b. Thí nghiệm về vật liệu trú ẩn
3.4.2. Ảnh hưởng của loại thức ăn đến sinh trưởng của lươn
Đường cong tăng trưởng về khối lượng có sự tách biệt thành 2 nhóm, giữa nghiệm thức thức ăn tươi và thức ăn chế biến với nghiệm thức thức ăn công nghiệp.
Hình 3.12. Tăng trưởng của lươn nuôi ở các nghiệm thức thức ăn khác nhau Tăng trưởng về khối lượng không có sự khác biệt có ý nghĩa giữa nghiệm thức thức ăn tươi và nghiệm thức thức ăn chế biến, giá trị SGR đạt 1,11%-1,12%/ngày cao hơn hẳn so với ở nghiệm thức thức ăn công nghiệp 0,94%/ngày. Mặc dù khối lượng trung bình của lươn ở nghiệm thức thức ăn công nghiệp thấp hơn đáng kể so với ở nghiệm thức thức ăn tươi và thức ăn chế biến (155,6g/con so với 200,4 g/con và 195,8 g/con) nhưng việc lươn sử dụng được thức ăn công nghiệp là một tín hiệu khả quan để giải quyết vấn đề thức ăn cho nghề nuôi lươn công nghiệp sau này.
Bảng 3.7. Tốc độ tăng trưởng về khối lượng của lươn nuôi. Số liệu trình bày là giá trị
trung bình ± độ lệch chuẩn (SD). Các chữ số khác nhau kèm theo minh họa cho sự sai
khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05).
Chỉ tiêu Thứcăn tươi Thứcăn chế biến Thứcăn công nghiệp Khối lượng ban đầu (g) 37,5 ± 5,1a 37,1 ± 5,7a 37,4 ± 4,1a Khối lượng lươn sau 5
tháng nuôi (g) 200,4 ± 62,4 a
195,8 ± 67,1a 155,6 ± 50,5b
DWG (g/ngày) 1,08 ± 0,08a 1,06 ± 0,07a 0,78 ± 0,04b SGR (%/ngày) 1,11 ± 0,04a 1,12 ± 0,02a 0,94 ± 0,03b
Tốc độ tăng trưởng về chiều dài của lươn nuôi thấp và có sự sai khác giữa nghiệm thức sử dụng thức ăn tươi với nghiệm thức sử dụng thức ăn công nghiệp. Bảng 3.8. Tốc độ tăng trưởng về chiều dài của lươn nuôi. Số liệu trình bày là giá trị
trung bình ± độ lệch chuẩn (SD). Trong cùng chỉ tiêu, các chữ số khác nhau kèm theo minh họa cho sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05).
Chỉ tiêu Thứcăn tươi Thứcăn chế biến Thứcăn công nghiệp Chiều dài ban đầu (cm) 25,8 ± 1,7a 26,1 ± 1,7a 25,8 ± 1,5a Chiều dài lươn sau 5
tháng nuôi (cm) 50,7 ± 5,3 a
48,0 ± 4,3b 46,8± 2,9b
DWG (cm/ngày) 0,17 ± 0,02a 0,15 ± 0,01ab 0,14 ± 0,00b SGR (%/ngày) 0,45 ± 0,03a 0,41 ± 0,02ab 0,40 ± 0,01b
Tương tự như ở thí nghiệm về mật độ, mức độ phân đàn của lươn nuôi sau thí nghiệm khá lớn. Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về mức độ biến thiên khối lượng lươn lúc thu hoạch giữa các nghiệm thức thí nghiệm.
Hình 3.13. Hệ số biến thiên về khối lượng của lươn lúc bắt đầu và kết thúc thí nghiệm Tỷ lệ lươn loại 1 cao nhất ở nghiệm thức thức ăn chế biến (69,5%), kế đến là ở nghiệm thức thức ăn tươi (62,1%) và thấp nhất ở nghiệm thức thức ăn công nghiệp (36,2%). Khác biệt về tỷ lệ các loại lươn của nghiệm thức thức ăn công nghiệp (loại 1 thấp nhất, loại 3 cao nhất) với nghiệm thức thức ăn tươi và thức ăn chế biến là sự sai khác có ý nghĩa (P<0,05).
Hình 3.14. Tỷ lệ (%) các nhóm khối lượng lươn lúc thu ho ạch. Trong cùng loại kích
cỡ, các chữ số khác nhau kèm theo minh họa cho sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05).
Từ kết quả trên cho thấy sử dụng thức ăn chế biến để làm thức ăn cho lươn đồng tương tự như sử dụng thức ăn tươi. Việc sử dụng thức ăn chế biến có ý nghĩa thực tiễn khi mà nghề nuôi phát triển thì nguồn thức ăn tươi là ốc bươu vàng sẽ không thể cung ứng đủ cho nhu cầu.
Tốc độ sinh trưởng của lươn thấp ở nghiệm thức sử dụng thức ăn công nghiệp có thể là do hàm lượng protêin thấp và tỷ lệ các thành phần của thức ăn chưa phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của lươn do loại thức ăn này được sản xuất để nuôi cá. Theo kết quả nghiên cứu Liu et al. (2000)[26] cho thấy hàm lượng dinh dưỡng tốt nhất trong thức ăn nuôi lươn là 35,7% Protein, 3-4% Lipid, đường 24-33% và tỷ lệ E/P dao động từ 31,6 đến 38,9.
Mục đích nghiên cứu của chúng tôi là xác định nghiệm thức thức ăn tốt nhất cho lươn nuôi từ các loại thức ăn sẵn có của địa phương. Chính vì thế, kết quả nghiên cứu còn nhiều hạn chế vì chưa đánh giá được ảnh hưởng của các loại thức ăn có hàm lượng dinh dưỡng khác nhau đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của lươn nuôi.
Vấn đề đặt ra là cần nghiên cứu nhu cầu dinh dưỡng của lươn để có cơ sở phối chế sản xuất ra loại thức ăn viên phù hợp cho đối tượng lươn đồng. Ở Trung Quốc,
nuôi lươn bằng thức ăn công nghiệp cho kết quả sinh trưởng rất tốt và đạt hiệu quả kinh tế cao (Qin et al, 2001)[35].
Đối với nghề nuôi lươn ở quy mô nông hộ thì việc sử dụng thức ăn chế biến có ý nghĩa quan trọng trong việc tận dụng những nguồn nguyên liệu sẵn có và rẻ tiền phù hợp với điều kiện kinh tế của đại đa số người nông dân.