Huy động nguồn lực, phát huy vai trò của các thành phần kinh tế trong phát triển kinh tế nông nghiệp

Một phần của tài liệu Luận án TS (Trang 52 - 54)

kinh tế trong phát triển kinh tế nông nghiệp

Từ xuất phát điểm rất thấp lại gặp nhiều khó khăn khi tách tỉnh, trong khi nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế quan trọng bậc nhất, Đảng bộ tỉnh Hưng Yên xác định rõ ngay từ đầu chủ trương huy động các nguồn lực, tập trung ngân sách đầu tư phát triển nông nghiệp.

Về vốn, Tỉnh uỷ chủ trương tập trung nguồn ngân sách cho thuỷ lợi, các

xí nghiệp cơ khí nơng nghiệp và khuyến nơng. Trong đó tập trung dành nguồn vốn cho hệ thống quốc doanh đến năm 2000 khoảng 5 tỷ đồng, ưu tiên nguồn vốn cho các doanh nghiệp cơ khí nơng nghiệp. Các ngân hàng xây dựng phương án để thực hiện kế hoạch 4 năm cho phát triển nông nghiệp. Ngân hàng Nông nghiệp tăng mức dư nợ vay trung hạn, hỗ trợ nhân dân mua máy móc nơng nghiệp, hỗ trợ nơng dân vay 35 tỷ để đầu tư 2.200 máy kéo cỡ nhỏ [148, tr.93].

Tranh thủ tối đa nguồn vốn Đảng bộ đã chỉ đạo vận động nhân dân cần kiệm, tăng tích lũy để đầu tư vốn cho nông nghiệp nông thôn. Tranh thủ vốn đầu tư của Trung ương thơng qua các chương trình dự án, tạo mơi trường thuận lợi để nước ngồi đầu tư mạnh vào chế biến nơng sản, sản xuất máy móc nơng nghiệp và xây dựng cơ sở hạ tầng cho nông thôn. Tạo môi trường hấp dẫn các nhà đầu tư trong và ngoài nước vào chế biến lương thực, thực phẩm, rau quả, cây dược liệu và cây công nghiệp [148, tr.84].

Nhằm quán triệt chủ trương của Đảng về phát triển các thành phần kinh tế và vận dụng sát với tình hình kinh tế nơng nghiệp của tỉnh, Đảng bộ

tỉnh thể hiện nhất quán quan điểm khuyến khích mọi thành phần kinh tế đầu tư vốn và công sức vào nông nghiệp, nông thôn [148, tr.90], đồng thời đưa ra chủ trương cụ thể đối với từng thành phần kinh tế:

Với các đơn vị kinh tế nhà nước: Tiếp tục đầu tư một cách chọn lọc,

gắn với xác định nhiệm vụ cụ thể với các đơn vị kinh tế nhà nước khác. Xác định, kinh tế nhà nước phải cung cấp giống tốt, dịch vụ tốt về điện, thủy nơng, phân bón, phịng trừ sâu bệnh; hướng dẫn chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, bảo vệ cây trồng, vật nuôi nhất là cây con đặc sản. Tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật, tiếp tục sắp xếp và đổi mới quản lý tồn bộ hệ thống quốc doanh nơng nghiệp: Nâng cao chất lượng hoạt động trại giống lúa Trương Xá, trung tâm thủy sản Bình Trì, thành lập Cơng ty Vật tư giống cây trồng để chọn lựa, giới thiệu cung ứng các loại giống cây trồng phù hợp. Củng cố mạng lưới phòng trừ sâu bệnh, các hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp [148, tr.89].

Tăng cường đầu tư cho Trung tâm giống gia súc Dân Tiến huyện Khoái Châu để phục vụ các dự án “Nạc hóa” đàn lợn, “Sin hóa” đàn bị và phát triển đàn bò sữa, các trại cá để sản xuất và cung cấp cá giống. Củng cố mạng lưới thú y và hệ thống khuyến nông từ tỉnh đến cơ sở [148, tr.84].

Thành lập Công ty Cơ điện nông nghiệp và nông thôn, giao thêm chức năng khảo nghiệm chọn lựa và giới thiệu các loại máy móc nơng nghiệp phù hợp với mỗi vùng, tập huấn nông dân sử dụng máy, cung ứng thiết bị phụ tùng, bảo hành và sửa chữa máy móc. Củng cố các trạm cơ khí nơng nghiệp trực thuộc cơng ty đang hoạt động theo từng vùng, bố trí lại các đội máy kéo một cách hợp lý, tổ chức cửa hàng tại các thị trấn, thị tứ để giới thiệu và cung ứng thiết bị phụ tùng, bảo hành và hướng dẫn kỹ thuật cho các hộ sử dụng máy.

Với kinh tế hợp tác: Trong hoạt động HTX hoàn thành tốt nhiệm vụ đổi

mới quản lý nông nghiệp và thi hành Luật HTX. Căn cứ vào điều kiện thực tế của tỉnh để hoạt động có hiệu quả và đạt năng suất chất lượng cao

thì loại hình chủ yếu là HTX dịch vụ nơng nghiệp tổng hợp, hoạt động trên các lĩnh vực thủy nông, điện, bảo vệ thực vật, làm đất, giống vật tư và chuyển giao khoa học kỹ thuật cơng nghệ. Do đó phải tiếp tục đổi mới quản lý, hoạt nâng cao hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã.

Kinh tế hộ, kinh tế trang trại, kinh tế tư nhân: Sản xuất, kinh doanh

nông nghiệp được Đảng bộ tỉnh xác định là nguồn động lực quan trọng nhất trong sản xuất nơng nghiệp. Do đó cần có các chính sách ổn định, hiệu quả để khuyến khích, hỗ trợ phát triển. Ưu tiên các chính sách về đất đai, nhất là giao đất ổn định lâu dài, hỗ trợ vay vốn ngắn hạn và dài hạn, chuyển giao kỹ thuật mới, thông tin thị trường.

Nhằm tận dụng và khai thác tối đa lợi thế về vị trí địa lý của vùng, Đảng bộ tỉnh Hưng Yên cần có các chủ trương và cơ chế hoạt động thơng thống kêu gọi các doanh nghiệp nơng nghiệp, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi đầu tư vào nơng nghiệp, trước hết là đầu tư chế biến, tiêu thụ nông sản, cung cấp giống và chuyển giao kỹ thuật mới trong nông nghiệp.

Một phần của tài liệu Luận án TS (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(176 trang)
w