Nguyên nhân khác

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG tại NGÂN HÀNG đầu tư và PHÁT TRIỂN CHI NHÁNH hậu GIANG (Trang 35 - 36)

Sự biến động quá nhanh, và khó có thể dự đoán được trên các mặt kinh tế, chính trị, xã hội trong và ngoài nước cũng ảnh hưởng đến chất lượng các khoản cấp tín dụng của các NHTM. Biểu hiện rõ nét nhất là tình hình biến động giá cả các mặt hàng mà các NHTM đang đầu tư, hoặc các cơ chế, chính sách thương mại, chính sách xuất nhập khẩu các nước áp dụng đối với Việt Nam (hạn ngạch, chính sách bảo hộ, hay các vụ kiện thương mại,..).Ví dụ như:

- Ngành dệt may trong những năm gần đây đã gặp không ít khó khăn vì bị khống chế hạn ngạch đã ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp dệt may.

- Mặt hàng thép cũng bị ảnh hưởng lớn của giá thép thế giới. Việc tăng giá phôi thép làm cho một số doanh nghiệp sản xuất thép trong nước phải ngưng sản xuất do chi phí giá thành cao trong khi không tiêu thụ được sản phẩm.

diễn biến bất thường và chính sách bảo hộ thị trường, cạnh tranh với các đối tác lớn cũng gây rủi ro cho các nhà xuất khẩu...

Bên cạnh đó, quá trình tự do hóa tài chính và hội nhập kinh tế quốc tế cũng tác động không nhỏ đến hoạt động cấp tín dụng của các NHTM. Với môi trường hội nhập, các doanh nghiệp, những khách hàng thường xuyên của ngân hàng phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt của thị trường, nguy cơ thua lỗ là điều có thể xảy ra. Bản thân các NHTM trong môi trường hội nhập kinh tế cũng gặp phải những nguy cơ rủi ro khi phải cạnh tranh với các NHTM nước ngoài vốn mạnh hơn về mọi mặt, khi vấn đề nợ xấu gia tăng vì hầu hết những khách hàng có tiềm lực tài chính lớn sẽ bị các ngân hàng nước ngoài thu hút...

Cuối cùng là do sự không ổn định của nền kinh tế nước ta khi chính sách quản lý kinh tế vẫn có những thay đổi đột ngột, hành lang pháp lý chưa thật sự an toàn, điều chỉnh quy hoạch các ngành, các vùng chưa phù hợp…

Tóm lại, rủi ro tín dụng có thể phát sinh do rất nhiều nguyên nhân từ các nguyên nhân khách quan do nền kinh tế và các cơ quan quản lý Nhà nước đến các nguyên nhân chủ quan của chính bản thân các NHTM, và các nguyên nhân từ phía khách hàng vay vốn,...Các biện pháp phòng chống rủi ro có thể nằm trong tầm tay của các NHTM nhưng cũng có những biện pháp vượt ngoài khả năng của riêng từng ngân hàng, liên quan đến vấn đề nội tại của bản thân nền kinh tế đang chuyển đổi, cũng như định hướng mô hình phát triển ở Việt Nam. Tuy nhiên, trong phạm vi tầm tay của các NHTM, rủi ro tín dụng phụ thuộc vào năng lực của bộ phận tín dụng trong việc phát hiện và hạn chế rủi ro từ lúc xem xét quyết định cho vay cũng như trong suốt thời gian vay. Năng lực cấp tín dụng phụ thuộc vào chuyên môn của cán bộ quản lý, cán bộ tín dụng và các nguồn lực của ngân hàng về nhân sự cũng như về cơ sở vật chất. Do vậy biện pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng sâu sắc nhất vẫn là các biện pháp liên quan đến việc đào tạo, bố trí cán bộ và cơ chế kiểm tra, giám sát hành vi của cán bộ trong quá trình xử lý công việc. Thực hiện tốt các biện pháp này có thể cho rằng con đường quản lý rủi ro tín dụng của ngành ngân hàng coi như thành công một bước.

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG tại NGÂN HÀNG đầu tư và PHÁT TRIỂN CHI NHÁNH hậu GIANG (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(108 trang)
w