Thực hiện dồn thửa, đổi ruộng đất nông nghiệp gắn với quy hoạch vùng nông nghiệp và xây dựng nông thôn mớ

Một phần của tài liệu Luận án TS (Trang 98 - 101)

hoạch vùng nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới

Thực hiện Chỉ thị số 16-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Về việc

tiếp tục thực hiện dồn thửa, đổi ruộng đất nơng nghiệp trong tồn tỉnh; Chỉ

thị 05-CT/TU ngày 10/8/2001 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Về dồn thửa, đổi

ruộng đất nơng nghiệp. Các cấp ủy đảng, chính quyền huyện, thị xã và cơ sở trong tồn tỉnh đã triển khai thực hiện thí điểm ở 35 xã. Với phương châm nắm sát thực tế, kịp thời tháo gỡ khó khăn vướng mắc, tổ chức tốt công tác tuyên truyền, tập huấn, các phương án thực hiện đảm bảo nguyên tắc tự nguyện, công bằng, dân chủ và ổn định, kết quả đạt được là: Có

44.796 hộ của các xã làm điểm nhận ruộng ở vị trí mới, đạt 76,05%, trong đó 39.887 hộ kịp sản xuất vụ chiêm xuân 2002. Bình quân mỗi hộ nhận 3,37 thửa và tổng số thửa ruộng so với trước đã giảm 57,83%, khắc phục được tình trạng manh mún, phân tán về ruộng đất. Cơng tác thâm canh chăm bón, thu hoạch được thuận lợi, giảm chi phí, nâng cao hiệu quả kinh tế, nơng dân phấn khởi, đồng tình thực hiện. Kết quả đạt được góp phần thúc đẩy q trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nơng nghiệp của tỉnh theo hướng sản xuất hàng hóa [151, tr.182].

Tuy nhiên, ở một số xã q trình thực hiện tiến độ cịn chậm; quy hoạch sử dụng đất gắn với quy hoạch giao thông, thủy lợi nội đồng chưa chặt chẽ, thiếu khoa học, nhận thức ở một số cán bộ xã và dân chưa đầy đủ, chưa thống nhất, thiếu quyết tâm, chỉ đạo thực hiện chưa sâu sát, cương quyết, công tác tuyên truyền, hướng dẫn, vận động, giải thích cho dân cịn đơn điệu, thiếu thuyết phục. Để khắc phục những tồn tại trên, phát huy những thành quả đạt được, tiếp tục triển khai thực hiện dồn thửa, đổi ruộng đất nông nghiệp ở các xã, phường, thị trấn còn lại, phấn đấu cơ bản hoàn thiện việc dồn thuở, đổi ruộng vào năm 2002, Ban Thường vụ Tỉnh ủy chỉ thị các cấp ủy đảng cần nhận thức việc tiếp tục dồn thửa đổi ruộng đất nông nghiệp là phù hợp với yêu cầu thực tế khách quan của q trình đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn, khắc phục tình trạng manh mún về ruộng đất, thúc đẩy phát triển nông nghiệp và quản lý đất đai chặt chẽ, đúng pháp luật. Đây là nhiệm vụ khó khăn, phức tạp, địi hỏi cấp ủy đảng phải quyết tâm cao, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, chặt chẽ, sâu sát, kịp thời và đồng bộ từ tỉnh đến cơ sở, các cấp chính quyền, đồn thể bằng nhiều hình thức hướng dẫn, vận động tuyên truyền phổ biến sâu rộng, làm cho mọi người nhận thức đầy đủ về mục đích yêu cầu, nguyên tắc và phương pháp dồn thuở, đổi ruộng để nông dân hăng hái tự nguyện tham gia thực hiện.

Từ kết quả đánh giá làm điểm dồn thửa, đổi ruộng đất nông nghiệp ở 35 xã, Tỉnh uỷ đúc rút kinh nghiệm để từ tháng 7 năm 2002 triển khai ra diện rộng trong toàn tỉnh. Thường trực Tỉnh uỷ giao Ban cán sự đảng Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo việc ban hành bản quy định nội dung trình tự dồn thửa, đổi ruộng đất nơng nghiệp và rà sốt bổ sung kịp thời các văn bản để tạo hành lang pháp lý làm căn cứ thống nhất thực hiện trong tồn tỉnh, cân đối đủ kinh phí cho các địa phương, sở địa chính hướng dẫn cụ thể việc dồn thửa, đổi ruộng và tiến hành kiểm tra, đôn đốc, uốn nắn kịp thời.

Trong chỉ đạo thực hiện, Tỉnh uỷ yêu cầu chính quyền các cấp giữ nguyên đối tượng giao ruộng và mức đất giao cho nông dân theo Nghị quyết 03- NQ/TU của Ban Thường vụ Hải Hưng tại thời điểm 1/4/1993 và theo Luật đất đai, giữ nguyên hạng đất chịu thuế sử dụng đất nông nghiệp. Những nơi, trước đây làm chưa đúng quy định của Nghị quyết 03 nay thực hiện dồn thửa, đổi ruộng không rũ ra để xem xét lại. Các cấp chính quyền phải quán triệt, thống nhất và nhận thức đầy đủ về các nguyên tắc trong thực hiện dồn thửa, đổi ruộng, nhất là nguyên tắc tự nguyện, trên cơ sở lãnh đạo của cấp ủy, có biện pháp vận động thuyết phục… kiên quyết chống tư tưởng ngại khó và tư lợi cá nhân gây cản trở đến việc thực hiện chủ trương của Tỉnh ủy.

Gắn liền với việc dồn thửa đổi ruộng, Tỉnh uỷ chỉ đạo các địa phương tiến hành quy hoạch lại đồng ruộng, hệ thống thủy lợi nội đồng, giao thơng, các cơng trình phúc lợi… gắn liền với quy hoạch sử dụng đất đai ở địa phương và quy hoạch của tỉnh; đồng thời, căn cứ vào lợi thế của từng địa phương quy hoạch vùng sản xuất hàng hóa tập trung, đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước, xuất khẩu. Xác định lại đất cơng ích và dồn tập trung liền khu, liền khoảnh, giao cho UBND xã, phường, thị trấn quản lý cho thuê theo nhiệm kỳ của HĐND và UBND. Tiếp tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với đất đã giao để nơng dân n tâm sản xuất. Tính đến năm

2004, Tỉnh ủy đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho 38,5% đất thổ cư và 70,7% đất canh tác sau khi dồn thửa đổi ruộng [116].

Về phương pháp dồn thửa, đổi ruộng, Hưng Yên chủ yếu sử dụng phương pháp rút bù diện tích, việc tính tốn hệ số với từng loại đất được tiến hành cụ thể, chi tiết và do nông dân bàn bạc quyết định phù hợp với từng địa phương. Khuyến khích nơng dân tự chuyển đổi ruộng đất theo Nghị định số 17/1999/NĐ-CP ngày 29/3/1999 của Chính phủ về trình tự, thủ tục chuyển

đổi, chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

Tỉnh uỷ, UBND tỉnh quan tâm chỉ đạo kết hợp dồn đổi ruộng đất với chuyển diện tích hiệu quả kinh tế thấp sang trồng cây ăn quả và nuôi trồng thủy sản hiệu quả kinh tế cao tiếp tục được đẩy mạnh. Năm 2004, chuyển đổi được 1.003 ha, năm 2005 chuyển đổi 1.140,06 ha, đã đem lại hiệu quả cao trong diện tích sử dụng đất cho phát triển KTNN [116].

Một phần của tài liệu Luận án TS (Trang 98 - 101)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(176 trang)
w