đổi mới cơ cấu ngành nông nghiệp
Đảng bộ tỉnh Hưng Yên luôn bám sát mục tiêu đổi mới cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng gia tăng giá trị chăn nuôi, thủy sản, cây ăn quả; gia tăng giá trị của những lĩnh vực, cây, con có nhiều lợi thế, giá trị cao.
Trên cơ sở đó, tất cả các khâu, các lĩnh vực sản xuất đều được quan tâm chỉ đạo toàn diện
- Trong chỉ đạo phát triển trồng trọt
Trên cơ sở xác định trồng trọt có vị trí quan trọng hàng đầu trong cơ cấu kinh tế nơng nghiệp, có nhiệm vụ bảo đảm lương thực cho tỉnh và cung cấp các sản phẩm nông nghiệp sang các thị trường lớn cho tỉnh bạn, là cơ sở để phát triển chăn nuôi, chế biến, xuất khẩu. Do đó, Đảng bộ tỉnh ln quan tâm chỉ đạo toàn diện các khâu từ sản xuất đến chế biến, tiêu thụ sản phẩm.
Khâu làm đất: Phương châm chỉ đạo là kết hợp máy kéo lớn, máy kéo
nhỏ, sức kéo gia súc, tiến dần đến cơ giới hóa tồn bộ khâu làm đất, theo đó hệ thống máy kéo quốc doanh gồm Công ty Cơ điện nông nghiệp và 4 trạm cơ điện nông nghiệp theo vùng với 85 máy kéo lớn được đầu tư sửa chữa, bảo hành. Mỗi năm các hộ nông dân đầu tư hàng trăm máy kéo nhỏ. Tỷ lệ cơ giới hoá năm 2000 đạt trên 60% (60.000 ha gieo trồng) [148, tr.81]. Việc thực hiện khâu làm đất theo hướng cơ giới hố chẳng những góp phần giảm chi phí trong khâu này mà quan trọng hơn là bảo đảm tiến độ mùa vụ và bắt nhịp được với tốc độ cơ giới hóa các khâu canh tác, mở rộng diện tích gieo cấy theo quy trình cơng nghệ tiên tiến.
Khâu giống: Ban Kinh tế Tỉnh ủy xây dựng đề án đổi mới các doanh
nghiệp giống cây trồng vật nuôi, đã xác định được các giống lúa cao sản và siêu cao sản lên gồm DT10, X20, X21, C70… giống nhập ngoại như Tạp giao, Q2, Q4, Trách phong chiến, Khang dân...Lúa đặc sản với các giống nếp Hoa vàng, Dự, Tám thơm, Hương chiêm, Bắc thơm… Để khuyến khích các hộ nơng dân đưa nhanh giống lúa mới vào sản xuất, ngân sách tỉnh đã hỗ trợ một phần kinh phí cho giống lúa lai hai dòng. Tỉnh uỷ đã chỉ đạo việc chuyển đổi cơ cấu giống lúa và thời vụ phải gắn liền với thay đổi cách canh tác cũ bằng cách canh tác mới đem lại hiệu quả kinh tế tốt hơn.
Với các biện pháp trên, cơ cấu giống trên địa bàn Hưng Yên có sự chuyển đổi tích cực. Năm 1999 giống CR203 cịn 2.759 ha giảm 47%,
giống VN10 còn 665 ha giảm 54,67% so với vụ xuân năm 1998 các giống lai thuần Trung Quốc 18.268 ha bằng 42,79% so với diện tích và bằng 205% so với năm 1998. Vụ mùa giống CR203 là 6.492 ha bằng 15% (năm 1998 là 47%), mộc tuyền chỉ còn 221 ha bằng 0,47% (năm 1998 là 6%). Các giống lúa lai thuần Trung Quốc đã được gieo cấy 29.488 ha bằng 63,1% (năm 1998 là 21%). Năm 2000, diện tích các giống lúa lai, lúa thuần Trung Quốc chiếm 62,79% [148, tr.82].
