ĐẶC ĐIỂM NGUỒN LƯƠN GIỐNG TẠI BA TRI, BẾN TRE

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm nguồn giống và ảnh hưởng của mật độ nuôi, thức ăn đến lươn đồng ( monopterus albus) nuôi tại ba tri, bến tre (Trang 28)

b. Thí nghiệm về vật liệu trú ẩn

3.1. ĐẶC ĐIỂM NGUỒN LƯƠN GIỐNG TẠI BA TRI, BẾN TRE

3.1.1. Mùa vụ và phương pháp khai thác lươn giống

Mùa vụ khai thác lươn giống ở Ba Tri là từ tháng 3-11 âm lịch. Hoạt động khai thác lươn giống chủ yếu diễn ra vào các ngày trời có mưa. Tổng số người làm nghề khai thác lươn giống ở Ba Tri là 13 người (chỉ kể những người làm nghề thường xuyên và thu được sản lượng đáng kể), trong đó đa số làm nghề trúm.

Bảng 3.1. Các loại nghề khai thác lươn và sản lượng khai thác được theo nghề Số người làm nghề khai thác

Loại nghề

Số người Tỷ lệ (%)

Sản lượng lươn khai thác (kg/năm) Trúm 9 60 1.460 Dớn 3 20 370 Xúc ủ 2 13,33 155 Xiệc điện 1 6,67 110 Tổng 15 100 2.095

Số người làm nghề trúm chiếm tỷ lệ cao nhất với hơn 60% số người được hỏi và sản lượng khai thác của nhóm này chiếm gần 70% tổng sản lượng lươn khai thác ở Ba Tri. Kết quả phân tích tỷ lệ các nhóm kích thước lươn khai thác ở Ba Tri cho thấy lươn giống nhỏ hơn 50 g/con chiếm đa số (Hình 3.1). Toàn bộ người khai thác lươn tự nhiên đều cho là lươn ngày càng giảm về số lượng cũng như kích cỡ khai thác.

3.1.2. Ngư cụ khai thác a. Nghề trúm a. Nghề trúm

Trúm là một loại bẫy, được làm bằng ống tre hoặc ống nhựa, dài 60-100 cm dẫn dụ lươn bằng mồi. Một đầu có hom đan bằng tre để lươn chui vào. Các mắt tre được đục bỏ chỉ chừa mắt cuối cùng có lỗ để thông hơi. Lươn vào trong ống bị hom giữ lại nên không thể thoát ra ngoài.

Trúm là ngư cụ khai thác lươn phổ biến và hiệu quả nhất. Tuy là ngư cụ khá phổ biến nhưng mỗi ngư dân lại có bí quyết khai thác riêng. Đó là hom và mồi lươn. Hom không thông lươn không vào, mồi không ngon lươn không đến. Mồi để nhử lươn rất quan trọng bởi vì người ta thường nói “Cá chết vì đăng, lươn chết vì mồi”. Mồi thường dùng là cá, cua đồng, ếch nhái, giun, cám gạo…được chế biến sao cho dậy mùi để thu hút lươn.

Thời điểm đặt trúm là buổi chiều và thu trúm vào sáng hôm sau. Người đi khai thác lươn chọn các địa điểm có nhiều lươn như các ao đìa lâu năm, các kênh dẫn nước của ruộng lúa, bưng, bàu sen…Khi đặt trúm, đầu có hom nằm dưới mặt nước còn đầu kia hơi chếch lên cao.

b. Nghề dớn

Dớn (hay còn gọi là nò hoặc lưới đăng) là loại ngư cụ cố định rất phổ biến dùng để khai thác tôm cá ở những vùng đất thấp, ngập nước theo mùa hay dọc theo các sông rạch. Dớn thường khai thác mang tính mùa vụ hoặc theo con nước lớn ròng.

Nguyên lý đánh bắt chung của lưới đăng được khái quát như sau: “Lưới đăng đượt đặt cố định chặn ngang đường di chuyển của cá, cá trên đường đi không thể vượt qua được tường lưới nên phải men theo tường lưới và bị giữ lại ở chuồng lưới”.

Dớn chủ yếu được dùng để khai thác tôm cá. Vào các tháng mùa mưa khi mà nguồn lươn giống dồi dào, những người khai thác cá bằng nghề dớn cũng thu được một số lượng lươn giống đáng kể.

