nhân lực trong nông nghiệp
* Phát triển khoa học- công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực
Nghị quyết 03 -NQ/TU ngày 26/4/1997 đưa ra quan điểm khá toàn diện về phát triển khoa học công nghệ trong nông nghiệp với một phương châm phù hợp: Thực hiện cơ cấu cơng nghệ kết hợp nhiều trình độ, lấy hiệu quả kinh tế gắn với bảo vệ mơi trường làm tiêu chuẩn. Hướng chính là thiết
bị công nghệ tiên tiến, hiện đại, bền và dễ sử dụng, ưu tiên công nghệ sinh học. Nghiên cứu, khảo nghiệm xây dựng cơ cấu cây trồng, cơ cấu mùa vụ phù hợp, sớm ứng dụng và phổ biến rộng rãi những tiến bộ về giống cây, con, chế biến nơng sản, bảo quản sau thu hoạch. Khuyến khích sử dụng cơng nghệ sạch, xây dựng thành phong trào quần chúng bảo vệ và phát triển bền vững môi trường trong nông nghiệp và nông thôn. Nâng cao chất lượng dịch vụ công nghệ như đo lường, tiêu chuẩn, kiểm tra chất lượng máy móc thiết bị và nông sản, đánh giá và thẩm định công nghệ mới, tăng cường thông tin thiết bị và công nghệ. Mở rộng phương thức ký kết hợp đồng nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ mới vào sản xuất và đời sống. Khuyến khích sự sáng tạo của cán bộ khoa học kỹ thuật đồng thời coi trọng phát huy sang kiến của người lao động. Tăng cường vốn đầu tư cho khoa học công nghệ từ nhiều nguồn: Ngân sách, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, tài trợ của nước ngoài và tổ chức Quốc tế.
Thực hiện cơ cấu công nghệ kết hợp nhiều trình độ, lấy hiệu quả kinh tế gắn với bảo vệ môi trường làm tiêu chuẩn trong những năm 1997- 2000, Hưng Yên tập trung tăng cường đầu tư, thiết bị công nghệ theo hướng, hiện đại, bền và dễ sử dụng. Trước hết là hệ thống máy làm đất, máy bơm, chế biến nông sản thực phẩm. Công nghệ sinh học được ưu tiên đầu tư cả trong nghiên cứu, khảo nghiệm để xây dựng một cơ cấu cây trồng, cơ cấu mùa vụ phù hợp, sớm ứng dụng và phổ biến rộng rãi những tiến bộ về giống cây, con, chế biến nông sản, bảo quản sau thu hoạch, công nghệ sản xuất vật liệu xây dựng và phục vụ phát triển các ngành nghề ở nông thôn. Việc sử dụng công nghệ sạch được khuyến khích, xây dựng thành phong trào quần chúng bảo vệ và phát triển bền vững môi trường trong nông nghiệp và nông thôn. Nâng cao chất lượng dịch vụ công nghệ như đo lường, tiêu chuẩn, kiểm tra chất lượng máy móc thiết bị và nơng sản, đánh giá và thẩm định công nghệ mới được tăng cường thông tin thiết bị và công nghệ từng bước
nâng cao chất lượng dịch vụ. Theo sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, các địa phương, doanh nghiệp chú trọng mở rộng phương thức ký kết hợp đồng nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ mới vào sản xuất và đời sống; khuyến khích sự sáng tạo của cán bộ khoa học kỹ thuật đồng thời coi trọng phát huy sáng kiến của người lao động; tăng cường vốn đầu tư cho khoa học công nghệ từ nhiều nguồn ngân sách, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, tài trợ của nước ngoài và tổ chức quốc tế.
Về nguồn nhân lực cho nông nghiệp, Tỉnh uỷ chủ trương: Khảo sát đánh giá đúng nguồn nhân lực hiện có để có kế hoạch sắp xếp, sử dụng và đào tạo lại. Khuyến khích cán bộ kỹ thuật nơng nghiệp về làm việc tại cơ sở và các doanh nghiệp ở nông thôn. Chú trọng đào tạo đồng bộ cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý và cơng nhân trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp nơng thơn. Trung tâm truyền giống gia súc đào tạo đội ngũ dẫn tinh viên đáp ứng nhu cầu các dư án “Nạc hóa” đàn lợn và “Sin hóa” đàn bị. Trường trung học nơng nghiệp Tơ Hiệu mỗi năm đào tạo 500 thợ lái máy kéo nhỏ. Công ty Cơ điện nông nghiệp và nông thôn chỉ đạo các trạm vùng kèm cặp thợ lái may kéo nhỏ và sử dụng thành thạo các loại máy nông nghiệp cho các hộ nơng dân có nhu cầu [148, tr.92].
Đảng bộ chỉ đạo chú trọng đào tạo đồng bộ cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý từ Sở, phịng Nơng nghiệp, các HTX và doanh nghiệp nhà nước công nhân kỹ thuật tại các cơng ty, trạm trại trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp nơng thơn. Trung tâm truyền giống gia súc đào tạo đội ngũ dẫn tinh viên đáp ứng nhu cầu của các dự án “Nạc hóa” đàn lợn và “Sin hóa” đàn bị. Trường Trung học nơng nghiệp Tô Hiệu mỗi năm đào tạo 500 thợ lái máy kéo nhỏ. Công ty Cơ điện nông nghiệp và nông thôn chỉ đạo các trạm vùng kèm cặp thợ lái máy kéo nhỏ và sử dụng thành thạo các loại máy nông nghiệp cho các hộ nơng dân có nhu cầu.