Quản trị rủi ro tín dụng bằng biện pháp trích lập dự phòng

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG tại NGÂN HÀNG đầu tư và PHÁT TRIỂN CHI NHÁNH hậu GIANG (Trang 45 - 46)

Các nguyên tắc trích lập dự phòng là cách thức hữu hiệu để quản trị rủi ro do tổn thất tín dụng. Việc trích lập dự phòng phải căn cứ vào thực tế trả nợ vay thay vì căn cứ vào khả năng trả nợ và lịch sử trả nợ trong quá khứ của khách hàng. Các

nước chia sẻ kinh nghiệm rằng họ áp dụng các nguyên tắc dự phòng khác nhau dựa theo việc phân loại nợ vay có khả năng gây tổn thất ở các mức độ khác nhau. Cụ thể như:

- Tại Hồng Kông: xếp loại rủi ro cho khách hàng và trích lập dự phòng tương ứng. - Tại Ấn Độ: đưa ra các nguyên tắc dự phòng chung, thay đổi mức dự phòng theo tình hình tín dụng, thời hạn dự phòng có thể tới 1 năm cho các khoản đáo hạn.

- Tại Hàn Quốc: các nguyên tắc dự phòng phân lập theo loại tín dụng. - Tại Malaysia: các nguyên tắc dự phòng không thay đổi theo loại vay.

- Tại Singapore: dự phòng tổn thất khoản vay ước tính từ danh mục vay được áp dụng cho các khoản vay tiêu dùng.

- Tại Thái Lan: phân loại khoản vay được đưa vào luật. Các cơ quan giám sát ngân hàng có quyền yêu cầu trích lập dự phòng cho các khoản vay cần chú ý.

- Tại Chi lê: dự phòng dựa trên cơ sở xếp hạng tín dụng khách hàng vay. Khách hàng vay được xếp loại rủi ro tín dụng và được dự phòng như một khách hàng đơn lẻ theo đặc điểm rủi ro.

- Tại Columbia: dự phòng cho tín dụng tiêu dùng, thương mại, cầm cố thế chấp và tín dụng nhỏ theo thời hạn khoản vay từ 1 -18 tháng.

- Tại Mexico: dự phòng cho các khoản vay tiêu dùng, thương mại dựa trên phân tích lịch sử trả nợ, tỷ lệ ký quỹ, tài chính.

- Tại Nga: dự phòng cho các khoản vay riêng lẻ dựa trên mức độ rủi ro. Ký quỹ không được tính vào phân loại khoản vay mà dùng cho mục đích dự phòng.

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG tại NGÂN HÀNG đầu tư và PHÁT TRIỂN CHI NHÁNH hậu GIANG (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(108 trang)
w