Hình 3.3. Dớn khai thác lươn

c. Xúc ủ

Ủ để bắt lươn giống thường là cỏ khô, rơm rạ được xếp thành từng đống nhỏ dọc theo các bờ kênh. Người đặt ủ sau 5-7 ngày đặt ủ thì có thể dùng lưới để xúc hoặc trực tiếp chuyển đống ủ lên xuồng để thu lươn giống. P hương pháp này chỉ khai thác có hiệu quả ở những vùng có nguồn lươn giống phong phú, đặt biệt là khai thác trên đồng vào mùa nước nổi thì rất hiệu quả. Ủ cũng là một loại bẫy, dẫn dụ lươn vào trú ẩn. Trong ủ có thể đặt thêm mồi để hấp dẫn lươn đến.

d. Xiệc điện

Xiệc là loại ngư cụ dùng điện để làm tê liệt tôm cá và người khai thác dễ dàng vớt được chúng. Xiệc điện là loại ngư cụ hủy diệt nên bị cấm khai thác. Tuy nhiên vẫn còn một số người lén lút sử dụng xiệc để khai thác tôm cá trên đồng. Lươn không phải là đối tượng khai thác chính của nghề xiệc nhưng vào mùa lươn giống những người xiệc điện cũng thu được một số lượng đáng kể. Chất lượng lươn giống khai thác bằng xiệc không tốt cho nuôi thương phẩm do ảnh hưởng của dòng điện lươn thường bị dị dạng nên chậm lớn.

3.1.3. Kích cỡ lươn giống khai thác được

Kích cỡ trung bình của lươn giống khai thác được không có sự khác biệt giữa các loại nghề đánh bắt khác nhau (P>0,05). Xét riêng từng nhóm lươn giống đánh bắt được thì nhóm kích thước 20-50 g chiếm đa số và không có sự khác biệt có ý nghĩa giữa các loại nghề.

Bảng 3.2. Kích cỡ trung bình của lươn khai thác được. Số liệu trình bày là giá trị trung

bình ± độ lệch chuẩn (SD)

Loại ngư cụ Chiều dài (cm) Khối lượng (g)

Nghề trúm 29,2 ± 6,6 30,8 ± 13,4

Nghề dớn 28,1 ± 5,4 25,9 ± 10,1

Xúc ủ 27,9 ± 5,6 25,4 ± 9,1

Trung bình chung 28,4 ± 5,9 27,3 ± 11,2

Phương pháp khai thác lươn của các loại nghề khác nhau nên kích cỡ lươn khai thác cũng có sự khác biệt ở nhóm kích cỡ lươn giống nhỏ hơn 20 g/con và nhóm kích cỡ lươn lớn hơn 50 g/con (P<0,05).

Tỷ lệ lươn có kích cỡ >50 g/con ở nghề trúm là cao nhất 11,8 ± 6,9 (%), kế đến là ở nghề dớn 5,2 ± 1,6 (%) và ở nghề xúc ủ không thu được lươn ở nhóm khối lượng này. Đối với nhóm lươn <20g/con thì ngược lại, tỷ lệ cao nhất ở nghề xúc ủ 15,8 ± 9,5 (%), kế đến là nghề dớn 6,9 ± 3,8 (%) và nghề trúm 3,0 ± 1,2 (%). Sự khác biệt về tỷ lệ lươn đánh bắt được ở nhóm kích cõ <20 g/con và nhóm kích cỡ >50 g/con giữa nghề trúm và nghề xúc ủ là sự sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê. Ở nhóm lươn có kích cỡ 20-50 g/con chiếm tỷ lệ đa số ở tất cả các lại nghề (trên 84%) và không có sự khác biệt giữa

các loại nghề khai thác. Nhìn chung, kích cỡ trung bình lươn giống khai thác được ở Ba Tri là 27,3 ± 11,2 g/con hay trung bình là 37 con/kg (dao động từ 26-62 con/kg).

Hình 3.4. Tỷ lệ (%) các nhóm khối lượng lươn khai thác theo nghề. Trong cùng nhóm

kích cỡ, các chữ số khác nhau kèm theo minh họa cho sự sai khác có ý nghĩa (P<0,05).

3.2. KẾT QUẢ NUÔI HỒI PHỤC 3.2.1. Thí nghiệm về mật độ 3.2.1. Thí nghiệm về mật độ

Kết quả thí nghiệm cho thấy mật độ nuôi ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của lươn nuôi hồi phục và không có ảnh hưởng đến thời gian lươn bắt đầu ăn mồi.

Tỷ lệ sống trung bình của lươn nuôi giữa các nghiệm thức mật độ 300 con/bể với 400 con/bể và 500 con/bể với 600 con/bể có sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê (P<0,05). Tỷ lệ sống trung bình của lươn ở nghiệm thức mật độ 400 con/bể (71,4%) và 300 con/bể (70%) cao hơn so với nghiệm thức mật độ 500 con/bể (43,7%) và 600 con/bể (34,4%) và đều thấp hơn nghiệm thức đối chứng sau 30 ngày thí nghiệm (P<0,05).

Tỷ lệ sống trung bình của lươn trong thí nghiệm này thấp hơn kết quả nghiên cứu của Petcharoon et al (2007)[33] khi nghiên cứu ảnh hưởng của các mức mật độ 250 con/bể, 350 con/bể, 450 con/bể và 550 con/bể có tỷ lệ sống dao động 64,4-89,7%. Do bài báo trình bày bằng tiếng Thái nên chúng tôi không biết được các giải thích cụ thể của các tác giả này như thế nào. Tuy nhiên, rõ ràng là việc tăng mật độ nuôi sẽ tạo ra sự cạnh tranh về nơi sống và thức ăn của đối tượng nuôi. Trong giai đoạn nuôi hồi phục thì sự cạnh tranh về nơi sống của lươn nuôi rất lớn do sự thay đổi điều kiện sống

c b b a a con/bể c

từ môi trường tự nhiên thoáng đãng sang bể nuôi chật hẹp. Đặc biệt là đặc tính quấn vào nhau của lươn (Hồ Lư 2003)[3] và tính hoang dại của lươn tự nhiên sẽ làm giảm tỷ lệ sống mật độ nuôi. Tuy vậy vẫn có một khoảng mật độ nhất định trong đó tỷ lệ sống của lươn không có sự khác biệt có ý nghĩa. Điều này lý giải cho các nhóm mật độ 300 và 400 con/bể, 500 và 600 con/bể không có sự khác biệt về tỷ lệ sống nhưng giữa 300, 400 con/bể với 500, 600 con/bể lại có sự khác biệt đáng kể.

Hình 3.5. Tỷ lệ sống của lươn nuôi hồi phục ở các mật độ nuôi khác nhau. Các chữ số

khác nhau kèm theo minh họa cho sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05).

Thời gian lươn bắt đầu ăn mồi không có sự khác biệt giữa các nghiệm thức thí nghiệm về mật độ (P>0,05). Như vậy, mật độ nuôi hồi phục lươn có ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của lươn mà không ảnh hưởng đến thời gian lươn bắt đầu ăn mồi. Tăng mật độ nuôi sẽ làm giảm tỷ lệ sống của lươn nuôi hồi phục.

Các nghiệm thức thử nghiệm nuôi hồi phục trên đều có tỷ lệ sống thấp hơn hẳn so với nghiệm thức đối chứng, sự sai khác này có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Tỷ lệ sống của lươn đối chứng ổn định ở mức cao (98,1 ± 0,9 %) và thời gian lươn bắt đầu ăn mồi ngắn (5,7 ± 1,2 ngày). So với nghiệm thức mật độ 400 con/bể thì tỷ lệ sống của lươn ở nghiệm thức đối chứng (có mật độ 400 con/bể) cao hơn 1,37 lần và thời gian lươn bắt đầu ăn mồi sớm hơn (P<0,05). Như vậy có thể thấy rằng, để nuôi được

a

a a a

b

lươn giống từ tự nhiên phải qua một quá trình nuôi hồi phục với một tỷ lệ hao hụt nhất định.

Hình 3.6. Thời gian nuôi hồi phục lươn đến khi chúng ăn mồi. Các chữ số khác nhau

kèm theo minh họa cho sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05).

3.2.2. Thí nghiệm về vật liệu trú ẩn

Tỷ lệ sống và thời gian ăn mồi của lươn nuôi hồi phục không có sự khác biệt giữa 2 nghiệm thức về vật liệu trú ẩn (P>0,05). Điều này có ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất, giúp giảm chi phí và thuận tiện hơn cho việc theo dõi tỷ lệ sống của lươn để chủ động hơn trong quản lý chăm sóc và bổ sung thêm lươn giống khi cần thiết.

