Môi trường vĩ mô

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG tại NGÂN HÀNG đầu tư và PHÁT TRIỂN CHI NHÁNH hậu GIANG (Trang 61 - 108)

2.2.1.1 Môi trường kinh tế:

Bao gồm các yếu tố: tổng sản phẩm quốc nội (GDP), lạm phát, tỉ giá hối đoái và lãi suất, tiền lương và thu nhập, có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Yếu tố kinh tế cũng đem lại nhiều cơ hội cho ngân hàng. Chẳng hạn, khi nền kinh tế phát triển ổn định, ít lạm phát sẽ đem lại nguồn thu nhập của người dân cao, vì vậy họ sẽ có xu hướng tích lũy để tiết kiệm và họ thường chọn kênh đầu tư vào ngân hàng vì ít rủi ro hơn các danh mục đầu tư khác như: chứng khoán, bất động sản; hoặc khi lãi suất ngân hàng cao sẽ thu hút nhiều khách hàng đến gửi tiền nhiều hơn vì vậy ngân hàng dễ dàng huy động được một nguồn vốn dồi dào để cấp tín dụng cho nền kinh tế. Khi đó lợi nhuận của ngân hàng sẽ ngày càng cao nếu chênh lệch giữa lãi suất đầu vào và đầu ra càng lớn. Trong thời gian qua, tình hình nền kinh tế ngày càng biến động đặc biệt là sự tăng giảm liên tuc của lãi suất, tỷ giá làm cho tình hình kinh doanh của hầu hết các ngân hàng gặp không ít khó khăn.

2.2.1.2 Chính trị pháp luật:

Những hoạt động kinh doanh của ngân hàng chịu tác động mạnh mẽ của những diễn biến trong môi trường chính trị. Môi trường này gồm có luật pháp, các cơ quan nhà nước. Địa bàn hoạt động của ngân hàng có nền chính trị ổn định vì vậy sẽ giúp mọi người có điều kiện đầu tư, đồng thời sự cạnh tranh xảy ra gay gắt giữa các ngân hàng. Với nhiều chính sách của Nhà nước về phát triển kinh tế xã hội đã tạo điều kiện việc phát triển mạng lưới ngân hàng ngày một rộng khắp không chỉ trong nước mà còn tiến xa hơn nữa.

Về pháp luật: hệ thống pháp luật hoàn chỉnh giúp cho các chủ đầu tư an tâm trong việc định hướng mục tiêu kinh doanh cũng như xây dựng thương hiệu của mình. Pháp luật phù hợp cũng là yếu tố để bảo vệ quyền lợi cho các thành phần kinh doanh cũng như việc xâm phạm bản quyền sở hữu kinh doanh.

2.2.1.3 Khoa học công nghệ:

Các NHTM Việt Nam đều đang từng bước hiện đại hóa, ứng dụng những phần mềm công nghệ hiện đại trong việc quản lý ngân hàng nói chung và trong hoạt động nghiệp vụ ngân hàng quốc tế nói riêng. Ngân hàng đã có thể sử dụng nhiều phần mềm trong hoạt động kinh doanh nhằm đảm bảo tín chính xác, nhanh chóng và tiện lợi như: phầm mềm thanh toán quốc tế qua mạng SWIFT, chuyển tiền nhanh Western Union làm giảm thời gian của khách hàng, là yếu tố để giữ chân và phát triển thêm khách hàng tiềm năng.

2.2.1.4 Văn hóa xã hội:

Mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ đều có những giá trị văn hóa và các yếu tố xã hội đặc trưng, và những yếu tố này là đặc điểm của khách hàng tại các khu vực đó. Sự giao thoa văn hóa diễn ra kha phổ biến ở nước ta trong đó có thỉnh Hậu Giang Sự giao thoa này sẽ thay đổi tâm lý tiêu dùng, lối sống, và tạo ra triển vọng phát triển với các ngân hàng. Là nơi có dân cư khá đông đúc, đời sống ngày càng được nâng cao, mức thu nhập ngày càng tăng rõ rệt do đó dân cư có xu hướng sử dụng nhiều hơn những sản phẩm và dịch vụ tiện ích của ngân hàng.