Quá trình chỉ đạo đổi mới giống được tiến hành đồng bộ với các khâu khác, nhất là về kỹ thuật thâm canh và thời vụ. Qua thử nghiệm đã sử dụng các giống lúa theo hướng tăng cường các giống lúa lai và giống thuần
ở trà xuân muộn và một số giống cho trà xuân sớm có năng suất chất lượng cao, kháng thể tốt, thực nghiệm mở rộng sản xuất giống lúa lai hai dịng, trong mỗi trà có giống chủ lực và giống bổ sung để tiến tới có sự đồng nhất về sản phẩm thóc hàng hóa, mở rộng diện tích các giống lúa có chất lượng hiệu quả cao. Về kỹ thuật thâm canh, với xuân muộn chủ yếu gieo thẳng, gieo mạ nền đất cứng và tìm biện pháp tối ưu chống rét cho mạ, áp dụng rộng rãi các tiến bộ kỹ thuật thâm canh lúa có hiệu quả, làm tốt cơng tác dự tính dự báo và tổ chức phịng trừ sâu bệnh kịp thời, tăng cường các biện pháp diệt chuột để bảo vệ sản xuất, bón phân cân đối và đúng kỹ thuật.
Gieo cấy: Tỉnh uỷ chỉ đạo nhanh chóng mở rộng diện tích gieo cấy theo
quy trình cơng nghệ tiên tiến bằng các biện pháp sử dụng máy cấy Trung Quốc, Nhật Bản và khuyến khích mở rộng diện tích lúa gieo thẳng lên khoảng 30-40% [148, tr.82]. Đây là biện pháp quan trọng để giảm chi phí về giống và ngày cơng lao động, bắt nhịp được với tốc độ cơ giới hóa các khâu canh tác, mở rộng diện tích gieo cấy theo quy trình cơng nghệ tiên tiến.
Phịng trừ sâu bệnh: Thực hiện Nghị quyết của Tỉnh ủy, ngành nơng
nghiệp kiên trì áp dụng Chương trình IPM sử dụng cơng nghệ sạch nhằm tiết kiệm thuốc trừ sâu, giảm bớt độc hại đồng thời hạ giá thành nông sản
và bảo vệ môi trường. Chương trình được chỉ đạo ứng dụng triệt để cho vùng rau quả, nông sản xuất khẩu và mở rộng cho diện tích lúa, cây cơng nghiệp. Hệ thống khuyến nơng quan tâm hướng dẫn sử dụng và trang bị dụng cụ bảo hộ lao động cho người sử dụng bình bơm thuốc trừ sâu. Có khảo nghiệm chọn lọc máy phun thuốc trừ sâu hiện đại ứng dụng cho một số dùng chuyên canh [148, tr.83].
Công tác Bảo vệ thực vật: Ngành nông nghiệp đã đưa phân xưởng bả
diệt chuột sinh học vào sản xuất, cung ứng hơn 1 vạn bẫy sập, tổ chức đánh bắt và diệt được 2.768.000 con chuột. Chương trình IPM được mở rộng ở 35 lớp cho 870 hộ nông dân tham gia, tập huấn cho 39 nghìn lượt người ở cơ sở về phòng trừ sâu bệnh cung cấp thỏa mãn nhu cầu thuốc Bảo vệ thực vật cho nông dân; cơng tác làm cỏ sục bùn, bón vơi cho ruộng chua, phân bón được huy động đảm bảo đủ cho lúa, trong đó lượng kali được sử dụng tăng [148, tr.84].
Vận tải nơng thơn: Tồn tỉnh tăng cường cải tạo các tuyến đường liên
xã, liên thơn và các tuyến đường chính ra các cánh đồng để máy móc có thể di chuyển và vận tải. Năm 2000, tồn tỉnh có khoảng 3.000 máy kéo nhỏ làm đất cùng với số máy kéo chuyên vận tải và xe tải hiện có đủ đảm bảo cơ giới hóa 100% khâu vận chun cho nơng nghiệp, nơng thơn [148, tr.84].