Hình 3.7. Tỷ lệ sống và thời gian ăn mồi của lươn nuôi hồi phục bằng các loại vật liệu trú ẩn khác nhau. Số liệu trình bày là giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn (SD).

3.3. ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ NUÔI ĐẾN TĂNG TRƯỞNG VÀ TỶ LỆ SỐNG CỦA LƯƠN NUÔI SỐNG CỦA LƯƠN NUÔI

3.3.1. Điều kiện môi trường của các bể thí nghiệm

Các yếu tố môi trường khá ổn định trong suốt thời gian nuôi và tương đồng giữa các nghiệm thức thí nghiệm (P>0,05). Các yếu tố môi trường đều nằm trong khoảng giới hạn thích hợp về chất lượng nước cho nuôi thủy sản so với yêu cầu chung theo Boyd (1998)[15].

Bảng 3.3. Một số yếu tố môi trường trong thời gian thí nghiệm. Số liệu trình bày là giá

trị trung bình ± độ lệch chuẩn (SD). Mật độ Chỉ tiêu 0,5 kg/m2 1 kg/m2 2 kg/m2 3 kg/m2 Nhiệt độ (0C) Sáng 28,1 ± 0,3 28,0 ± 0,2 28,0 ± 0,2 28,1 ± 0,1 Min-Max 27-30 27-30 27-30 27-31 Chiều 31,8 ± 0,4 31,8 ± 0,5 31,7 ± 0,1 31,7 ± 0,1 Min-Max 30-33 30-33 30-33 30-34 pH Sáng 7,1 ± 0,1 7,1 ± 0,0 7,3 ± 0,1 7,1 ± 0,0 Min-Max 6,7-7,8 6,7-7,7 6,6-7,1 6,5-7,8 Chiều 7,1 ± 0,1 7,2 ± 0,0 7,2 ± 0,1 7,2 ± 0,0 Min-Max 6,5-7,7 6,5-7,8 6,7-7,8 6,5-7,8 NH3 0,03 ± 0,01 0,03 ± 0,00 0,04 ± 0,01 0,02 ± 0,01 Min-Max 0,01-0,07 0,01-0,05 0,01-0,08 0,01-0,06 NO2 0,04 ± 0,01 0,05 ± 0,01 0,05 ± 0,02 0,04 ± 0,02 Min-Max 0-0,12 0,01-0,07 0,01-0,12 0,01-0,12 H2S 0,06 ± 0,04 0,09 ± 0,02 0,08 ± 0,03 0,07 ± 0,01 Min-Max 0,01-0,15 0,01-0,15 0,01-0,17 0,01-0,12

3.3.2. Ảnh hưởng của mật độ nuôi đến tăng trưởng của lươn

Kết quả thí nghiệm cho thấy đường tăng trưởng của lươn ở 2 nghiệm thức 0,5 kg/m2 và 1 kg/m2 gần trùng khít lên nhau. Trong ba tháng nuôi đầu không có sự khác biệt

0 25 50 75 100 125 150 175 200 225 250 Bắt đầu 1 2 3 4 5 6 Tháng nuôi T rọ n g lư ợ ng ( g) 0,5 kg/m2 1 kg/m2 2 kg/m2 3 kg/m2 giữa các nghiệm thức thí nghiệm. Từ tháng nuôi thứ 3 trở đi, tăng trưởng của lươn ở các nghiệm thức bắt đầu có sự khác nhau. Sự tăng trưởng ở nghiệm thức mật độ 0,5 kg/m2 và 1 kg/m2 vượt trội so với hai nghiệm thức mật độ 2 kg/m2 và 3 kg/m2.

Hình 3.8. Tăng trưởng của lươn nuôi ở các mật độ khác nhau

Kết quả phân tích thống kê cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa về khối lượng lươn lúc thu hoạch giữa nghiệm thức mật độ 0,5 kg/m2, 1 kg/m2 với nghiệm thức 2 kg/m2, 3 kg/m2 và giữa nghiệm thức 2 kg/m2 với nghiệm thức 3 kg/m2. Khối lượng trung bình của lươn khi kết thúc thí nghiệm ở các mật độ nuôi 2 kg/m2 và 3 kg/m2 thấp hơn (P<0,05). Bảng 3.4. Tốc độ tăng trưởng về khối lượng của lươn nuôi. Số liệu trình bày là giá trị

trung bình ± độ lệch chuẩn (SD). Trong cùng thông số, các chữ số khác nhau kèm theo minh họa cho sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05).

