b. Thí nghiệm về vật liệu trú ẩn
3.5.2. Ảnh hưởng của thức ăn đến các chỉ tiêu sản xuất và hiệu quả kinh tế
3.5.2.1. Tổng kết các chỉ tiêu sản xuất
Kết quả tổng hợp các chỉ tiêu sản xuất cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa về khối lượng và năng suất nuôi ở nghiệm thức thức ăn tươi với nghiệm thức thức ăn chế biến. Ở nghiệm thức sử dụng thức ăn công nghiệp năng suất thấp nhất chỉ bằng 71% so với nghiệm thức thức ăn chế biến và 86% so với nghiệm thức thức ăn tươi.
Bảng 3.12. Các chỉ tiêu sản xuất. Số liệu trình bày là giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn Thông số Thức ăn tươi Thức ăn chế biến Thứcăn công nghiệp
Mật độ (con/m2) 40 40 40
Khối lượng lúc bắt đầu TN (g) 37,5 37,1 37,4
Tỷ lệ sống (%) 88,5 91,5 89,2
Khối lượng lúc thu (g) 200,4 195,8 155,6
Sản lượng (kg)1 25,8 ± 1,4ab 31,4 ± 3,6a 22,3 ± 2,0b Năng suất nuôi (kg/m2) 6,5 ± 0,3ab 7,9 ± 0,9a 5,6 ± 0,5b
Hệ số thức ăn 8,4 ± 0,6a 5,2 ± 0,2b 3,7 ± 1,3c
3.5.2.2. Chi phí sản xuất
Chí phí sản xuất cao nhất ở nghiệm thức thức ăn chế biến với mức chi khoảng 530.000 đồng/m2 so với 410.000 đồng/m2 và 440.000 đồng/m2 ở nghiệm thức thức ăn tươi và nghiệm thức thức ăn công nghiệp.
Bảng 3.13. Chi phí sản xuất (đơn vị: 1.000 đồng, diện tích bể 4 m2).
STT Khoản mục Thức ăn tươi Thức ăn chế biến Thứcăn công nghiệp
1 Khấu hao bể nuôi 200 200 200
2 Lươn giống 520 520 520
3 Thức ăn cho lươn 502,9 951,9 632,5
4 Men tiêu hóa, vitamin C 43,3 59,7 43,3
5 Công chăm sóc 250 250 250
6 Dầu bơm nước 80 80 80
7 Chi phí khác 46,7 63 30
Tổng chi phí sản xuất 1.642,9 2.124,7 1.755,8
3.5.2.3. Hiệu quả kinh tế
Lợi nhuận giữa nghiệm thức thức ăn tươi và nghiệm thức thức ăn chế biến không có sự khác biệt có ý nghĩa (P>0,05). Ở nghiệm thức thức ăn công nghiệp lợi nhuận trung bình chỉ đạt 0,14 triệu đồng trong đó có 1 bể nuôi bị lỗ.
Hình 3.18. Chi phí sản xuất, doanh thu và lợi nhuận ở các nghiệm thức khác nhau. Theo từng
Giá trị tỷ suất lợi nhuận và lợi nhuận biên ở hai nghiệm thức thức ăn tươi và thức ăn chế biến cao hơn nhiều so với nghiệm thức thức ăn công nghiệp và sự sai khác này có ý nghĩa về mặt thống kê (P<0,05). Tỷ suất lợi nhuận ở nghiệm thức thức ăn tươi cao nhất đạt gần 40%, kế đến thức ăn chế biến là 34,3% và thấp nhất ở nghiệm thức thức ăn công nghiệp chỉ đạt 8,8%.
Từ những dữ liệu đã phân tích cho thấy sử dụng thức ăn cho lươn là thức ăn tươi hay thức ăn chế biến đều mang lại hiệu quả kinh tế như nhau và cao hơn đáng kể so với sử dụng thức ăn công nghiệp. Chi phí sản xuất trung bình khi sử dụng thức ăn tươi là 411.000 đồng/m2 mang lại lợi nhuận trung bình là 163.000 đồng/m2. Còn nếu sử dụng thức ăn chế biến thì chi phí sản xuất trung bình là 531.000 đồng/m2 và lợi nhuận trung bình đạt 184.000 đồng/m2.
Hình 3.19. Tỷ suất lợi nhuận và lợi nhuận biên ở các nghiệm thức khác nhau. Cùng
thông số, các chữ số khác nhau kèm theo minh họa cho sự sai khác có ý nghĩa thống
kê (P<0,05).