Bên cạnh văn hóa, các đặc điểm về xã hội cũng khiến các ngân hàng quan tâm khi nghiên cứu thị trường, những yếu tố xã hội sẽ chia cộng đồng thành các nhóm khách hàng, mỗi nhóm có những đặc điểm, tâm lý, thu nhập, tuổi thọ trung bình, tình trạng sức khỏe, thu nhập trung bình, lối sống, học thức khác nhau.Những yếu tố này ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng của ngân hàng.

2.2.2 Môi trường vi mô2.2.2.1 Đối thủ cạnh tranh 2.2.2.1 Đối thủ cạnh tranh

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Hậu Giang có rất nhiều ngân hàng thương mại đang cạnh tranh gay gắt như: ngân hàng TMCP Á Châu, ngân hàng Liên Việt, ngân hàng Phương Đông cũng như các tổ chức tín dụng cùng hoạt động nên đã có sự

cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng đã làm cho ngân hàng BIDV Hậu Giang gặp không ít khó khăn trong việc thu hút khách hàng.

Chính vì sự cạnh tranh gay gắt đó làm cho ngân hàng BIDV Hậu Giang đã chú trọng phát triển nguồn vốn lẫn lĩnh vực đầu tư tín dụng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của đơn vị nhằm thu hút ngày càng đông khách hàng.

2.2.2.2 Khách hàng

Địa bàn có số lượng dân cư đông đúc cũng như trình độ ngày một cao hơn, mức sống thu nhập ngày càng được cải thiện và biết nhiều đến ngân hàng cũng như sử dụng các dịch vụ của ngân hàng ngày một nhiều hơn. Đặc biệt là thành phố Vị Thanh đã và đang ngày càng được nhiều nhà đầu tư quan tâm một nhiều hơn, đây là điều kiện rất tốt để phát triển các hoạt động của Ngân hàng đồng thời tăng khả năng cấp tín dụng cho nền kinh tế ở tỉnh Hậu Giang. Tuy nhiên, do yếu tố tâm lý khách hàng là thích sử dụng tiền mặt hơn là gửi tiền vào các ngân hàng đây là yếu tố gây khó khăn cho ngân hàng trong việc thu hút nguồn vốn từ dân cư. Với số lượng lớn khách hàng không chỉ là các cá nhân mà còn có nhiều tổ chức kinh tế có thể đến và sử dụng các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng ngày một nhiều hơn đặc biệt trong thời kỳ kinh tế ngày càng phát triển, Do đó, BIDV Hậu Giang cần có những chiến lược phát triển đúng đắn nhằm thu hút khách hàng ngày một nhiều hơn trong hiện tại và cả tương lai.

2.3. THỰC TRẠNG VỀ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG BIDV HẬUGIANG GIAI ĐOẠN 2008-2010 GIANG GIAI ĐOẠN 2008-2010

2.3.1. Tình hình dư nợ

Bảng 2.4: Tình hình dư nợ tín dụng của BIDV Hậu Giang

ĐVT: Triệu đồng Trang 51 Chỉ tiêu Năm So sánh Chỉ tiêu

(Nguồn: báo cáo thường niên của BIDV Hậu Giang giai đoạn 2004 - 2010)