Tuốt đập lúa: Theo sự chỉ đạo của Tỉnh ủy Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn, Sở Công Thương và UBND các huyện đã tiến hành các đợt trình diễn, giới thiệu sử dụng máy; Ngân hàng Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn đầu tư cho nông dân vay vốn mua máy tuốt đạp liên hoàn. Với khoảng 1.000 máy tuốt đập lúa liên hoàn và các loại guồng tuốt cơ bản đáp ứng yêu cầu thu hoạch nhanh gọn, giảm đáng kết chi phí lao động [148, tr.84].
Chế biến nông sản: Tỉnh đầu tư chiều sâu, khai thác hiệu quả các cơ sở
chế biến hoa quả xuất khẩu ở thị xã Hưng Yên, xí nghiệp mỳ ăn liền ở Mỹ Văn. Thực hiện các dự án chế biến cà chua và nước hoa quả, bánh kẹo chất lượng cao, chế biến thức ăn gia súc, nước khoáng, bia… Cùng với các
doanh nghiệp, các hộ gia đình đầu tư máy xay xát, đáp ứng tốt nhu cầu chế biến, các doanh nghiệp, hộ kinh doanh chú trọng nâng cao chất lượng sơ chế xuất khẩu như muối, sấy rau củ quả.
Tiêu thụ sản phẩm: Tỉnh ủy đồng thời quan tâm đầu tư, hỗ trợ các
doanh nghiệp chế biến xuất khẩu nông sản và khuyến khích mở rộng vùng sản xuất, nâng cao chất lượng nông sản xuất khẩu. Hàng năm các Công ty lương thực tỉnh, Công ty nông sản thực phẩm xuất khẩu của tỉnh, đã tiến hành xuất khẩu hàng nông sản trị giá hàng triệu USD. Riêng năm 1999, hàng nông sản đã xuất khẩu được gần 4 triệu USD, trong đó có một số mặt hàng chủ yếu như: Gạo 6.000 tấn, lạc nhân 374 tấn, nhãn quả khô 700 tấn, vải khô 200 tấn, dưa chuột 2.600 tấn, mây tre đan 1.200.000 hộ… Các đơn vị quốc doanh đã tích cực chế biến, tìm đầu ra [112]. Chế biến nông sản được quan tâm phát triển, Tỉnh ủy yêu cầu tăng cường đầu tư hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp và nông dân trang bị công nghệ sấy khô cho các sản phẩm nông nghiệp như sấy táo có thể làm tăng giá trị lên 2,5, lần long nhãn tăng 1,5 lần. Làng nghề Nghĩa Trai (Văn Lâm) sơ chế cây dược liệu có 270/340 hộ với 480 lao động tham gia nghề sơ chế dược liệu thuốc nam và long nhãn, sản lượng bình quân 450-600 tấn sản phẩm/năm với giá trị từ 1,8-2,5 tỷ đồng [112].
Cùng với cây lương thực, trong chỉ đạo phát triển trồng trọt, Tỉnh ủy quan tâm chỉ đạo phát triển nhanh cây rau màu, cây ăn quả, nhất là cây đặc sản. Trên phạm vi toàn tỉnh đã tập trung cải tạo 2.327 ha vườn tạp chuyển sang trồng cây ăn quả. Các địa phương tận dụng đất ven đường liên thôn, liên xã, quanh trường học, trạm xá, trụ sở… để trồng cây ăn quả. Bình quân mỗi năm tăng khoảng 700 ha, phấn đấu năm 2000 đạt tổng diện tích cây ăn quả khoảng 9.500 ha [112].
Diện tích cây cơng nghiệp tăng năm 1998 là 7.557 ha tăng 20,83% so với năm 1997, trong đó đậu tương 3.357 ha tăng 49,2% so với năm 1997, lạc 2.413 ha tăng 26% so với năm 1997. Cơ cấu cây màu lương thực được
chuyển đổi tích cực nhất là ngơ lai từ 30% năm 1997 lên trên 50% năm 1998. Cây công nghiệp, cây ăn quả, rau thực phẩm có giá trị kinh tế cao tiếp tục phát triển có bước tăng trưởng đáng kể như: Đậu tương tăng 49%, lạc tăng 26%, nhãn vải tăng trên 10%, tinh dầu, đậu đỗ, hạt sen tăng khá. Diện tích trồng cây phân tán năm 1998 được 500 ha. Cây ăn quả đặc sản nhãn, vải trồng được 330 ngàn cây tăng 10% so với năm 1997. Tre chắn sóng trồng được 9.150 mống, tăng 72,6% so với năm 1997 [112].
