b. Thí nghiệm về vật liệu trú ẩn
2.7. PHƯƠNG PHÁP XỬ SỐ LIỆU
Sử dụng phương pháp phân tích phương sai một yếu tố (one-way ANOVA) để đánh giá sự sai khác giữa các nghiệm thức ở mức ý nghĩa = 0,05. Khi giả thuyết H0 bị bác bỏ (tức là có ít nhất 2 nghiệm thức sai khác có ý nghĩa) thì mới tiến hành so sánh các giá trị trung bình giữa các nghiệm thức để xem nghiệm thức nào khác nghiệm thức nào bằng Turkey HSD test. Sử dụng phần mềm Statistica để phân tích thống kê mô tả và kiểm định ANOVA. Phần mềm MS-Exel được sử dụng trong việc lưu trữ số liệu, tính toán các số liệu đơn giản và vẽ các đồ thị.
So sánh các khía cạnh kỹ thuật, môi trường, hiệu quả kinh tế của các nghiệm thức khác nhau để tìm ra nghiệm thức phù hợp nhất.
Công thức tính tốc độ tăng trưởng của lươn nuôi:
- Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối (Daily Weight Gain, DWG)
2 1 2 1 W W DWR t t (g/ngày) hoặc (cm/ngày)
- Tốc độ tăng trưởng tương đối (Specific Growth Rate, SGR)
2 1 2 1 100 LnW LnW SGR x t t (%/ngày)
Trong đó: W1 khối lượng (g) hoặc kích thước (cm) tại thời điểm ban đầu t1 W2 khối lượng (g) hoặc kích thước (cm) tại thời điểm t2
Hệ số biến thiên
Xác định hệ số biến thiên để đánh giá mức độ đồng đều của lươn nuôi ở các nghiệm thức khác nhau lúc bắt đầu và lúc kết thúc thí nghiệm.
100
Cv x
(%)
Trong đó: Cv (%): Hệ số biến thiên (Coefficient of variation) : Độ lệch chuẩn (Standard Deviation)
: Giá trị trung bình (Mean) Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế:
- Doanh thu = Sản lượng x Giá bán
- Lợi nhuận = Doanh thu -Tổng chi phí sản xuất - Tỷ suất lợi nhuận = Lợi nhuận/Tổng chi phí sản xuất - Lợi nhuận biên = Lợi nhuận/Doanh thu
Phần 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU