Chỉ đạo tăng cường kết cấu hạ tầng kỹ thuật gắn với quy hoạch, xây dựng các vùng chuyên canh nông nghiệp

Một phần của tài liệu Luận án TS (Trang 64 - 66)

hoạch, xây dựng các vùng chuyên canh nông nghiệp

Trên cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội của Tỉnh, để đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu KTNN theo vùng, sát với lợi thế từng vùng, Đảng bộ tỉnh Hưng Yên quan tâm chỉ đạo quy hoạch các vùng chuyên canh trên địa bàn các huyện, hình thành những vùng sản xuất lúa tập trung, cao sản, đặc sản tập trung từ Phù Cừ đến Mỹ An, vùng ven sông Hồng và khu vực phụ cận, thị tập trung phát triển cây nhãn. Quy hoạch vùng ngô chuyên canh và thức ăn gia súc ở Châu Giang và vùng ven sông Hồng, vùng chăn ni bị sữa ven đê, các vùng rau sạch, hoa quả, cây cảnh, con đặc sản ven các đô thị. Từng bước hình thành vùng chun canh cao với qui mơ phù hợp cho nhu cầu của những xí nghiệp chế biến như cà chua, rau quả, dưa chuột… Bên cạnh đó, ngành nơng nghiệp tỉnh xây dựng kế hoạch phát triển các cây, con chủ yếu, tạo vùng nguyên liệu hàng hóa tập trung cho cơng

nghiệp chế biến và xuất khẩu lúa đặc sản, cao sản, rau thực phẩm phục vụ các đô thị, khu cơng nghiệp. Việc bố trí quy hoạch các vùng nguyên liệu được chỉ đạo đảm bảo phù hợp với yêu cầu phát triển tự nhiên của từng loại cây, phù hợp với kinh nghiệm và khả năng tiếp thu ứng dụng của người sản xuất và bảo vệ môi trường sinh thái [31].

Nhằm tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng cho nông nghiệp, nông thôn, Tỉnh uỷ chỉ đạo các sở ban ngành trong tỉnh tăng cường phối hợp cùng các đơn vị huy động mọi nguồn lực đầu tư xây dựng cầu Yên Lệnh để sớm đưa vào sử dụng, nâng cấp các tuyến quốc lộ, mở rộng đường 39A. Từ nguồn ngân sách địa phương, đẩy nhanh tiến độ “nhựa hóa” các tuyến đường do huyện quản lý, “nhựa hố, “bê tơng hố” đường liên thôn, liên xã, xây dựng các cầu nội tỉnh như cầu Hầu, Từ Ơ... Từ nhận thức được vai trị quan trọng của điện khí hóa đối với kinh tế nơng nghiệp, nông thôn, nhất là khi nhu cầu đang tăng nhanh, Tỉnh uỷ chỉ đạo UBND tỉnh xây dựng, trình Bộ Năng lượng phê duyệt quy hoạch phát triển lưới điện tỉnh Hưng Yên 1997- 2000. Năm 2000, Hưng Yên được cấp điện qua hai trạm biến áp nguồn Phố Nối và Phố Cao. Một số xã khó khăn được hỗ trợ cải tạo, mở rộng mạng lưới điện [148, tr.89].

Về cải tạo, xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật phục vụ phát triển nông nghiệp, Tỉnh ủy Hưng Yên đã chỉ đạo tập trung đầu tư phát triển hệ thống thủy lợi, tiến hành quy hoạch lại một số trạm bơm và kênh mương chưa hợp lý trên phạm vi toàn tỉnh, xây dựng thêm một số trạm bơm tiêu và trạm bơm tưới bãi. Xây mới và nâng cấp thiết bị 15 trạm bơm và kiên cố hóa trên 30% kênh mương nội đồng bằng các loại vật liệu gạch, bê tông và ống nhựa. Xây dựng công trình đầu mối Nghi Xuyên lấy nước cho Bắc- Hưng-Hải, cải tạo các cơng trình lấy sa như Võng Phan, La Tiến… Đến năm 2000, tồn bộ cơng việc tưới tiêu nước đã được cơ giới hóa, 90% hộ sử dụng nước sạch, 100 dân có 1,4-1,6 máy điện thoại, trang bị tủ sách khuyến nơng đến các Điểm bưu điện - văn hố xã [148, tr.89].

Từ năm 1997 đến năm 2000, công tác quy hoạch, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cơ bản của tỉnh Hưng Yên có nhiều chuyển biến tương đối đồng bộ đáp ứng yêu cầu cơ bản của sản xuất nông nghiệp và cải thiện điều kiện sinh hoạt của người dân nông thôn, bộ mặt nông thôn Hưng Yên ngày càng khởi sắc. Tỉnh đã hoàn thiện hệ thống lưới điện, nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, thông tin liên lạc, trường học, trung tâm y tế, trụ sở làm việc của chính quyền, đồn thể ở cơ sở… Hệ thống thủy lợi bảo đảm tưới tiêu chủ động theo yêu cầu thâm canh. Cơ sở vật chất kỹ thuật nông nghiệp như trại thú ý, trại giống, bảo vệ thực vật, chế biến thực vật, chế biến lúa, chế biến hạt giống, các trang thiết bị sấy long nhãn, hạt sen đã được xây dựng và đầu tư với nhiều trang thiết bị hiện đại phục vụ cho sản xuất và chế biến nông sản. Một số trang thiết bị đạt các tiêu chuẩn cơng nghệ cao, góp phần phát triển nền sản xuất nơng nghiệp hàng hóa, chủ động hội nhập kinh tế, nâng cao đời sống nông dân trong tỉnh, từng bước hiện đại hóa kênh mương tưới tiêu nội đồng. Nâng cấp và duy tu bảo dưỡng hệ thống đê kè, kiên cố tồn bộ mặt đê để phục vụ nhiệm vụ phịng chống lụt, bão thuận lợi cho giao thông nông thôn.

Một phần của tài liệu Luận án TS (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(176 trang)
w