Hồn thiện quy hoạch nơng nghiệp, nông thôn nhằm tạo ra vùng chuyên canh lớn; đẩy nhanh dồn điền đổi thửa tạo cơ sở để phát triển

Một phần của tài liệu Luận án TS (Trang 89 - 94)

vùng chuyên canh lớn; đẩy nhanh dồn điền đổi thửa tạo cơ sở để phát triển nơng nghiệp hàng hố

Tỉnh uỷ chủ trương đẩy nhanh tốc độ dồn điền đổi thửa, tạo thuận lợi cho đầu tư, sử dụng máy móc, áp dụng khoa học cơng nghệ mới, tạo ra hàng hố nơng sản quy mô lớn. Nghị quyết số 06- NQ/TU của Tỉnh ủy đưa ra các giải pháp, trong đó giải pháp thứ 2, 6 và thứ 7 là:

Tùy theo vùng đất, trước mắt những nơi ruộng trũng, ruộng trồng lúa hiệu quả kinh tế thấp, lựa chọn để mỗi năm chuyển đổi khoảng 1.000 ha sang trồng cây công nghiệp, cây ăn quả có giá trị và hiệu quả kinh tế cao như: Nhãn, vải, hoặc nuôi thủy sản; triệt để khai thác vùng đất bãi để trồng cây công nghiệp, cây dược liệu, nhanh chóng lựa chọn, gieo cấy những giống lúa chất lượng cao để cung cấp cho các đô thị, khu công nghiệp và xuất khẩu, mở rộng diện tích nhãn vải đã được chọn lọc lên 1 vạn ha vào năm 2005.

Khẩn trương quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp, quy hoạch nông thơn. Xây dựng quy trình và triển khai nhanh dồn thừa đổi ruộng, khắc phục tình trạng manh mún ruộng đất, tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân tăng cường đầu tư thâm canh, ứng dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất và phát triển kinh tế trang trại, nâng cao năng suất lao động, tăng nhanh giá trị trên một ha canh tác.

Hoàn chỉnh thủy lợi theo quy hoạch giai đoạn 2001- 2010, đẩy nhanh chương trình kiên cố hóa kênh mương nội đồng, xây dựng mới và nâng cấp trạm bơm tiêu, tưới theo qui hoạch. Tạo mọi điều kiện để phát huy khả năng của các trạm cơ khí nơng nghiệp và đầu tư của nơng dân để cơ giới hóa trên 90% khâu làm đất, tưới tiêu chủ động cho 90% diện tích gieo trồng, đáp ứng 85% nhu cầu vận chuyển ở nông thơn bằng cơ giới, 100% diện tích lúa, cây

màu được phòng trừ sâu bệnh kịp thời. Chủ động cung cấp nguồn điện cho phát triển nông nghiệp [151, tr.87].

Ngày 21-03-2001, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ ra Thống báo ý kiến về bổ sung quy hoạch thuỷ lợi tỉnh Hưng Yên đến năm 2010, chủ trương khảo sát lại toàn bộ hệ thống thuỷ lợi; quy hoạch thuỷ lợi đồng bộ với quy hoạch giao thông, quy hoạch điện, quy hoạch đề, kè, cống; xây dựng quy hoạch phù hợp với từng vùng.

Để khai thác thế lợi của từng vùng, Tỉnh ủy ra Nghị quyết số 16- NQ/TU Về khuyến khích chuyển đổi cơ cấu sản xuất và tiêu thụ sản phẩm

nông nghiệp tỉnh Hưng Yên đến năm 2005. Nghị quyết xác định mục tiêu đẩy

mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp nơng thơn, tích cực chuyển đổi cơ cấu xây dựng một nền nơng nghiệp sản xuất hàng hóa quy mơ lớn, có cơ cấu kinh tế nơng nghiệp, nông thôn phù hợp, được ứng dụng các thành tựu, tri thức khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến để tạo ra năng suất chất lượng cao, an tồn cho nhu cầu tiêu dùng, có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế, từng bước nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nơng dân, giữ vững ổn định chính trị và trật tự an tồn xã hội, phấn đấu đến năm 2005 đạt một số mục tiêu chủ yếu sau: Giá trị sản xuất nơng nghiệp tăng bình quân từ 4 - 4,5% năm, giá trị kinh tế nông nghiệp chiếm tỷ trọng 34% trong tổng GDP của tỉnh, cơ cấu sản xuất trong nông nghiệp, cây lương thực 35%, rau quả cây công nghiệp 29%, chăn ni 36%, diện tích cây vụ đơng đạt 45% diện tích canh tác, giá trị thu được trên 1ha canh tác đạt 37 triệu đồng, tiêu thụ được 80% tổng sản phẩm hàng hóa trong nơng nghiệp và giá trị xuất khẩu chiếm 20% tổng kim ngạch xuất khẩu, nâng giá trị hàng nông sản tiêu thụ qua chế biến từ 30-40% [152, tr.52].