Dư nợ tín dụng của các thành phần kinh tế tăng liên tục qua các năm. Cụ thể năm 2008 dư nợ tín dụng của cá nhân 495,713 tỷ đồng; năm 2009 dư nợ tín dụng của cá nhân là 776,642 tỷ đồng, tăng 280,929 tỷ đồng so với năm 2008, tốc độ tăng 56,67%. Bước sang năm 2010 dư nợ tín dụng của cá nhân là 1.196,969 tỷ đồng, tăng 420,327 tỷ đồng so với năm 2009, tốc độ tăng là 54,24%. Đối với tình hình dư nợ tín dụng của tổ chức kinh tế qua 3 năm tăng trưởng tương đối chậm trong đó năm 2008 dư nợ tín dụng của tổ chức kinh tế 1.060,660 tỷ đồng; năm 2009 dư nợ tín dụng của tổ chức kinh tế là 1.392,078 tỷ đồng, tăng 331,418 tỷ đồng so với năm 2008, tốc độ tăng 31,25%. Bước sang năm 2010 dư nợ tín dụng của tổ chức kinh tế tăng trưởng khá chậm là 1.473,458 tỷ đồng, tăng 81,38 tỷ đồng so với năm 2009, tốc độ tăng là 5,83%. Nguyên nhân tăng lên về dư nợ của ngân hàng là do từ nguồn vốn huy động được ngân hàng chủ động bám sát các mục tiêu phát triển kinh tế địa phương để đầu tư cho vay, tập trung vào các dự án khả thi đồng thời mở rộng cho vay tất cả các thành phần kinh tế, đặc biệt các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nông ngiệp nông thôn... không ngừng mở rộng quy mô tín dụng.

Ta thấy tình hình dư nợ của BIDV Hậu Giang tăng qua các năm chứng tỏ khả năng mở rộng phạm vi hoạt động của ngân hàng rất tốt, đang từng bước chiếm được thị phần khách hàng của riêng mình. Dư nợ chính là nguồn thu lợi nhuận cho Ngân hàng. Chính vì vậy mà dư nợ càng nâng cao thì quy mô tín dụng của chi nhánh càng lớn. Tuy nhiên, cùng với sự gia tăng của dư nợ thì chi nhánh càng quan tâm chú ý đến chất lượng tín dụng nhằm đạt mức dư nợ cao, thu lãi nhiều nhưng vẫn đảm bảo khả năng thu hồi nợ đồng thời hạn chế rủi ro tín dụng.

Trang 52 2. Tổ chức kinh tế 1.060.660 1.392.078 1.473.458 331.418 31,25 81.380

Dư nợ ngắn hạn

Dư nợ ngắn hạn tăng liên tục trong 3 năm. Cụ thể, năm 2008 dư nợ ngắn hạn là 1.167,239 tỷ đồng; năm 2009 dư nợ ngắn hạn là 1.172,909 tỷ đồng, tăng 5.670 triệu đồng so với năm 2006, tốc độ tăng 0,49%. Bước sang năm 2010 dư nợ ngắn hạn là 1.562,337 tỷ đồng, tăng 389,428 tỷ đồng so với năm 2009, tốc độ tăng là 33,20%. Nguyên nhân là do trong 3 năm qua tình hình sản xuất kinh doanh trong tỉnh diễn ra sôi động, nhu cầu vay vốn của khách hàng ngày càng tăng và có đủ điều kiện để ngân hàng cho vay nên đã được ngân hàng đáp ứng. Dư nợ ngắn hạn trong 3 năm qua tập trung nhiều ở sản xuất nông nghiệp chủ yếu là ngành chăn nuôi và trồng trọt.

Dư nợ trung và dài hạn

Năm 2008 dư nợ trung và dài hạn là 340,176 tỷ đồng; năm 2009 dư nợ trung và dài hạn là 491.679 triệu đồng, tăng 151,503 tỷ đồng so với năm 2008, tốc độ tăng là 44,52%. Sang năm 2010 dư nợ trung và dài hạn là 509,687 tỷ đồng, tăng 18.008 triệu đồng so với năm 2009, tốc độ tăng 3,36%. Dư nợ trung dài hạn tại Ngân hàng trong 3 năm qua chủ yếu tập trung ở ngành sản xuất kinh doanh vừa và nhỏ. Nhìn chung, hoạt động tín dụng của BIDV Hậu Giang vẫn tiếp tục phát triển và ngày càng phát triển với dư nợ ngày càng có chiều hướng gia tăng. Để có được kết quả này thì ngoài sự lãnh đạo sáng suốt của Ban lãnh đạo thì phải kể đến sự nỗ lực của cán bộ tín dụng. Đặc biệt là các cán bộ tín dụng đã làm tốt trong công tác của mình.

