Phân tích các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng Chi phí

Một phần của tài liệu Khóa luận nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty CP lux decor sài gòn (Trang 95 - 97)

2.2. Phân tích và đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh trong năm 2019 tại công ty

2.2.2.4. Phân tích các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng Chi phí

Phân tích hiểu quả sử dụng tổng chi phí

Để phân tích cụ thể hơn về việc quản lý các khoản chi phí ta phân tích một số chỉ số cụ thể:

Bảng 2.24: Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tổng chi phí.

Biến động

Chỉ tiêu Năm 2019 Năm 2018

Mức tăng, giảm Tỷ lệ (%)

Doanh thu thuần (1) 12.192.636.883 5.951.333.673 6.241.303.210 104,87 Lợi nhuận sau thuế

(2) (54.050.213) (1.119.138.824) 1.065.088.611 (95,17) Chi phí (3) 12.247.322.043 7.072.242.321 5.175.079.722 73,17 Hiệu suất sử dụng chi

phí (Lần) =(1)/(3) 0,996 0,842 0,154 18,29 Tỷ suất sinh lời của

chi phí (%) =(2)*100/(3)

(0,44) (15,83) 15,38 (97,21) (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh & Báo cáo tình hình tài chính)

➢ Hiệu suất sử dụng chi phí: tăng nhưng không đáng kể và chưa thực hiệu đạt đến hiệu quả để có lợi nhuận. Năm 2019 so với năm 2018 tăng khoảng 18,29% nên đạt 0,996, có nghĩa bỏ ra 1 đồng chi phí chỉ mang lại 0,842 đồng doanh thu năm 2018 và thu được 0,996 đồng năm 2019. Điều đó cho thấy dù có những chính sách giảm chi phí và rõ ràng có hiệu quả nhưng chưa đủ để mang lại hiệu quả lợi nhuận. Cơng ty cần có những biện pháp đẩy mạnh những chính sách hơn nữa đồng thời thay đổi hình thức quản lý nhằm vươn tới mục tiêu lợi nhuận.

➢ Tỷ suất sinh lời của chi phí: tăng rất lớn, cụ thể năm 2018 đạt (15,83)% sang năm

2019 đạt (0,44) % tức tăng 15,38 đơn vị %, có nghĩa cứ đầu tư 100 đồng chi phí thì Cơng ty bị lỗ 15,83 đồng lợi nhuận năm 2018 và lỗ 0,44 đồng năm 2019. Công ty đã giảm được một phần chi phí nhưng một số khoản vẫn phát sinh khá lớn, nhất là những khoản liên quan trực tiếp đến sản xuất kinh doanh như giá vốn hàng bán, chi phí khấu hao TSCĐ do đầu tư mua thêm, chi phí xưởng sản xuất, … nên dẫn đến việc tăng chi phí, dù tốc độ tăng không lớn bằng doanh thu nhưng vẫn không thể bù đắp hết chi phí nên dẫn đến lợi nhuận âm, tỷ suất sinh lời cũng âm.

Phân tích hiệu quả sử dụng chi phí từng khoản mục

Bảng 2.25: Một số chỉ tiêu phân tích hiệu quả sử dụng chi phí từng khoản mục.

Biến động

Chỉ tiêu Năm 2019 Năm 2018 Mức tăng,

giảm

Tỷ lệ (%)

Lợi nhuận gộp về bán hàng (1) 1.980.773.410 927.779.139 1.052.994.271 113,50 Lợi nhuận thuần từ HĐKD (2) (53.987.994) (1.118.836.242) 1.064.848.248 (95,17) Giá vốn hàng bán (3) 10.211.863.473 5.023.554.534 5.188.308.939 103,28 Chi phí bán hàng (4) 811.258.565 912.243.631 (100.985.066) (11,07) Chí phí quản lý doanh nghiệp

(5) 1.134.672.269 1.101.094.773 33.577.496 3,05 Tỷ suất sinh lời của giá vốn

hàng bán =(1)*100/(3) 19,40 18,47 0,93 5,03 Tỷ suất sinh lời của chi phí bán

hàng =(2)*100/(4) (6,65) (122,65) 115,99 (94,57) Tỷ suất sinh lời của chi phí quản

SVTH: LÊ THỊ THU ANH - D16CQKT01-N 87

Theo bảng phân tích vì trên BBCKQHĐKD chỉ có lợi nhuận gộp về bán hàng dương nên tỷ suất sinh lời của giá vốn hàng bán dương còn hai chỉ số còn lại đều đạt mức âm. Cụ thể:

➢ Tỷ suất sinh lời của giá vốn hàng bán: đạt 18,47% năm 2018 và 19,40% năm 2019, tăng nhẹ 5,03% tương đương với tăng 0,93 đơn vị %. Điều đó có nghĩa Cơng ty đầu tư 100 đồng giá vốn thì thu được 18,47 đồng lợi nhuận gộp năm 2018 và thu được 19,40 đồng năm 2019. Tỷ suất này khá cao nhưng lại khơng có tăng trưởng nhiều trong năm qua, Công ty vẫn chưa thực hiện hiệu quả các chính sách nhằm giảm được giá trị giá vốn, có vậy thì mới tăng khả năng có lời.

➢ Tỷ suất sinh lời của chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp: đều âm do lợi nhuận thuần âm, tuy vậy nhưng cũng có mức tăng đáng kể. Đối với chi phí bán hàng đạt (122,65)% năm 2018 và (6,65)% năm 2019 tức tăng 115,99 đơn vị % có nghĩa đẩu tư 100 đồng chi phí bán hàng thì bị lỗ 122,65 đồng lợi nhuận năm 2018 và lỗ 6,65 đồng năm 2019. Tỷ suất sinh lời của chi phí quản lý doanh nghiệp đạt (101,61)% năm 2018 và (4,76)% năm 2019 tức tăng 96,85 đơn vị % có nghĩa đẩu tư 100 đồng chi phí quản lý thì bị lỗ 101,61 đồng lợi nhuận năm 2018 và lỗ 4,76 đồng năm 2019. Cả hai tỷ số đều cho thấy các chi phí phát sinh từ chính Cơng ty đã được kiểm sốt và quản lý có hiệu quả, Ban lãnh đạo đã thực hiện được những biện pháp thích hợp nhưng vẫn chưa đủ để bù đắp hết các khoản chi phí nên cuối kỳ Cơng ty vẫn phải chịu lỗ.

Kết luận: Quản lý chi phí là việc hết sức khó khăn cho nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp mới vào ngành như Cơng ty CP Lux Decor Sài Gịn. Mặc dù đã có những nỗ lực nhất định và đạt được những thành công bước đầu nhưng hiệu quả lợi nhuận vẫn là mục tiêu mà Công ty cần chú trọng bật nhất, Công ty cần có những biện pháp mạnh mẽ hơn nữa để quản lý chặt chẽ cũng như sử dụng có hiệu quả khoản mục chi phí mới có thể mang lại ảnh hưởng tích cực cho mục tiêu lợi nhuận của Công ty trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu Khóa luận nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty CP lux decor sài gòn (Trang 95 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)