Để thực hiện mục tiêu đề ra, Nghị quyết Ban Thường vụ đã đưa ra một số chủ trương quan trọng: Nhanh chóng xây dựng những vùng chun canh sản xuất nơng sản nguyên liệu lớn với chất lượng cao đảm bảo vệ sinh

an toàn thực phẩm, đạt giá trị cao trên mỗi đơn vị diện tích. Lựa chọn được những cây trồng, sản phẩm có ưu thế của từng vùng, từng địa phương, tổ chức sản xuất hàng hóa theo quy hoạch của vùng gắn với thị trường. Nhanh chóng chuyển số diện tích trồng lúa và cây lương thực kém hiệu quả trên các vùng trũng, vùng cao khô hạn thiếu nước sang nuôi trồng thủy sản, trồng cây ăn quả, hoa, cây cảnh, cây cơng nghiệp có giá trị cao hơn. Tập trung khai thác vùng đất bãi phù sa để trồng cây cơng nghiệp thích hợp gắn với thị trường như: Đậu tương, lạc, đay, dâu tằm, cây tinh dầu, dược liệu, mở rộng diện tích trồng nhãn, vải, cam đường canh lên một vạn ha với các giống đã được bình tuyển, chọn lọc.

Tiếp tục chuyển đổi cơ cấu mùa vụ để tăng diện tích và đảm bảo thời vụ gieo trồng cây vụ đông đạt 45% diện tích canh tác với các cây rau màu, củ quả có giá trị kinh tế cao và xuất khẩu, tích cực chuyển đổi cơ cấu giống lúa, nâng cao chất lượng lúa hàng hóa, bố trí sản xuất hợp lý để có diện tích lúa đặc sản chất lượng cao từ 30-40% diện tích ở những nơi có điều kiện và tập qn, kinh nghiệm sản xuất. Diện tích cịn lại tập trung làm lúa cao sản, áp dụng rộng rãi tiến bộ kỹ thuật trong thâm canh để đạt năng suất lúa 12,5 tấn/ha cả năm vào năm 2005 [152, tr.54].

Với vùng kinh tế ven đô thị, các khu công nghiệp, thuận tiện giao thông, tỉnh chủ trương chuyển đổi sản xuất gắn với mở rộng diện tích chuyên canh trồng các cây rau, củ, quả, thực phẩm, hoa cây cảnh để cung cấp cho công nghiệp chế biến và thị trường Hà Nội. Đẩy mạnh việc dồn thửa đổi ruộng, khắc phục tình trạng ruộng đất, manh mún, tạo thuận lợi cho đầu tư thâm canh và chuyển đổi cơ cấu sản xuất, phát triển kinh tế trang trại.

Tiếp tục chuyển đổi cơ cấu từng đàn gia súc, gia cầm, theo hướng tăng số lượng những con vật ni có hiệu quả kinh tế cao. Thực hiện tốt chương trình “Nạc hóa” đàn lợn và “Sind hóa” đàn bị, phát triển chăn ni bị sữa quy mơ hộ để đạt số lượng 420 con vào năm 2005, phát triển đàn gia cầm

với các giống chất lượng cao đạt 7,5 triệu con, khai thác tối đa diện tích mặt nước để ni trồng thủy sản với các giống năng suất chất lượng cao gắn với thị trường [152, tr.55].

Để sử dụng có hiệu quả đất nơng nghiệp trong tồn tỉnh, Tỉnh ủy ra Quyết định số 2623/QĐ-UB phê duyệt Qui hoạch phát triển nông nghiệp