Nghiệm thức

Khối lượng ban đầu (g)

Khối lượng lươn sau

6 tháng nuôi (g) DWG (g/ngày) SGR (%/ngày) 0,5 kg/m2 25,1 ± 4,0a 197,5 ± 64,1a 1,00 ± 0,03a 1,19 ± 0,01a 1 kg/m2 25,3 ± 4,0a 195,8 ± 67,1a 0,99 ± 0,06a 1,18 ± 0,04a 2 kg/m2 25,1 ± 3,6a 172,8 ± 50,6b 0,86 ± 0,04b 1,12 ± 0,03a 3 kg/m2 25,1 ± 3,9a 143,2 ± 40,9c 0,68 ± 0,05c 1,01 ± 0,03b

Tốc độ tăng trưởng trung bình về khối lượng của lươn SGR (%/ngày) giữa 3 nghiệm thức mật độ 0,5 kg/m2, 1 kg/m2 và 2 kg/m2 không có sự khác biệt có ý nghĩa. Ở nhóm này, giá trị SGR dao động từ 1,12 (%/ngày-nghiệm thức 2 kg/m2) đến 1,19 (%/ngày-nghiệm thức 0,5 kg/m2) cao hơn so với nghiệm thức 3 kg/m2. Kết quả này tương tự với kết quả nghiên cứu của Zhou & Li (2004)[48] khi thử nghiệm nuôi lươn

bằng thức ăn tươi (giun đất, nòng nọc, giòi) có tốc độ tăng trưởng 0,33-1,2%/ngày. Tăng trưởng về chiều dài có sự khác biệt giữa nghiệm thức 3 kg/m2 với các nghiệm thức còn lại. Mật độ nuôi 0,5 kg/m2-2 kg/m2 không có ảnh hưởng đến tăng trưởng về chiều dài của lươn nuôi. Ảnh hưởng của mật độ làm giảm mức tăng trưởng về chiều dài của lươn chỉ biểu hiện khi thả nuôi ở mật độ 3 kg/m2, tuy nhiên mức độ giảm không đáng kể.

Bảng 3.5. Tốc độ tăng trưởng về chiều dài của lươn nuôi. Số liệu trình bày là giá trị

trung bình ± độ lệch chuẩn (SD). Trong cùng thông số, các chữ số khác nhau kèm theo minh họa cho sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05).

Nghiệm thức

Chiều dài ban đầu (cm)

Chiều dài lươn sau 6 tháng nuôi (cm) DWG (cm/ngày) SGR (%/ngày) 0,5 kg/m2 24,4 ± 1,5a 48,6 ± 3,7a 0,14 ± 0,002a 0,40 ± 0,005a 1 kg/m2 24,4 ± 1,4a 48,0 ± 4,3a 0,14 ± 0,001a 0,39 ± 0,002a 2 kg/m2 24,5 ± 1,3a 47,6 ± 3,5a 0,13 ± 0,004a 0,38 ± 0,009ab 3 kg/m2 24,3 ± 1,3a 46,1 ± 3,5b 0,13 ± 0,001b 0,37 ± 0,004b

Xét về mức độ đồng đều của lươn nuôi thông qua hệ số biến thiên về khối lượng ở lúc đầu và lúc kết thúc thí nghiệm cho thấy mức độ phân đàn của lươn nuôi sau thí nghiệm khá lớn. Tuy nhiên, không có sự khác biệt về mức độ phân đàn giữa các nghiệm thức (P>0,05).

Hình 3.9. Hệ số biến thiên về khối lượng của lươn lúc bắt đầu và kết thúc thí nghiệm Kết quả phân loại lươn thương phẩm thành 3 loại để bán ra thị trường: loại 1 (lươn >200 g/con), loại 2 (100-200 g/con) và loại 3 (<100 g/con) cho thấy có sự khác

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm nguồn giống và ảnh hưởng của mật độ nuôi, thức ăn đến lươn đồng ( monopterus albus) nuôi tại ba tri, bến tre (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)