các cơng trình đã cơng bố
Từ tổng quan các cơng trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án, có một số điểm nổi bật sau mà luận án có thể kế thừa:
Thứ nhất, các cơng trình nghiên cứu khoa học tuy khơng đề cập một
liên quan đến phát triển KTNN rất phong phú và đa dạng, với nhiều cách tiếp cận khác nhau từ góc độ lịch sử, kinh tế, chính trị... Trên phạm vi cả nước, ở các vùng, miền khác nhau nhưng đều thống nhất khẳng định rõ vị trí, vai trị, tầm quan trọng của KTNN đối với việc phát triển KT-XH của đất nước, của các vùng, miền và của từng tỉnh riêng biệt.
Thứ hai, các cơng trình khoa học nói trên đã bước đầu khái quát quan
điểm, đường lối chủ trương của Đảng về phát triển KTNN trong thời kỳ đổi mới, thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH. Các cơng trình trên đã dựng lại bức tranh khá tồn diện về tình hình phát triển KTNN Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng trong thời kỳ đổi mới; là cơ sở để luận án soi chiếu, tìm ra những điểm chung và điểm khác biệt trong lãnh đạo phát triển KTNN ở Hưng Yên.
Thứ ba, một số cơng trình đã nghiên cứu, tổng kết, đánh giá kết quả,
đúc rút kinh nghiệm, đề xuất được các chủ trương, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả phát triển KTNN trên phạm vi cả nước, ở một số vùng và một số địa phương trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, chủ động, tích cực hội nhập quốc tế.
Thứ tư, nhiều tư liệu về Đảng bộ Hưng Yên, trong đó có đề cập đến sự
lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, Đảng bộ huyện trong phát triển KTNN; về sự phát triển của nông nghiệp Hưng Yên đã được nêu ra. Luận án kế thừa nhiều tư liệu về vấn đề này.
Tuy nhiên, qua nghiên cứu, tìm hiểu các cơng trình khoa học trình bày trong tổng quan thì chưa có cơng trình khoa học nào đi sâu nghiên cứu quá trình Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lãnh đạo phát triển KTNN từ năm 1997 đến năm 2010. Do vậy, đây vẫn là một vấn đề lớn chưa được nghiên cứu, đặt ra cho tác giả luận án cần đi sâu nghiên cứu và làm rõ. Các cơng trình nghiên cứu trên là tư liệu quan trọng cung cấp những luận cứ khoa học để tác giả tiếp tục nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện luận án.