b. Thí nghiệm về vật liệu trú ẩn
3.1.3. Kích cỡ lươn giống khai thác được
Kích cỡ trung bình của lươn giống khai thác được không có sự khác biệt giữa các loại nghề đánh bắt khác nhau (P>0,05). Xét riêng từng nhóm lươn giống đánh bắt được thì nhóm kích thước 20-50 g chiếm đa số và không có sự khác biệt có ý nghĩa giữa các loại nghề.
Bảng 3.2. Kích cỡ trung bình của lươn khai thác được. Số liệu trình bày là giá trị trung
bình ± độ lệch chuẩn (SD)
Loại ngư cụ Chiều dài (cm) Khối lượng (g)
Nghề trúm 29,2 ± 6,6 30,8 ± 13,4
Nghề dớn 28,1 ± 5,4 25,9 ± 10,1
Xúc ủ 27,9 ± 5,6 25,4 ± 9,1
Trung bình chung 28,4 ± 5,9 27,3 ± 11,2
Phương pháp khai thác lươn của các loại nghề khác nhau nên kích cỡ lươn khai thác cũng có sự khác biệt ở nhóm kích cỡ lươn giống nhỏ hơn 20 g/con và nhóm kích cỡ lươn lớn hơn 50 g/con (P<0,05).
Tỷ lệ lươn có kích cỡ >50 g/con ở nghề trúm là cao nhất 11,8 ± 6,9 (%), kế đến là ở nghề dớn 5,2 ± 1,6 (%) và ở nghề xúc ủ không thu được lươn ở nhóm khối lượng này. Đối với nhóm lươn <20g/con thì ngược lại, tỷ lệ cao nhất ở nghề xúc ủ 15,8 ± 9,5 (%), kế đến là nghề dớn 6,9 ± 3,8 (%) và nghề trúm 3,0 ± 1,2 (%). Sự khác biệt về tỷ lệ lươn đánh bắt được ở nhóm kích cõ <20 g/con và nhóm kích cỡ >50 g/con giữa nghề trúm và nghề xúc ủ là sự sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê. Ở nhóm lươn có kích cỡ 20-50 g/con chiếm tỷ lệ đa số ở tất cả các lại nghề (trên 84%) và không có sự khác biệt giữa
các loại nghề khai thác. Nhìn chung, kích cỡ trung bình lươn giống khai thác được ở Ba Tri là 27,3 ± 11,2 g/con hay trung bình là 37 con/kg (dao động từ 26-62 con/kg).
Hình 3.4. Tỷ lệ (%) các nhóm khối lượng lươn khai thác theo nghề. Trong cùng nhóm
kích cỡ, các chữ số khác nhau kèm theo minh họa cho sự sai khác có ý nghĩa (P<0,05).