Sản xuất màu lương thực diện tích màu lương thực năm 1999 là 13.816 ha, trong đó: Cây ngơ diện tích 10.079 ha, năng suất 30,5 tạ/ha cho sản lượng 30.670 tấn; cây khoai lang diện tích 3.679 ha, năng suất 113,11 tạ/ha cho sản lượng 41.615 tấn; cây có bột khác diện tích 58 ha, năng suất 520 tạ/ha cho sản lượng 3.020T; sản lượng mầu quy thóc đạt 44.622 tấn. Sản xuất cây thực phẩm diện tích cây thực phẩm 11.167 ha trong đó rau các loại 10.610 ha, đậu các loại 557 ha, các loại rau thực phẩm có diện tích khá, phong phú về chủng loại [112].
Sản xuất cây cơng nghiệp năm 1999: Diện tích cây cơng nghiệp 8.585 ha, trong đó đậu tương diện tích 4.213 ha, tăng 125% so với năm 1998, năng suất 15,6 tạ/ha, sản lượng 6.567 tấn; lạc diện tích 3.238 ha tăng 134,19% so với năm 1998, năng suất 17,61 tạ/ha sản lượng 5.074T; đay diện tích 903 ha, năng suất 25,64 tạ/ha, sản lượng 2.315 tấn [112].
Cây ăn quả và trồng cây nhân dân: Cây nhãn khoảng 6.500 ha, trong đó có 4.500 ha đã cho thu hoạch. Sản lượng khoảng 22.000 tấn gấp 3 lần năm trước. Năm 1999 là năm đầu tiên tổ chức hội thi nhãn, với mục đích khuyến khích phong trào trồng nhãn và tìm chọn ra những cây nhãn tốt làm giống đầu phục vụ việc nhân giống nhãn, kết quả đã bình tuyển được 39 cây, trong đó có 5 cây ưu tú, 9 cây xuất sắc, 9 cây nhãn tốt và 16 cây đạt chất lượng. Bên cạnh đó phong trào trồng cây nhân dân, nhất là cây quả đặc sản, phong trào cải tạo vườn tạp được nhân dân đồng tình ủng hộ. Tồn tỉnh đã trồng được 650.000 cây các loại, trong đó 250.000 cây nhãn; trồng
được 3.500 mống tre chắn sóng; số cây trồng mới được chăm sóc chu đáo, bảo vệ và phát triển tốt [112].
- Trong chỉ đạo phát triển chăn nuôi
Đảng bộ tập trung chỉ đạo cho khâu đột phá là khâu giống. Nhằm nhanh chóng tự túc giống hậu bị ngoại, Trung tâm giống gia súc Dân Tiến được hàng năm nhập thêm lợn đực ngoại, bò đực ngoại, sản xuất 80.000 liều tinh/năm. Đội ngũ dẫn tinh viên được đào tạo vững về tay nghề, đồng thời tập trung hỗ trợ vốn và kỹ thuật cho các hộ nông dân nhập về và nuôi thành công lợn nái ngoại được xúc tiến đầu tư trong và ngoài nước xây dựng xí nghiệp gà giống cơng nghiệp. Khuyến khích và hướng dẫn nơng dân mở rộng chăn nuôi gà vịt “siêu thịt”, “siêu trứng” cho hiệu quả kinh tế cao.
Phát triển chăn nuôi theo hướng công nghiệp, cùng với khâu đột phá là giống mới ngoại nhập, tỉnh quan tâm tạo nguồn thức ăn chăn nuôi dồi dào với các vùng trồng cỏ, ngô ven sông Hồng, xúc tiến mời gọi đầu tư chế biến thức ăn gia súc kiểu cơng nghiệp. Cùng với đó là các biện pháp nâng cao chất lượng mạng lưới thú y, mở các lớp tập huấn kỹ thuật chăn nuôi cho nông dân. Điểm đáng chú ý là ngay từ đầu, Hưng Yên đã đồng thời quan tâm cả hai hướng đi là giống mới nhập ngoại và duy trì giống bản địa, đặc sản. Đàn lợn gồm các giống hướng nạc, lai F1, F2 đã chiếm 75% tổng đàn vào năm 2000, đồng thời lợn Móng Cái vẫn được duy trì, phát triển. Gà cơng nghiệp, vịt siêu trứng được nuôi ngày càng phổ biến, nhưng gà Đông Tảo, vịt cỏ được bảo tồn giống, từng bước nhân rộng mơ hình. Với cách làm này, cơ cấu chăn nuôi đa dạng hơn, đáp ứng nhu cầu phong phú của thị trường, mang lại giá trị thu nhập cao [112].
Với nhiều biện pháp, cách làm sáng tạo, đã được ngành nông nghiệp và các địa phương thực hiện hiệu quả như: Tổ chức bình tuyển giám định đàn bò đực giống sind và lai sind được 90 con, số các xã tham gia dự án lên 7 xã, tổ chức tập huấn cho 600 hộ nông dân ở các huyện và số bò lai ra đời đạt trên 10.000 con. “Nạc hóa” đàn lợn được gắn với mơ hình trang trại với
khoảng hơn 100 mơ hình chăn ni quy mơ 40-50 con/hộ, có mơ hình tới 100 - 400 con thu lãi 25 triệu đồng mỗi năm [112].
Nhờ các biện pháp trên, năm 1998 đàn lợn có 344,2 ngàn con tăng 2,7% so cùng kỳ, đàn bò 31.926 con giảm 23,9% so với cùng kỳ chủ yếu do thải loại giống bị cóc kém hiệu quả để thực hiện chương trình cải tạo đàn bị; đàn trâu 7.565 con bằng 84,7% so cùng kỳ, chủ yếu giảm số trâu cầy do máy kéo nhỏ tăng nhanh. Tổng số điều tra năm 1999, đàn lợn tiếp tục phát triển ổn định với 371.431 con bằng 106,12% kế hoạch, tăng hơn năm 1998 là 7,9%. Đã xuất chuồng 29.220 tấn tăng 4,38% so với năm 1998; đàn trâu nghé 6.618 con giảm 8,8% so với năm 1998. Tổng đàn gia cầm 5.310.000 con với sản lượng thịt 8.586 tấn (tăng 8,5% so với năm 1998), sản lượng trứng 86.655 triệu quả [112].
Đối với thuỷ sản, Trung tâm thủy sản Hưng Yên, xí nghiệp cá giống
Mai Viên được đầu tư, đảm bảo cung cấp 100% nhu cầu giống cá bột cho sản xuất trong tỉnh. Diện tích ni trồng ngày càng mở rộng (năm 2000 có 3857,3 ha), đồng thời phát triển theo hướng thâm canh, không ngừng gia tăng năng suất và giá trị thu nhập. Phong trào nuôi trồng thủy sản, thủy đặc sản trong tỉnh phát triển. Hầu hết diện tích ao hồ, ruộng trũng được tận dụng nuôi thả, mức độ sử dụng mặt nước năm sau cao hơn năm trước (năm 1997 tăng so năm 1996 là 26%) sản lượng cá thịt tăng (năm 1997 so với năm 1996 là 19,2%). Một số con đặc sản như ba ba, ếch, rắn đã phát triển sâu rộng và biểu hiện trình độ thâm canh cao, cung cấp cho thị trường trong tỉnh và thị trường lân cận một lượng thực phẩm lớn có giá trị cao góp phần nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống cho nhân dân. Năm 1998, sản lượng cá đạt 3.400 tấn tăng 9,6% so với năm 1997. Diện tích ni trồng thủy sản năm 1999 là 3.500 ha, cho sản lượng 4.500 tấn (bằng 14% so với năm 1998), sản lượng cá bột 951 triệu con, thỏa mãn nhu cầu cá giống trong tỉnh và một phần cung cấp cho các tỉnh bạn.