Trình độ phát triển kinh tế xã hội của Đất nước

Một phần của tài liệu Luận văn nâng cao chất lượng nguồn nhân lực công ty cổ phần nước sạch quảng ninh (Trang 34 - 35)

7. Kết cấu của luận văn

1.3.1. Các nhân tố bên ngoài

1.3.1.1. Trình độ phát triển kinh tế xã hội của Đất nước

Như chúng ta đã biết, sự phát triển kinh tế- xã hội được dựa trên nhiều nguồn lực: nhân lực (nguồn lực con người), vật lực (nguồn lực vật chất), tài lực (nguồn lực về tài chính, tiền tệ), vv.., song chỉ có nguồn lực con người mới tạo ra động lực cho sự phát triển, những nguồn lực khác muốn phát huy được tác dụng chỉ có thể thơng qua nguồn lực con người. Kinh tế nước ta có khả năng cạnh tranh với các nước trong khu vực và thế giới, thu hút được mạnh mẽ các nguồn đầu tư, đều phụ thuộc phần lớn vào chất lượng nguồn nhân lực. Phát triển kinh tế- xã hội là nhằm mục tiêu phục vụ con người, làm cho cuộc sống con người ngày càng tốt hơn, xã hội ngày càng văn minh. Con người là lực lượng tiêu dùng của cải vật chất và tinh thần của xã hội, nó thể hiện rõ nét nhất mối quan hệ giữa sản xuất và tiêu dùng. Mặc dù mức độ phát triển của sản xuất quyết định mức độ tiêu dùng, song nhu cầu tiêu dùng của con người lại tác động mạnh mẽ tới sản xuất, định hướng phát triển sản xuất thông qua quan hệ cung cầu hàng hoá trên thị trường. Trên thị trường nhu cầu tiêu dùng của một loại hàng hố nào đó tăng lên, lập tức thu hút lao động cần thiết để sản xuất ra hàng hố đó và ngược lại.

Sự tăng trưởng kinh tế của đất nước nói chung và của mỗi địa phương nói riêng, mức thu nhập của các tầng lớp dân cư, giá cả thị trường, lạm phát, sức mua của đồng tiền, quan hệ cung, cầu về sản phẩm hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng cá nhân, mức sống và tích lũy của các tầng lớp dân cư,… các yếu tố này tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến chất lượng NNL trong doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Luận văn nâng cao chất lượng nguồn nhân lực công ty cổ phần nước sạch quảng ninh (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)