2.3.2. Rủi ro tín dụng tại BIDV Hậu Giang giai đoạn 2008-2010

Bảng 2.5: Tình hình chất lượng tín dụng của BIDV Hậu Giang giai đoạn 2008-2010

Trang 53 Chỉ tiêu ĐVT Năm Chỉ tiêu ĐVT 2008 2009

Nguồn: báo cáo thường niên của BIDV Hậu Giang giai đoạn 2008- 2010)

Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ

Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng một cách rõ rệt. Năm 2008, tỷ lệ nợ quá hạn ở mức 0,3% thấp hơn nhiều so với mức cho phép của Ngân hàng Nhà nước (5%). Năm 2009 tỷ lệ nợ quá hạn là 1,2% tăng gấp 4 lần so với năm 2008. Năm 2010 tỷ lệ nợ quá hạn tiếp tục tăng cao với tỷ lệ 2,35% gần gấp đôi so với năm 2009. Tỷ lệ này tăng là do trong năm 2010 tình hình kinh tế nước ta vẫn rất khó khăn, chính phủ thực thi chính sách thắt chặt tiền tệ để kiềm chế lạm phát, hàng loạt doanh nghiệp phá sản. Trong khi ngân hàng tập trung cho vay để đầu tư phát triển cho nên nhiều doanh nghiệp không đủ khả năng thanh toán các khoản vay của ngân hàng dẫn đến tỷ lệ nợ quá hạn tăng cao.

Đối với hoạt động ngân hàng chất lượng tín dụng là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng lớn đến tình hình kinh doanh của ngân hàng. Trong đó các yếu tố như nợ quá hạn, nợ xấu nếu được kiểm soát tốt sẽ làm cho tình hình tài chính của ngân hàng ổn định, tuy nhiên nếu không kiểm soát tốt các yếu tố này sẽ ảnh hưởng nhiều đến khả năng thanh khoản của ngân hàng và kết quả kinh doanh của ngân hàng. Qua bảng số liệu chứng tỏ qua 3 năm tổng dư nợ của ngân hàng tăng mạnh cùng với đó nợ quá hạn cũng tăng khá nhanh. Trong đó nợ quá hạn qua 3 năm tăng mạnh, cụ thể năm 2008 nợ quá hạn là 4,647 tỷ đồng đến năm 2009 là 26,020 tỷ đồng tăng 21,373 tỷ đồng, sang năm 2010 nợ quá hạn là 62.702 tỷ đồng tăng 36,682 tỷ đồng.

Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ

Đối với tình hình nợ xấu của ngân hàng có xu hướng giảm qua các năm, cụ thể năm 2008 là 16,178 tỷ đồng sang năm 2009 nợ xấu là 10,380 tỷ đồng giảm 5,798 tỷ đồng. Còn đến năm 2010 mặc dù nợ xấu tăng lên nhưng mức tăng tương đối thấp 0,559 tỷ đồng. Có được kết quả này chứng tỏ khá năng quản lý nợ của

Trang 54 5. Nợ quá hạn/Tổng DN % 0,3 1,2 2,35 6. Nợ xấu/Tổng DN

ngân hàng khá tốt, các nhân viên tín dụng luôn quản lý tốt các khoản vay của khách hàng từ đó đảm bảo dư nợ luôn được kiểm soát tốt vì vậy nợ xấu luôn ở mức thấp.

