đô thị và đời sống của nhân dân trong tỉnh mà cịn có thể cung cấp khối lượng lớn cho các khu vực lân cận. Hiện nay, tại thị trấn Như Quỳnh, huyện Văn Lâm, Cơng ty nước khống Lavie đang hoạt động và khai thác nguồn nước này cung cấp nước khoáng tinh khiết trên thị trường và một nhà máy nước của Công ty nước và môi trường Việt Nam đang được xây dựng.

Đất nông nghiệp

Nguồn tài nguyên đất của tỉnh Hưng Yên chủ yếu là đất nông nghiệp. Theo số liệu kiểm kê đất đai năm 2003, tổng diện tích đất nơng nghiệp của Hưng Yên là 62.602,89 ha, chiếm 67,82% tổng diện tích tự nhiên của tỉnh, trong đó: Đất trồng cây hàng năm là 55.282,16 ha (chiếm 88,31% đất nông nghiệp). Đất vườn tạp là 2.207,05 ha. Đất trồng cây lâu năm là 1.020,95 ha.

Đất mặt nước nuôi trồng thuỷ sản là 4.092,73 ha. Cơ cấu đất nông nghiệp khá phong phú cho phép Hưng Yên vừa thâm canh quy mô lớn cây lương thực và cây công nghiệp ngắn ngày, vừa mở rộng diện tích ni thuỷ sản, cây ăn quả, rau mầu [31].

Dân số, lao động

Tỉnh Hưng Yên gồm thành phố Hưng Yên trực thuộc tỉnh và 09 huyện: Khoái Châu, Kim Động, Mỹ Hào, Phù Cừ, Tiên Lữ, Văn Giang, Văn Lâm, Yên Mỹ và Ân Thi. Theo số liệu điều tra dân số năm 1999, tỉnh Hưng Yên có 1.071.973 người. Mật độ dân số là 1161 người/km2, cao hơn mật độ trung bình đồng bằng sơng Hồng và gấp hơn 5 lần trung bình của cả nước, 91,5% dân số Hưng Yên sống ở nông thôn, 8,5% dân số sống ở thành thị. Dân số đơng nhất là huyện Khối Châu: 186.102 người. Thành phố Hưng n có dân số ít nhất: 77.398 người và mật độ dân số cao nhất: 1.654 người/km2. Mật độ dân số thấp nhất là huyện Phù Cừ: 938 người/km2 [31].

Hưng Yên có 57 vạn lao động (năm 1999) trong độ tuổi lao động, chiếm 51% dân số của tỉnh. Lao động Hưng n trẻ khỏe và có trình độ văn hóa cao, lao động đã qua đào tạo nghề đạt 25%, chủ yếu có trình độ đại học, cao đẳng, trung học và công nhân kỹ thuật được đào tạo cơ bản. Người dân lao động ở Hưng Yên có truyền thống lao động cần cù và sáng tạo [31].

Những đặc điểm về lao động ở Hưng Yên tác động đến kinh tế nông nghiệp trên cả hai chiều cạnh. Một mặt, nhiều lao động từ nơng thơn có điều kiện tham gia các lĩnh vực kinh tế khác ngồi nơng nghiệp; mặt khác, những lao động vẫn gắn bó với nơng nghiệp, có khả năng tương đối tốt với tiếp nhận kỹ thuật mới trong sản xuất nông nghiệp, nhanh nhạy với thị trường để từ đó sản xuất gắn bó với nơng nghiệp địa phương.

Lịch sử - Văn hóa - Xã hội

Mặc dù chỉ mới thành lập tỉnh từ năm 1831, nhưng địa bàn Hưng Yên là nơi sinh sống của người Việt từ thời Hùng Vương. Trải qua các thời

kỳ lịch sử, nơi đây là vùng đất tập trung nhiều di tích lịch sử - văn hố nổi tiếng, trong đó có 132 di tích đã được Nhà nước xếp hạng như: Khu di tích Phố Hiến, Đa Hòa - Dạ Trạch, Bãi Sậy, khu tưởng niệm lương y Hải Thượng Lãn Ông, đền Phù Ủng,... Đặc biệt, Phố Hiến là một đô thị phồn hoa xưa kia, thị xã Hưng Yên ngày nay là trung tâm kinh tế chính trị, văn hố của tỉnh với 60 di tích kiến trúc như: Văn Miếu, Đền Mây, Đền Mẫu, Chùa Chng... Hàng năm tại nhiều di tích lịch sử - văn hố đã diễn ra lễ hội đón tiếp nhiều khách đến thăm quan, du lịch [31].

Nhân dân Hưng Yên với truyền thống hiếu học, có nền văn hiến lâu đời, nhiều nhà hoạt động cách mạng và lãnh đạo xuất sắc. Với truyền thống đó, sau khi tái lập tỉnh, cán bộ và nhân dân trong tỉnh đã đồn kết, nhất trí thực hiện cơng cuộc đổi mới đất nước, đưa Hưng Yên hoà nhập với sự phát triển chung của cả nước.

Với những điều kiện về tự nhiên- kinh tế xã hội, Hưng Yên có thuận lợi đồng thời cũng có nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế nông nghiệp:

Về thuận lợi: Hưng n có thể phát triển một nền nơng nghiệp sản xuất

lớn theo hướng hàng hóa nhờ diện tích đất nơng nghiệp lớn, màu mỡ tương đối tập trung; đồng thời có thể phát triển một nền nơng nghiệp đa dạng nhờ vào cơ cấu đất nơng nghiệp phong phú và khí hậu bốn mùa. Sản xuất nơng nghiệp hàng hóa cũng có những lợi thế về thị trường tiêu thụ, bao gồm: Thị trường nội tỉnh với số dân hơn 1 triệu người, các thị trường lân cận, trong đó đặc biệt là các thành phố lớn như: Hà Nội, Hải Phòng và các địa bàn khác nhờ hệ thống kết nối, giao thơng thuận lợi. Tỉnh cũng có lợi thế phát triển nơng nghiệp cơng nghệ cao dựa trên trình độ dân trí cao, nhanh nhạy với cái mới và thị trường.

Về khó khăn: Do nằm trong vùng đồng bằng Bắc Bộ thiên tai đe dọa

thường xuyên; áp lực gia tăng dân số và việc mở rộng diện tích đất đơ thị, đất cơng nghiệp làm thu hẹp diện tích đất nơng nghiệp, nhất là ở những nơi có tiềm năng thị trường tốt.

Một phần của tài liệu Luận án TS (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(176 trang)
w