nông thôn tỉnh Hưng Yên đến năm 2010 nhằm đạt tốc độ tăng trưởng ngành

nông nghiệp giai đoạn 2001-2005 đạt 4,5%-5%/năm, giai đoạn 2005-2010 đạt 4%- 4,5%/năm. Tỷ trọng ngành nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế năm 2005 đạt 32%, năm 2010 đạt 24%. Giá trị sản phẩm bình quân trên 1ha đất canh tác năm 2005 đạt 37.000.000 đồng, năm 2010 đạt 42.000.000 đồng. Chuyển đổi 5.000 ha đất lúa sản xuất bấp bênh, kém hiệu quả sang trồng cây ăn quả, cây hàng năm khác và ni trồng thủy sản có hiệu quả kinh tế cao hơn. Tỉnh uỷ cũng quán triệt quan điểm: Việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp phải gắn liền với việc ứng dụng mạnh mẽ và rộng rãi các tiến bộ khoa học mới, đảm bảo cho kinh tế nông nghiệp phát triển ổn định, bền vững. Phải phù hợp với mục tiêu chương trình kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của địa phương, tạo động lực mới cho phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Việc lựa chọn cơ cấu kinh tế phải bám sát nhu cầu thị trường, có khả năng tiêu thụ được nơng sản hàng hóa; giảm tỷ trọng ngành trồng trọt, tăng nhanh tỷ trọng chăn nuôi và dịch vụ, ưu tiên cho sản xuất nơng sản hàng hóa xuất khẩu [155].

Qui mơ phát triển các nhóm nơng sản chủ lực đến năm 2010:

Cây lương thực: Giữ ổn định mức bình quân lương thực khoảng

500kg/người/năm nhằm đảm bảo an linh lương thực trên địa bàn và hàng năm có khoảng 200.000 tấn thóc hàng hóa chất lượng cao. Đưa diện tích lúa chất lượng cao lên 40% và lúa cao sản còn 60% trong cơ cấu gieo trồng [155].

Nhóm cây rau thực phẩm: Diện tích gieo trồng đạt 18.000 ha (2010),

liệu cho chế biến, xuất khẩu và phục vụ các khu công nghiệp, đô thị, chú trọng phát triển vùng rau chuyên canh ở địa bàn ven đô, khu nơng nghiệp cơng nghệ cao [155].

Nhóm cây cơng nghiệp: Ổn định qui mô gieo trồng khoảng 12.000 ha,

tập trung phát triển trên các vùng bãi ven sông Hồng, sông Luộc và một phần trên đất vụ đông, gắn phát triển cây cơng nghiệp với chế biến và xuất khẩu [155].

Các nhóm cây hàng năm: Cây dược liệu- tinh dầu phát triển 3.000 ha,

tập trung chủ yếu trên các địa bàn truyền thống ở Khoái Châu, Yên Mỹ, Văn Lâm, Văn Giang, hoa- cây cảnh: Bố trí 1.500 ha, tập trung chủ yếu ở Văn Giang, Khoái Châu, Văn Lâm, Mỹ Hào, Kim Động và thị xã Hưng Yên, sản phẩm phát triển với cơ cấu đa dạng nhằm đáp ứng với nhu cầu ngày càng cao của các khu đô thị và hướng tới xuất khẩu [155].

Cây ăn quả lâu năm: Phát triển 10.000 ha với cơ cấu khoảng 65% là

nhãn, ngoài ra các sản phẩm vải, cam Đường canh... chiếm khoảng 30%, còn lại là các sản phẩm khác, vùng nhãn tập trung chủ yếu ven sông Hồng, Sông Luộc, vùng vải tập trung ở Phù Cừ, Tiên Lữ, Ân Thi… cam, quýt, táo... tập trung ở Văn Giang, Khối Châu, Văn Lâm, n Mỹ [155].

Nhóm các sản phẩm chăn ni: Đàn lợn qui mô 700.000 con, phát triển

mạnh theo hướng nạc, sản lượng thịt thành phẩm xuất khẩu dự kiến đạt 10.000 tấn, đàn gia súc chuyển mạnh đàn bị heo hướng thịt với qui mơ

43.000 con và kết hợp phát triển đàn bò sữa 2.000 con, gia cầm 10 triệu con trong đó gà 80%. Đa dạng hóa cơ cấu giống và phương thức chăn ni, diện tích ni thủy sản 4.500 ha, trong đó 3.000 ha ni cao sản, chất lượng cao, chú trọng các sản phẩm có giá trị xuất khẩu cao như cá rơ phi đơn tính, tơm càng xanh [155].

Phát triển công nghiệp chế biến và ngành nghề nông thôn: Phát triển

gia súc- gia cầm, lương thực, tinh dầu... Hình thành các khu cơng nghiệp chế biến nơng sản ở Thị xã Hưng Yên, Kim Động. Phát triển mạnh mạng lưới dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp, tăng cường năng lực hoạt động của các trung tâm giống cây trồng, giống gia súc và thủy sản đáp ứng các yêu cầu về giống chất lượng cao trong tỉnh,phát triển hệ thống dịch vụ cung ứng vật tư- kỹ thuật nông nghiệp.

Một phần của tài liệu Luận án TS (Trang 89 - 94)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(176 trang)
w