Đối với hoạt động ngân hàng việc quản trị rủi ro là hết sức cần thiết mà đặc biệt là quản trị rủi ro tín dụng. Để có thể đưa ra những chính sách quản trị một cách hiệu quả ngân hàng cần phải tính toán các chỉ số đo lường rủi ro tín dụng của ngân hàng để từ đó đưa ra những chính sách quản trị rủi ro phù hợp. Nhìn chung các chỉ số đo lường rủi ro tín dụng của ngân hàng đều ở mức khá tuy nhiên đang có dấu hiệu gia tăng qua các năm. Đây là vấn đề ảnh hưởng rất lớn đến công tác hoạch định chính sách quản trị rủi ro của ngân hàng. Với chỉ số nợ quá hạn/tổng dư nợ của ngân hàng qua 3 năm liên tục tăng, cụ thể năm 2008 là 0,3% đến năm 2009 là 1,2% và sang năm 2010 là 2,35%. Nguyên nhân là do tình hình khủng hoảng kinh tế thế giới 2008 ảnh hưởng mạnh đến kinh tế nước ta gây ra nhiều hệ luỵ đối với hoạt động sản xuất trong nước. Tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn, dẫn đến việc tình tình nợ quá hạn tăng nhanh qua các năm. Mặc dù tỷ lệ nợ quá hạn/tổng dư nợ tăng nhưng tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ giảm dần qua các năm. Trong đó tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ năm 2008 là 1,04% sang năm 2009 chỉ còn 0,48% và đến năm 2010 còn 0,41%, nhưng nhìn chung tỷ lệ nợ xấu ở mức thấp, và có xu hướng giảm,đồng thời chi nhánh đã duy trì tỷ lệ này ở mức thấp và nằm trong phạm vi an toàn của các NHTM (nhỏ hơn 3%). Điều này chứng tỏ chất lượng tín dụng của BIDV Hậu Giang ở mức độ tốt, chi nhánh đã có những biện pháp phòng ngừa rủi ro hiệu quả. Do đó, đây là tỷ lệ tương đối thấp và có thể chấp nhận được, tuy có rủi ro nhưng không đáng kể vì một khi kinh doanh lĩnh vực tiền tệ hay bất cứ lĩnh vực nào thì phải chấp nhận rủi ro và vấn đề phát sinh nợ xấu là không tránh khỏi, tuy nhiên chi nhánh cũng cần phải quan tâm đến tình trạng nợ xấu để hạn chế mức thấp nhất tổn thất cho ngân hàng. Do đó, ta thấy chi nhánh đã có nhiều nỗ lực trong việc giảm tình trạng nợ xấu như tiến hành thu hồi các khoản nợ, thận trọng trước khi quyết định cho vay, nâng cao công tác thẩm định của cán bộ tín dụng cũng như theo dõi chặt chẽ quá trình sử dụng vốn... vì vậy có nhiều kết quả khả quan thể hiện tỷ lệ nợ xấu đã giảm. Đây là tín hiệu đáng mừng chứng tỏ năng lực quản lý nợ của ngân hàng là khá tốt nhưng vẫn còn ở mức cao, trong thời gian tới ngân hàng cần có những chính sách cụ thể nâng cao trình độ chuyên môn đội

ngũ nhân viên tín dụng ngân hàng nhằm tăng cường năng lực quản lý nợ từ đó góp phần quản lý nợ một cách hiệu quả.

Tỷ lệ nợ không có TSĐB trên tổng dư nợ

Ngoài nợ xấu thì nợ không có tài sản đảm bảo cũng rất cần được quan tâm. Vì đối với loại nợ này sẽ mang lại nhiều rủi ro cho ngân hàng nếu khách hàng không còn khả năng trả nợ và khi đó ngân hàng sẽ rất khó thu hồi được nợ. Tình hình nợ không có tài sản đảm bảo/tổng dư nợ qua 03 năm khá biến động, cụ thể năm 2008 là 5% sang năm 2009 có xu hướng giảm chỉ còn 3%. Tuy nhiên, đến năm

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG tại NGÂN HÀNG đầu tư và PHÁT TRIỂN CHI NHÁNH hậu GIANG (Trang 61 - 108)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(108 trang)
w